Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Hiện thực hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp

10/02/2016 08:01:06 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Từ khi có Nghị quyết 17/NQ-TU, ngày 15/8/2011 về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 cộng với sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, những nỗ lực vươn lên trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đã góp phần tạo nên một cho bức tranh tươi sáng cho ngành công nghiệp của tỉnh Yên Bái.

Khai thác đá trắng ở Lục Yên

Sau khi ban hành Nghị quyết 17/NQ-TU, ngày 15/8/2011 về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh để phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện. Chỉ đạo các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị có liên quan đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên tạo thống nhất cao về nhận thức, hành động trong tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện theo tình hình thực tế của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Qua 5 năm triển khai thực hiện cho thấy, Nghị quyết 17/NQ-TU của Tỉnh ủy được coi như “chìa khóa” để các ban, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của ngành CN-TTCN Yên Bái. Với mục đích tạo bước “đột phá, tăng tốc” cho ngành CN-TTCN, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Yên Bái đã xây dựng một lộ trình hoạt động với hàng loạt định hướng mang tính chiến lược, cũng như những kế hoạch cụ thể, bước đầu tạo ra một bước đột phá cho ngành CN-TTCN. Tất cả đều được minh chứng qua những con số ấn tượng. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 2015 ước đạt 6 tỷ đồng, tăng 2.639 tỳ đồng so với năm 2011, bằng 81% mục tiêu Nghị quyết. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và thủy điện, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác: Công nghiệp chế biến chiếm 68,2%, công nghiệp phân phối điện, nước chiếm 20,4%; công nghiệp khai thác 11,4% (mục tiêu Nghị quyết là 5,5%).

Đến nay, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, tỉnh Yên Bái đã hình thành được vùng công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Toàn tỉnh có 99 cơ sở chế biến chè đang hoạt động, tổng công suất 1.171 tấn búp tươi/ngày; sản lượng chế biến thành phẩm ước đạt 30.000 tấn, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết; 04 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động với tổng công suất 66.000 tấn/năm và hơn 300 hộ sản xuất sắn lát khô; sản lượng tinh bột sắn đạt trên 34.050 tấn, vượt 13% mục tiêu Nghị quyết; Có 27 dây chuyền sản xuất giấy đế và giấy vàng mã đang hoạt động, tổng công suất 33.750 tấn/năm; sản lượng chế biến đạt 30.000 tấn, bằng 100% mục tiêu Nghị quyết; Có 13 nhà máy chế biến tinh dầu quế, tổng công suất 955 tấn/năm và 120 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình; sản lượng ước đạt 572 tấn, gấp 2,2% lần mục tiêu Nghị quyết.

Đối với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, có 07 nhà máy sản xuất gạch nung, tổng công suất 220 triệu viên/năm; 05 nhà máy sản xuất gạch không nung, tổng công suất 245 triệu viên/năm. Tổng sản lượng gạch nung và không nung năm 2015 ước đạt 320 triệu viên, vượt 1,6% mục tiêu Nghị quyết. Có 02 nhà máy sản xuất xi măng lò quay, tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm; sản lượng năm 2015 ước đạt 1,2 triệu tấn, bằng 44% mục tiêu Nghị quyết. Có 12/20 mỏ đá xây dựng đang hoạt động, sản xuất và tiêu thụ được 1.200.000 m3 đá, bằng 98,3% mục tiêu Nghị quyết. Ngoài ra trong Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã có một số sản phẩm mới.

Toàn tỉnh có 05 khu công nghiệp - với tổng diện tích quy hoạch là 794 ha, đã có 04 khu đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 704 ha (03 khu công nghiệp cấp Quốc gia). Đến nay, có 26 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 7,751 tỷ đồng; trong đó có 24 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 6.708,8 tỷ đồng, 02 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.162,2 tỷ đồng; có 14 dự án đã đi vào hoạt động, 09 dự án đang đầu tư xây dựng.

Toàn tỉnh có 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 366 ha, trong đó có 09 cụm công nghiệp đã được phê duyệt đầu tư hạ tầng với diện tích 269,8 ha, tổng số vốn đầu tư hạ tầng 367 tỷ đồng; có 32/46 dự án đã vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 565,4 tỷ đồng, thu hút được 1.120 lao động.

Như vậy đến năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 04 khu công nghiệp, 09 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, với khả năng lấp đầy đạt 85%. Các KCN đi vào hoạt động, góp phần tạo nên bước phát triển mới cho ngành Công nghiệp tỉnh Yên Bái.

Bức tranh của ngành Công nghiệp Yên Bái không chỉ tỏa sáng ở phát triển các ngành công nghiệp nặng, mũi nhọn mà còn được tỏa sáng rõ nét ở phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Hiện nay, tỉnh tiếp tục bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn với phát triển các loại hình du lịch phù hợp với từng địa phương. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã công nhận 01 làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái; đang hoàn thiện các thủ tục để công nhận làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; làng nghề sản xuất tranh đá quý và làng nghề tạc tượng huyện Lục Yên.

Định hướng phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 13.000 tỷ đồng trở lên, gấp 1,7 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,6 %/năm. Trong đó, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phấm theo hướng chế biến sâu, gắn vùng sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến (như sản phẩm chè, quế, măng tre, gỗ rừng trồng,...), nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Phát triển công nghiệp khai thác chế biến sâu khoáng sản, nhất là sản xuất thép, chì kẽm, đồng, graphit, đá trắng ... Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch không nung, các sản phẩm lợp, đồ nội thất ... Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ: dệt may, da giày. Phát triến công nghiệp cơ khí chế tạo, phụ trợ...

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy, tin rằng, trong thời gian tới, ngành công nghiệp Yên Bái sẽ tạo nên một khí thế mới, sức bật mới để phát triển ổn định và vững chắc.

679 lượt xem
Lan Hương

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h