CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025.
Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025
Kế hoạch đề ra 6 mục tiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng. Theo đó, phấn đấu 100% cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã, có kiến thức và được cập nhật thường xuyên kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn; 90% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trong đó, duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 về an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế: 90% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận; 80% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết. Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ động vật thuỷ sản): 50% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết.
Diện tích sản xuất nông, lâm, thuỷ sản được áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… hoặc được cấp mã số vùng trồng tăng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10% so với năm 2024.
Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản <6%. Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản <4%.
Sở Công Thương: 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 90% cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện ký Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng các chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, nhân rộng thêm chợ an toàn thực phẩm khi có nguồn lực phù hợp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và hàng năm ít nhất 60% cơ sở được kiểm tra sau ký khi cam kết; 90% số chợ quản lý được kiểm soát về an toàn thực phẩm; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn hoặc khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm.
Mục tiêu 4: Cải thiện tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống:
Sở Y tế: 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ít nhất 01 lần/năm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: 85% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ít nhất 01 lần/năm.
Mục tiêu 5: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối; ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; kiểm soát các cơ sở kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật, các vật tư nông nghiệp.
Mục tiêu 6: Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh: 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Kế hoạch đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đưa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm được dư luận, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các quy định về an toàn thực phẩm; các kiến thức về lựa chọn, bảo quản, chế biến và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng, bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông phù hợp từng vùng, từng nhóm đối tượng trong đó chú trọng các đối tượng là người tiêu dùng thực phẩm, người nội trợ, người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, chất lượng. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương. Kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Thông tin rộng rãi số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh của tổ chức/cá nhân về các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Cùng với đó, tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả; xây dựng và quản lý vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm
237 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025.Kế hoạch đề ra 6 mục tiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng. Theo đó, phấn đấu 100% cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã, có kiến thức và được cập nhật thường xuyên kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn; 90% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trong đó, duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 về an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế: 90% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận; 80% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết. Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ động vật thuỷ sản): 50% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết.
Diện tích sản xuất nông, lâm, thuỷ sản được áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… hoặc được cấp mã số vùng trồng tăng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10% so với năm 2024.
Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản
Sở Công Thương: 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 90% cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện ký Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng các chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, nhân rộng thêm chợ an toàn thực phẩm khi có nguồn lực phù hợp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được tổ chức ký Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và hàng năm ít nhất 60% cơ sở được kiểm tra sau ký khi cam kết; 90% số chợ quản lý được kiểm soát về an toàn thực phẩm; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn hoặc khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm.
Mục tiêu 4: Cải thiện tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống:
Sở Y tế: 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ít nhất 01 lần/năm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: 85% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm ít nhất 01 lần/năm.
Mục tiêu 5: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối; ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; kiểm soát các cơ sở kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật, các vật tư nông nghiệp.
Mục tiêu 6: Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh: 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Kế hoạch đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đưa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm được dư luận, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các quy định về an toàn thực phẩm; các kiến thức về lựa chọn, bảo quản, chế biến và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng, bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông phù hợp từng vùng, từng nhóm đối tượng trong đó chú trọng các đối tượng là người tiêu dùng thực phẩm, người nội trợ, người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, chất lượng. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương. Kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Thông tin rộng rãi số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh của tổ chức/cá nhân về các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Cùng với đó, tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả; xây dựng và quản lý vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm