CTTĐT - Chiều ngày 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến: “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid - 19; khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì Hội thảo có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thường trực Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Trường Chính trị tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hội thảo là dịp để các địa phương chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái “bình thường mới”. GS. TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Đối với Việt Nam, đặc trưng nổi bật của cú sốc kinh tế do đại dịch lần này là sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị do đột ngột ngưng cung lao động; đứt gãy trong khâu vận chuyển, vận tải và hệ thống logistics; đứt gãy trong khu vực dịch vụ cần tiếp xúc trực tiếp.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, các giải pháp đề ra cần bảo đảm thống nhất một số nguyên tắc xuyên suốt như: Bảo đảm tính toàn diện cả về y tế, kinh tế và xã hội; bảo đảm tính đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương; giữa doanh nghiệp, người lao động, người dân và chính quyền các cấp. Đối với các địa phương có thể phải làm hai việc: ưu tiên cân đối ngân sách địa phương đối ứng với ngân sách trung ương dành cho các gói hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đơn giản hóa các thủ tục, tăng cường áp dụng công nghệ số để nâng cao tính minh bạch, tránh hỗ trợ trùng lặp, cắt giảm chi phí giao dịch, dễ dàng thực hiện hậu kiểm, v.v…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo khái quát tình hình phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng với đại dịch Covid - 19; Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin về công tác quản trị và thích ứng với đại dịch Covid- 19 tại Việt Nam trong thời gian qua; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo công tác tăng cường hiệu quả hệ thống thông tin trong phòng, chống đại dịch Covid - 19.
Với tinh thần trao đổi thẳng thắng, cởi mở, các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương đã tập trung thảo luận, đánh giá các chính sách và kinh nghiệm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế của các quốc gia, đề xuất các khuyến nghị chính sách; đánh giá các cơ hội, thách thức với Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế; các yêu cầu đối với Việt Nam để phục hồi và phát triển nền kinh tế, thích nghi với các trật tự, cấu trúc mới của nền kinh tế thế giới, khả năng tham gia của Việt Nam vào các trật tự, cấu trúc này; đánh giá mối quan hệ của chương trình phục hồi với các chương trình, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực, chính sách hỗ trợ khác, cách thức tổ chức thực hiện Chương trình…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Muốn khôi phục kinh tế phải kiểm soát tốt dịch bệnh, phải đảm bảo an toàn cho người dân trước hết, trên hết; thực hiện tốt “5k+vắc xin+công nghệ+ý thức người dân+các biện pháp có thể”; nâng cao năng lực y tế từ Trung ương đến địa phương, nhất là y tế cơ sở trong việc phòng, chống dịch. Giữ vững kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn, đảm bảo thu chi, điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa phù hợp hiệu quả; khôi phục doanh nghiệp, tăng tổng cung, tổng cầu, khôi phục thị trường lao động...; Chính phủ, địa phương cùng vào cùng doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ những khó khăn trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19, sớm vượt qua đại dịch, khôi phục kinh tế hiệu quả...
765 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến: “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid - 19; khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì Hội thảo có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Thường trực Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Trường Chính trị tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hội thảo là dịp để các địa phương chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái “bình thường mới”. GS. TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Đối với Việt Nam, đặc trưng nổi bật của cú sốc kinh tế do đại dịch lần này là sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị do đột ngột ngưng cung lao động; đứt gãy trong khâu vận chuyển, vận tải và hệ thống logistics; đứt gãy trong khu vực dịch vụ cần tiếp xúc trực tiếp.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, các giải pháp đề ra cần bảo đảm thống nhất một số nguyên tắc xuyên suốt như: Bảo đảm tính toàn diện cả về y tế, kinh tế và xã hội; bảo đảm tính đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương; giữa doanh nghiệp, người lao động, người dân và chính quyền các cấp. Đối với các địa phương có thể phải làm hai việc: ưu tiên cân đối ngân sách địa phương đối ứng với ngân sách trung ương dành cho các gói hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đơn giản hóa các thủ tục, tăng cường áp dụng công nghệ số để nâng cao tính minh bạch, tránh hỗ trợ trùng lặp, cắt giảm chi phí giao dịch, dễ dàng thực hiện hậu kiểm, v.v…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo khái quát tình hình phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng với đại dịch Covid - 19; Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin về công tác quản trị và thích ứng với đại dịch Covid- 19 tại Việt Nam trong thời gian qua; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo công tác tăng cường hiệu quả hệ thống thông tin trong phòng, chống đại dịch Covid - 19.
Với tinh thần trao đổi thẳng thắng, cởi mở, các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương đã tập trung thảo luận, đánh giá các chính sách và kinh nghiệm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế của các quốc gia, đề xuất các khuyến nghị chính sách; đánh giá các cơ hội, thách thức với Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế; các yêu cầu đối với Việt Nam để phục hồi và phát triển nền kinh tế, thích nghi với các trật tự, cấu trúc mới của nền kinh tế thế giới, khả năng tham gia của Việt Nam vào các trật tự, cấu trúc này; đánh giá mối quan hệ của chương trình phục hồi với các chương trình, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực, chính sách hỗ trợ khác, cách thức tổ chức thực hiện Chương trình…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Muốn khôi phục kinh tế phải kiểm soát tốt dịch bệnh, phải đảm bảo an toàn cho người dân trước hết, trên hết; thực hiện tốt “5k+vắc xin+công nghệ+ý thức người dân+các biện pháp có thể”; nâng cao năng lực y tế từ Trung ương đến địa phương, nhất là y tế cơ sở trong việc phòng, chống dịch. Giữ vững kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn, đảm bảo thu chi, điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa phù hợp hiệu quả; khôi phục doanh nghiệp, tăng tổng cung, tổng cầu, khôi phục thị trường lao động...; Chính phủ, địa phương cùng vào cùng doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ những khó khăn trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19, sớm vượt qua đại dịch, khôi phục kinh tế hiệu quả...