CTTĐT - Huyện ủy Mù Cang Chải vừa tổ chức Chương trình hội thảo “Các quan điểm, định hướng bảo tồn và khai thác đi sản văn hoá ruộng bậc thang Mù Cang Chải phục vụ phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững". Dự hội thảo có Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá Dân gian ứng dụng; Tiến sĩ Hà Hữu Nga - Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Du lịch và Văn hoá; Chuyên gia Du lịch bền vững Đỗ Đình Cương. Về phía huyện có đồng chí Nông Việt Yên - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện; lãnh đạo đại diện một số cơ sở dịch vụ Homestay tại các xã Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha.
Toàn cảnh Chương trình hội thảo
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải có lịch sử hình thành từ lâu đời, gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông ở vùng đất này (khoảng thế kỷ XVIII). Ruộng bậc thang là loại hình canh tác trung gian, kết hợp hài hoà giữa hai phương thức trồng lúa trên nương và dưới ruộng nước. Đối với người Mông ở huyện Mù Cang Chải, ruộng bậc thang giúp người Mông sản xuất lúa hiệu quả, ổn định; đồng thời, góp phần giúp đồng bào sớm định canh, định cư để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thực tế hiện nay cho thấy, ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là phương kế giúp người Mông ở địa phương sớm ổn định cuộc sống mà còn là những di sản văn hóa kỳ vĩ, đánh dấu sự phát triển, tiến bộ vượt bậc về khoa học nông nghiệp lúa nước trên sườn núi dốc, là tài nguyên du lịch văn hóa đặc thù của huyện Mù Cang Chải. Di sản văn hóa này đã và đang được thế giới ngưỡng mộ bởi sự độc đáo, đậm đà bản sắc và là niềm yêu thích, ước mơ muốn khám phá, trải nghiệm của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận là Danh thắng Quốc gia năm 2007 và được xếp hạng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ. Từ khi được xếp hạng đến nay, Di sản này đã được đưa vào khai thác để phục vụ phát triển du lịch của địa phương và đã đạt được những kết quả không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu, sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, từ góc độ khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch nhận thấy, Di sản này chưa được phát huy hết những tiềm năng vốn có của nó. Hiện nay, hoạt động du lịch ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ của ruộng bậc thang (mùa nước đổ và mùa lúa chín). Sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Du khách đến thăm ruộng bậc thang mới chỉ dừng lại ở việc ngắm cảnh, chụp ảnh. Vì vậy phải nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình sản phẩm du lịch mới trên nền tảng là giá trị văn hoá ruộng bậc thang của người Mông ở địa phương, nhằm tăng lượng khách đến, lưu trú với huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là khách quốc tế.
Tại hội thảo đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu về dự phát biểu, trao đổi góp ý kiến vào dự thảo và tập trung vào những vấn đề trọng tâm như: Định hướng khai khai thác Di sản văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải hướng tới phát triển bền vững; Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn di sản, hài hòa lợi ích các bên liên quan; Chú trọng vai trò người dân địa phương; xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác Di sản văn ruộng bậc thang Mù Cang Chải và một số vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo…
Trong phát triển du lịch bền vững ở Mù Cang Chải rất cần sự phối hợp của các bên tham gia: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch, tổ chức phi lợi nhuận và đặc biệt là cộng đồng địa phương. Các bên tham gia phải luôn được phát huy và tăng cường trách nhiệm, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu cơ mật thiết để vượt qua những rào cản vô hình như tính phân tán, manh mún, cục bộ, đố kỵ tại địa bàn. Các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch ở Mù Cang Chải cần tạo niềm tin cho cộng đồng địa phương trong đó có người Mông và cần phải sáng suốt lựa chọn nhưng con đường, biện pháp phù hợp để đảm bảo du lịch Mù Cang Chải có thể phát triển bền vững; gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Từ đó để tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, biến tiềm năng thành lợi thế, đưa du lịch Mù Cang Chải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định an sinh xã hội tại địa phương.
1312 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện ủy Mù Cang Chải vừa tổ chức Chương trình hội thảo “Các quan điểm, định hướng bảo tồn và khai thác đi sản văn hoá ruộng bậc thang Mù Cang Chải phục vụ phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững". Dự hội thảo có Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá Dân gian ứng dụng; Tiến sĩ Hà Hữu Nga - Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Du lịch và Văn hoá; Chuyên gia Du lịch bền vững Đỗ Đình Cương. Về phía huyện có đồng chí Nông Việt Yên - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện; lãnh đạo đại diện một số cơ sở dịch vụ Homestay tại các xã Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha.Ruộng bậc thang Mù Cang Chải có lịch sử hình thành từ lâu đời, gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông ở vùng đất này (khoảng thế kỷ XVIII). Ruộng bậc thang là loại hình canh tác trung gian, kết hợp hài hoà giữa hai phương thức trồng lúa trên nương và dưới ruộng nước. Đối với người Mông ở huyện Mù Cang Chải, ruộng bậc thang giúp người Mông sản xuất lúa hiệu quả, ổn định; đồng thời, góp phần giúp đồng bào sớm định canh, định cư để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thực tế hiện nay cho thấy, ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là phương kế giúp người Mông ở địa phương sớm ổn định cuộc sống mà còn là những di sản văn hóa kỳ vĩ, đánh dấu sự phát triển, tiến bộ vượt bậc về khoa học nông nghiệp lúa nước trên sườn núi dốc, là tài nguyên du lịch văn hóa đặc thù của huyện Mù Cang Chải. Di sản văn hóa này đã và đang được thế giới ngưỡng mộ bởi sự độc đáo, đậm đà bản sắc và là niềm yêu thích, ước mơ muốn khám phá, trải nghiệm của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận là Danh thắng Quốc gia năm 2007 và được xếp hạng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ. Từ khi được xếp hạng đến nay, Di sản này đã được đưa vào khai thác để phục vụ phát triển du lịch của địa phương và đã đạt được những kết quả không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu, sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, từ góc độ khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch nhận thấy, Di sản này chưa được phát huy hết những tiềm năng vốn có của nó. Hiện nay, hoạt động du lịch ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ của ruộng bậc thang (mùa nước đổ và mùa lúa chín). Sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Du khách đến thăm ruộng bậc thang mới chỉ dừng lại ở việc ngắm cảnh, chụp ảnh. Vì vậy phải nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình sản phẩm du lịch mới trên nền tảng là giá trị văn hoá ruộng bậc thang của người Mông ở địa phương, nhằm tăng lượng khách đến, lưu trú với huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là khách quốc tế.
Tại hội thảo đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu về dự phát biểu, trao đổi góp ý kiến vào dự thảo và tập trung vào những vấn đề trọng tâm như: Định hướng khai khai thác Di sản văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải hướng tới phát triển bền vững; Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn di sản, hài hòa lợi ích các bên liên quan; Chú trọng vai trò người dân địa phương; xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác Di sản văn ruộng bậc thang Mù Cang Chải và một số vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo…
Trong phát triển du lịch bền vững ở Mù Cang Chải rất cần sự phối hợp của các bên tham gia: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch, tổ chức phi lợi nhuận và đặc biệt là cộng đồng địa phương. Các bên tham gia phải luôn được phát huy và tăng cường trách nhiệm, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu cơ mật thiết để vượt qua những rào cản vô hình như tính phân tán, manh mún, cục bộ, đố kỵ tại địa bàn. Các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch ở Mù Cang Chải cần tạo niềm tin cho cộng đồng địa phương trong đó có người Mông và cần phải sáng suốt lựa chọn nhưng con đường, biện pháp phù hợp để đảm bảo du lịch Mù Cang Chải có thể phát triển bền vững; gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Từ đó để tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, biến tiềm năng thành lợi thế, đưa du lịch Mù Cang Chải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định an sinh xã hội tại địa phương.