Đối với hành khách đi đường bộ, hàng hải và đường thủy sẽ không phải xét nghiệm, tuân thủ “Thông điệp 5K” và các biện pháp phòng dịch. Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục phải có xét nghiệm.
Hành khách đi lại bằng phương tiện đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa không phải có giấy xét nghiệm COVID-19, chỉ phải xét nghiệm khi có biểu hiện ho, sốt, đau họng.
Bộ GTVT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải, khôi phục lại hoạt động vận tải 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) phù hợp với công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Theo đó, đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ "Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
Về xét nghiệm y tế: Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Theo Bộ GTVT, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ.
Hàng không, đường sắt: Khách vẫn phải có xét nghiệm
Theo hướng dẫn nhằm khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) của Bộ GTVT, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa.
Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20/10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782.
Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam có báo cáo sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đồng thời đề xuất phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo; khẩn trương báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch xem xét, quyết định.
Bộ GTVT cũng cho hay, hướng dẫn này nhằm đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.
Chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ GTVT, Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động của 5 lĩnh vực.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội./.
(Theo VOV)
1109 lượt xem
Đối với hành khách đi đường bộ, hàng hải và đường thủy sẽ không phải xét nghiệm, tuân thủ “Thông điệp 5K” và các biện pháp phòng dịch. Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục phải có xét nghiệm.Bộ GTVT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải, khôi phục lại hoạt động vận tải 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) phù hợp với công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Theo đó, đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ "Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
Về xét nghiệm y tế: Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Theo Bộ GTVT, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ.
Hàng không, đường sắt: Khách vẫn phải có xét nghiệm
Theo hướng dẫn nhằm khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) của Bộ GTVT, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa.
Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20/10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782.
Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam có báo cáo sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đồng thời đề xuất phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo; khẩn trương báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch xem xét, quyết định.
Bộ GTVT cũng cho hay, hướng dẫn này nhằm đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.
Chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ GTVT, Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động của 5 lĩnh vực.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội./.
(Theo VOV)