CTTĐT – Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải diễn ra tối 20/9, chương trình diễu diễn đường phố với sự tham gia của 600 nghệ nhân, diễn viên không chuyên đến từ 9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã thể hiện đậm nét những tinh hoa văn hóa của các dân tộc Yên Bái.
Màn diễu diễn của Thành phố Yên Bái
Các đoàn diễu diễn xuất phát từ khu vực đường Điện Biên tới sân khấu của Sân Vận động Thị xã Nghĩa Lộ mới.
Đến với màn diễu diễn của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng của huyện Mù Cang Chải, du khách đã được chiêm ngưỡng nét văn hóa của dân tộc Mông - là văn hóa chủ đạo, đại diện cho văn hóa của Mù Cang Chải với những nét đặc sắc riêng có, đó là sự độc đáo trong lễ hội, cưới hỏi, sự đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, sự tinh tế, tỷ mỉ trong cách thức chế tác và thể hiện các nhạc cụ dân tộc, sự kiên trì, khéo léo, sáng tạo ẩn sau những đường nét hoa văn tinh xảo trên trang phục của các chàng trai, cô gái Mông, xúng xính, e ấp trong những điệu múa uyển chuyển mỗi độ xuân về.
(Đoàn diễu diễn của huyện Mù Cang Chải)
Tiếp theo là màn diễu diễn của nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn. Đoàn diễu diễn đã thể hiện những nét độc đáo trong trang phục, trong sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của huyện. Đặc biệt là Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú phản ánh niềm tin vào các thế lực siêu nhiên của người Khơ Mú thuở sơ khai, đồng thời thể hiện ước muốn về mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp trên miền đất này.
(Màn trình diễn điệu múa Xúc Tép của người Cao Lan huyện Yên Bình)
Màn trình diễn điệu múa Xúc Tép của người Cao Lan huyện Yên Bình tiếp nối các đoàn diễu diễn là điệu múa truyền thống, tái hiện hoạt động lao động sản xuất, đánh bắt cá của cư dân nông nghiệp Sán Chay. Xưa kia, nguồn nước ở khe, suối, sông, hồ quanh bản có nhiều tôm cá, đồng bào Sán Chay đã sử dụng tre nứa, đan thành những chiếc giỏ, vợt để đánh bắt cá, tôm, tép… Điệu múa được kết hợp với các nhạc cụ như trống Tang Sành, Cũm Xọe, Ống tre, Trống bỏi, Quả lắc tạo âm thanh vui nhộn khiến du khách cảm thấy rất thích thú.
Đến với đoàn diễu diễn của vùng đất quế Văn Yên, du khách tham gia diễu diễn được chiêm ngưỡng hình ảnh lễ đón thầy của dân tộc Dao đỏ huyện Văn Yên được trích đoạn trong lễ “Cấp Sắc - 12 đèn”. Hình thức đón Thầy trong lễ Cấp Sắc thể hiện sự kính trọng đối với những người Thầy đến làm lễ Cấp Sắc trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao. Nghi lễ Cấp Sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(Không gian văn hóa dân tộc Mông đa màu, đa sắc của đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu)
Những bước chân của du khách tham gia cùng các đoàn diễu diễn cứ nối dài khi được trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Mông đa màu, đa sắc của đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu. Những điệu khèn uyển chuyển, tiếng sáo du dương như mời gọi, lưu luyến bước chân khách đường xa. Trang phục đậm nét cổ truyền với váy áo rực rỡ, mỗi bộ trang phục thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại, khéo léo của đồng bào bản xứ.
Hòa cùng với đó, trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, du khách lại được cùng 200 nghệ nhân diễn viên không chuyên của người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò trải nghiệm trong điệu múa xòe; lễ hội Hạn Khuống... thể hiện sự kết nối cộng đồng, truyền thống văn hóa riêng, độc đáo mà ở đó chứa đựng đầy đủ các giá trị lịch sử, văn hóa – xã hội, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ của dân tộc Thái nơi đây. (Ảnh trên).
Diễu diễn đường phố là hoạt động được tổ chức thường niên tại Nghĩa Lộ trong dịp Lễ hội. Năm nay, chương trình được tổ chức với quy mô lớn với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, quần chúng các dân tộc trong tỉnh, là nơi quy tụ, gặp gỡ của “Những sắc màu văn hóa” từ những miền đất khác nhau trên quê hương Yên Bái. Qua đó, nhằm khơi dậy, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tinh thần đoàn kết có từ ngàn đời nay của các dân tộc trong tỉnh.
1272 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải diễn ra tối 20/9, chương trình diễu diễn đường phố với sự tham gia của 600 nghệ nhân, diễn viên không chuyên đến từ 9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã thể hiện đậm nét những tinh hoa văn hóa của các dân tộc Yên Bái.Các đoàn diễu diễn xuất phát từ khu vực đường Điện Biên tới sân khấu của Sân Vận động Thị xã Nghĩa Lộ mới.
Đến với màn diễu diễn của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng của huyện Mù Cang Chải, du khách đã được chiêm ngưỡng nét văn hóa của dân tộc Mông - là văn hóa chủ đạo, đại diện cho văn hóa của Mù Cang Chải với những nét đặc sắc riêng có, đó là sự độc đáo trong lễ hội, cưới hỏi, sự đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, sự tinh tế, tỷ mỉ trong cách thức chế tác và thể hiện các nhạc cụ dân tộc, sự kiên trì, khéo léo, sáng tạo ẩn sau những đường nét hoa văn tinh xảo trên trang phục của các chàng trai, cô gái Mông, xúng xính, e ấp trong những điệu múa uyển chuyển mỗi độ xuân về.
(Đoàn diễu diễn của huyện Mù Cang Chải)
Tiếp theo là màn diễu diễn của nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn. Đoàn diễu diễn đã thể hiện những nét độc đáo trong trang phục, trong sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của huyện. Đặc biệt là Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú phản ánh niềm tin vào các thế lực siêu nhiên của người Khơ Mú thuở sơ khai, đồng thời thể hiện ước muốn về mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp trên miền đất này.
(Màn trình diễn điệu múa Xúc Tép của người Cao Lan huyện Yên Bình)
Màn trình diễn điệu múa Xúc Tép của người Cao Lan huyện Yên Bình tiếp nối các đoàn diễu diễn là điệu múa truyền thống, tái hiện hoạt động lao động sản xuất, đánh bắt cá của cư dân nông nghiệp Sán Chay. Xưa kia, nguồn nước ở khe, suối, sông, hồ quanh bản có nhiều tôm cá, đồng bào Sán Chay đã sử dụng tre nứa, đan thành những chiếc giỏ, vợt để đánh bắt cá, tôm, tép… Điệu múa được kết hợp với các nhạc cụ như trống Tang Sành, Cũm Xọe, Ống tre, Trống bỏi, Quả lắc tạo âm thanh vui nhộn khiến du khách cảm thấy rất thích thú.
Đến với đoàn diễu diễn của vùng đất quế Văn Yên, du khách tham gia diễu diễn được chiêm ngưỡng hình ảnh lễ đón thầy của dân tộc Dao đỏ huyện Văn Yên được trích đoạn trong lễ “Cấp Sắc - 12 đèn”. Hình thức đón Thầy trong lễ Cấp Sắc thể hiện sự kính trọng đối với những người Thầy đến làm lễ Cấp Sắc trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao. Nghi lễ Cấp Sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(Không gian văn hóa dân tộc Mông đa màu, đa sắc của đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu)
Những bước chân của du khách tham gia cùng các đoàn diễu diễn cứ nối dài khi được trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Mông đa màu, đa sắc của đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu. Những điệu khèn uyển chuyển, tiếng sáo du dương như mời gọi, lưu luyến bước chân khách đường xa. Trang phục đậm nét cổ truyền với váy áo rực rỡ, mỗi bộ trang phục thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại, khéo léo của đồng bào bản xứ.
Hòa cùng với đó, trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, du khách lại được cùng 200 nghệ nhân diễn viên không chuyên của người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò trải nghiệm trong điệu múa xòe; lễ hội Hạn Khuống... thể hiện sự kết nối cộng đồng, truyền thống văn hóa riêng, độc đáo mà ở đó chứa đựng đầy đủ các giá trị lịch sử, văn hóa – xã hội, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ của dân tộc Thái nơi đây. (Ảnh trên).
Diễu diễn đường phố là hoạt động được tổ chức thường niên tại Nghĩa Lộ trong dịp Lễ hội. Năm nay, chương trình được tổ chức với quy mô lớn với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, quần chúng các dân tộc trong tỉnh, là nơi quy tụ, gặp gỡ của “Những sắc màu văn hóa” từ những miền đất khác nhau trên quê hương Yên Bái. Qua đó, nhằm khơi dậy, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tinh thần đoàn kết có từ ngàn đời nay của các dân tộc trong tỉnh.