CTTĐT - Với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.
Quang cảnh Hội nghị
Sáng 5/10, Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị thẩm định xét công nhận xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.
Nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tú Lệ đã nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm đúng trọng tâm, trọng điểm; huy động và vận động các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân xã Tú Lệ tham gia kiên cố hóa đường giao thông liên thôn, bản.
Từ năm 2011 đến nay, nhân dân đã tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động và hiến trên 16.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác của thôn, xã. Đến nay, 100% các tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa; 100% các tuyến đường trục thôn, xóm, liên thôn được cứng hóa. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu thủy lợi và dân sinh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 97,57%. Cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định đạt 92,2%.
Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao
Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất được tập trung phát triển phù hợp với lợi thế của địa phương, đã gắn nông nghiệp với phát triển nhanh thương mại, dịch vụ theo hướng sản xuất, có hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm Nếp tan đặc sản Tú Lệ
Trên địa bàn xã đã hình thành mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực với các hợp tác xã như vùng thâm canh Nếp tan đặc sản với diện tích 100ha; Cốm Tú Lệ… góp phần ổn định thu nhập cho người dân trên địa bàn. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 10,59%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,22%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,4%. Xã hội, nông thôn dân chủ, ổn định có nếp sống văn hóa tốt, môi trường sinh thái được đảm bảo. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí; chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân; thực hiện tốt tiêu chí môi trường, xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương…
1235 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.Sáng 5/10, Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị thẩm định xét công nhận xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.
Nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tú Lệ đã nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm đúng trọng tâm, trọng điểm; huy động và vận động các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân xã Tú Lệ tham gia kiên cố hóa đường giao thông liên thôn, bản.
Từ năm 2011 đến nay, nhân dân đã tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động và hiến trên 16.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác của thôn, xã. Đến nay, 100% các tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa; 100% các tuyến đường trục thôn, xóm, liên thôn được cứng hóa. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu thủy lợi và dân sinh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 97,57%. Cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định đạt 92,2%.
Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao
Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất được tập trung phát triển phù hợp với lợi thế của địa phương, đã gắn nông nghiệp với phát triển nhanh thương mại, dịch vụ theo hướng sản xuất, có hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm Nếp tan đặc sản Tú Lệ
Trên địa bàn xã đã hình thành mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực với các hợp tác xã như vùng thâm canh Nếp tan đặc sản với diện tích 100ha; Cốm Tú Lệ… góp phần ổn định thu nhập cho người dân trên địa bàn. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 10,59%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,22%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,4%. Xã hội, nông thôn dân chủ, ổn định có nếp sống văn hóa tốt, môi trường sinh thái được đảm bảo. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí; chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân; thực hiện tốt tiêu chí môi trường, xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương…