Với trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó trên 90% là người dân tộc Mông, việc nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đồng bào DTTS nói chung, công tác giáo dục dân tộc nói riêng luôn được huyện Mù Cang Chải quan tâm.
Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải tổ chức Ngày hội Stem cho các trường học trên địa bàn.
Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Kim Nọi có 7 lớp với 178 học sinh, 100% số học sinh là người dân tộc Mông. 100% các nhóm lớp thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo phương châm "học thông qua vui chơi, trải nghiệm”.
Các nhóm lớp 5 tuổi tổ chức hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 theo hướng liên thông với chương trình tiểu học.
Thực hiện có hiệu quả Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bồi đắp "đức, trí, thể, mỹ” gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, Trường triển khai các mô hình trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.
Đặc biệt, với 100% học sinh người DTTS nên nhà trường chú trọng triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ bằng nhiều hình thức như tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Định kỳ hàng tháng khảo sát, đánh giá phân loại khả năng sử dụng tiếng Việt để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Nhà trường cũng triển khai có hiệu quả Phong trào "Cùng nhau nói tiếng Việt trong và ngoài nhà trường”.
Nhờ đó, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường được nâng lên. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đủ vốn tiếng Việt để bước vào bậc tiểu học.
Toàn huyện Mù Cang Chải có 40 trường học, trong đó có 20 trường PTDTBT và 1 trường PTDTNT. Năm học 2021-2022, có 21.182 học sinh, 420 học sinh nội trú và 11.043 học sinh bán trú, có 20.384 học sinh người DTTS (chiếm 96,2%).
Bên cạnh việc chi trả đúng, đủ các chế độ theo chính sách của trung ương cũng như của tỉnh, ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú, PTDT bán trú.
Trong đó, bám sát sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của tỉnh và của ngành trong triển khai các hoạt động giáo dục, sinh hoạt nội trú; thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chương trình giáo dục, đảm bảo dạy học đủ số môn quy định, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo các hoạt động ôn tập, thí nghiệm, thực hành và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề; chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của các nhà trường.
Đồng thời, tích cực chỉ đạo các trường đổi mới cách dạy, cách học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học hiệu quả; xây dựng quy chế quản lý các em học sinh nội trú, bán trú một cách cụ thể; phân công tổ chức phụ đạo thêm, bổ sung kiến thức cho các em, xây dựng các tổ nhóm học tập với hình thức các em khá giỏi kèm cặp giúp đỡ các bạn yếu kém…
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để là nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Các trường đã chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhà giáo, trên cơ sở phân tích các nội dung còn hạn chế của đội ngũ để có phương án, xây dựng kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là người DTTS; thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút cán bộ giáo viên là người DTTS giỏi phục vụ cho ngành, cho địa phương...
Kết quả, năm học 2021 - 2022, ở bậc học mầm non, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm; trẻ phát triển cân bằng thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng, xã hội và thẩm mỹ; riêng trẻ 5 tuổi vùng DTTS thực hiện thêm cam kết về mức độ giao tiếp được bằng ngôn ngữ tiếng Việt theo nội dung bài tập khảo sát, đạt 99% (tăng 1% so với cam kết đầu năm).
99,24% số học sinh tiểu học hoàn thành chương trình; 25,9% số học sinh được nhận giấy khen, tăng so với năm học trước. 100% số học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS.
Đối với học sinh lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018, có trên 91% số em được đánh giá kết quả rèn luyện tốt; 22% sốem được đánh giá học tập khá trở lên. Đối với lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ, số học sinh học lực khá, giỏi đạt 28,46%, tăng so với năm học trước.
Với những giải pháp hiệu quả, phù hợp, chất lượng giáo dục dân tộc của huyện Mù Cang Chải đã được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1204 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó trên 90% là người dân tộc Mông, việc nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đồng bào DTTS nói chung, công tác giáo dục dân tộc nói riêng luôn được huyện Mù Cang Chải quan tâm.Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Kim Nọi có 7 lớp với 178 học sinh, 100% số học sinh là người dân tộc Mông. 100% các nhóm lớp thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo phương châm "học thông qua vui chơi, trải nghiệm”.
Các nhóm lớp 5 tuổi tổ chức hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 theo hướng liên thông với chương trình tiểu học.
Thực hiện có hiệu quả Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bồi đắp "đức, trí, thể, mỹ” gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, Trường triển khai các mô hình trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.
Đặc biệt, với 100% học sinh người DTTS nên nhà trường chú trọng triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ bằng nhiều hình thức như tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Định kỳ hàng tháng khảo sát, đánh giá phân loại khả năng sử dụng tiếng Việt để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Nhà trường cũng triển khai có hiệu quả Phong trào "Cùng nhau nói tiếng Việt trong và ngoài nhà trường”.
Nhờ đó, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường được nâng lên. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đủ vốn tiếng Việt để bước vào bậc tiểu học.
Toàn huyện Mù Cang Chải có 40 trường học, trong đó có 20 trường PTDTBT và 1 trường PTDTNT. Năm học 2021-2022, có 21.182 học sinh, 420 học sinh nội trú và 11.043 học sinh bán trú, có 20.384 học sinh người DTTS (chiếm 96,2%).
Bên cạnh việc chi trả đúng, đủ các chế độ theo chính sách của trung ương cũng như của tỉnh, ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú, PTDT bán trú.
Trong đó, bám sát sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của tỉnh và của ngành trong triển khai các hoạt động giáo dục, sinh hoạt nội trú; thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chương trình giáo dục, đảm bảo dạy học đủ số môn quy định, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo các hoạt động ôn tập, thí nghiệm, thực hành và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề; chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của các nhà trường.
Đồng thời, tích cực chỉ đạo các trường đổi mới cách dạy, cách học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học hiệu quả; xây dựng quy chế quản lý các em học sinh nội trú, bán trú một cách cụ thể; phân công tổ chức phụ đạo thêm, bổ sung kiến thức cho các em, xây dựng các tổ nhóm học tập với hình thức các em khá giỏi kèm cặp giúp đỡ các bạn yếu kém…
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để là nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Các trường đã chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhà giáo, trên cơ sở phân tích các nội dung còn hạn chế của đội ngũ để có phương án, xây dựng kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là người DTTS; thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút cán bộ giáo viên là người DTTS giỏi phục vụ cho ngành, cho địa phương...
Kết quả, năm học 2021 - 2022, ở bậc học mầm non, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm; trẻ phát triển cân bằng thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng, xã hội và thẩm mỹ; riêng trẻ 5 tuổi vùng DTTS thực hiện thêm cam kết về mức độ giao tiếp được bằng ngôn ngữ tiếng Việt theo nội dung bài tập khảo sát, đạt 99% (tăng 1% so với cam kết đầu năm).
99,24% số học sinh tiểu học hoàn thành chương trình; 25,9% số học sinh được nhận giấy khen, tăng so với năm học trước. 100% số học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS.
Đối với học sinh lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018, có trên 91% số em được đánh giá kết quả rèn luyện tốt; 22% sốem được đánh giá học tập khá trở lên. Đối với lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ, số học sinh học lực khá, giỏi đạt 28,46%, tăng so với năm học trước.
Với những giải pháp hiệu quả, phù hợp, chất lượng giáo dục dân tộc của huyện Mù Cang Chải đã được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.