CTTĐT - Sau một năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân.
Sau một năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tạo sức lan tỏa
Triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa
Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 có 16 chính sách gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng cao liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển dược liệu; Hỗ trợ phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất Sơn tra liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững; Hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ; Hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Hỗ trợ lãi suất vốn vay để sản xuất con giống lợn an toàn; Hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và một số chính sách khác.
Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm và kiểm tra các mô hình phát triển kinh tế được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh
Ngay sau khi được ban hành, Nghị quyết số 69 đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung cơ chế, chính sách của tỉnh; chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp, đăng ký nhu cầu kế hoạch hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trong năm 2021. Các địa phương đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền rộng rãi về cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình để đăng ký tham gia. Tổ chức đăng ký thực hiện bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng và hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để tổng hợp đề nghị cấp thẩm quyền hướng dẫn giải quyết.
Trong năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản với tổng kinh phí là trên 51,4 tỷ đồng. Đến cuối tháng 11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 2573/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kinh phí kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 với tổng kinh phí sau điều chỉnh là trên 46,9 tỷ đồng. Đến 31/12/2021 đã giải ngân được trên 40,4 tỷ đồng, đạt 86,1% kế hoạch vốn. Đã có 13/16 nội dung chính sách được các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đăng ký tham gia thực hiện. Hiện còn 3 nội dung chính sách chưa có đơn vị đăng ký tham gia thực hiện gồm: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để sản xuất con giống lợn an toàn.
Động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa
Gia đình ông Phạm Văn Dần, thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Được chính quyền khuyến khích, gia đình ông đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng chuồng trại nuôi bò 3B, trong đó vốn đầu tư mua 11 con bò hơn 400 triệu đồng, xây chuồng trại là 150 triệu đồng. Ông Dần cho biết: “Mặc dù được hỗ trợ không nhiều nhưng gia đình tôi rất phấn khởi, tạo động lực để phát triển chăn nuôi”.
Mô hình chăn nuôi bò 3B của gia đình ông Phạm Văn Dần, thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Cũng như gia đình ông Dần, gia đình ông Mai Quang Bắc ở thôn Tồng Táng, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên rất phấn khởi khi nhận được 30 triệu đồng hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đây là một trong các hộ dân của xã Minh Tiến được hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn với quy mô 15 con lợn nái. Đây là nguồn hỗ trợ kịp thời giúp gia đình ông có thêm động lực để phát triển chăn nuôi. Ông Bắc chia sẻ: “Được hỗ trợ, chúng tôi có thêm điều kiện cho việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và dự trữ nguồn thức ăn cho đàn lợn để yên tâm phát triển chăn nuôi”.
Có thể thấy, qua 1 năm triển khai thực hiện, sức lan tỏa của Nghị quyết 69 đã trở thành động lực giúp người dân trên địa bàn tỉnh phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và giá trị cạnh tranh trên thị trường, mang lại thu nhập cao. Khuyến khích thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Xây dựng các mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã - nông dân với quy mô liên thôn, liên xã, liên huyện, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững gắn với ứng dụng công nghệ cao, hình thành các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định, từng bước nâng cao năng suất, giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhờ đó trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 song các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khá toàn diện, cơ bản đảm bảo hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 5,36%, đứng thứ 4/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; diện tíc, sản lượng cây lương thực có hạt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng, trồng rừng, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao… đều vượt cao so với cùng kỳ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 69
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiếp cận, đăng ký tham gia thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Đồng thời tích cực thu hút, mời gọi các doanh nghiệp, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông sản của tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức nghiệm thu, giải ngân kinh phí hỗ trợ đối với các hạng mục đã hoàn thành. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát chi tiết các nội dung đăng ký nhu cầu kế hoạch năm 2022. Quan tâm thúc đẩy các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bảo đảm trình tự lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra tình hình triển khai chính sách tại cơ sở, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức triển khai chính sách đạt hiệu quả.
Với sự quyết tâm của chính quyền, sự đồng lòng của người dân trong tổ chức thực hiện, tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo, Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, là đòn bẩy, động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân Yên Bái.
2688 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau một năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người dân.Triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa
Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 có 16 chính sách gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng cao liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển dược liệu; Hỗ trợ phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển sản xuất Sơn tra liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững; Hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ; Hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Hỗ trợ lãi suất vốn vay để sản xuất con giống lợn an toàn; Hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và một số chính sách khác.
Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm và kiểm tra các mô hình phát triển kinh tế được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh
Ngay sau khi được ban hành, Nghị quyết số 69 đã được các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung cơ chế, chính sách của tỉnh; chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp, đăng ký nhu cầu kế hoạch hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trong năm 2021. Các địa phương đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền rộng rãi về cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình để đăng ký tham gia. Tổ chức đăng ký thực hiện bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng và hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để tổng hợp đề nghị cấp thẩm quyền hướng dẫn giải quyết.
Trong năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản với tổng kinh phí là trên 51,4 tỷ đồng. Đến cuối tháng 11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 2573/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kinh phí kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 với tổng kinh phí sau điều chỉnh là trên 46,9 tỷ đồng. Đến 31/12/2021 đã giải ngân được trên 40,4 tỷ đồng, đạt 86,1% kế hoạch vốn. Đã có 13/16 nội dung chính sách được các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đăng ký tham gia thực hiện. Hiện còn 3 nội dung chính sách chưa có đơn vị đăng ký tham gia thực hiện gồm: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để sản xuất con giống lợn an toàn.
Động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa
Gia đình ông Phạm Văn Dần, thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Được chính quyền khuyến khích, gia đình ông đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng chuồng trại nuôi bò 3B, trong đó vốn đầu tư mua 11 con bò hơn 400 triệu đồng, xây chuồng trại là 150 triệu đồng. Ông Dần cho biết: “Mặc dù được hỗ trợ không nhiều nhưng gia đình tôi rất phấn khởi, tạo động lực để phát triển chăn nuôi”.
Mô hình chăn nuôi bò 3B của gia đình ông Phạm Văn Dần, thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Cũng như gia đình ông Dần, gia đình ông Mai Quang Bắc ở thôn Tồng Táng, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên rất phấn khởi khi nhận được 30 triệu đồng hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đây là một trong các hộ dân của xã Minh Tiến được hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn với quy mô 15 con lợn nái. Đây là nguồn hỗ trợ kịp thời giúp gia đình ông có thêm động lực để phát triển chăn nuôi. Ông Bắc chia sẻ: “Được hỗ trợ, chúng tôi có thêm điều kiện cho việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và dự trữ nguồn thức ăn cho đàn lợn để yên tâm phát triển chăn nuôi”.
Có thể thấy, qua 1 năm triển khai thực hiện, sức lan tỏa của Nghị quyết 69 đã trở thành động lực giúp người dân trên địa bàn tỉnh phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và giá trị cạnh tranh trên thị trường, mang lại thu nhập cao. Khuyến khích thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Xây dựng các mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã - nông dân với quy mô liên thôn, liên xã, liên huyện, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững gắn với ứng dụng công nghệ cao, hình thành các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định, từng bước nâng cao năng suất, giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhờ đó trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 song các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khá toàn diện, cơ bản đảm bảo hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 5,36%, đứng thứ 4/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; diện tíc, sản lượng cây lương thực có hạt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng, trồng rừng, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao… đều vượt cao so với cùng kỳ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 69
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiếp cận, đăng ký tham gia thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Đồng thời tích cực thu hút, mời gọi các doanh nghiệp, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông sản của tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức nghiệm thu, giải ngân kinh phí hỗ trợ đối với các hạng mục đã hoàn thành. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát chi tiết các nội dung đăng ký nhu cầu kế hoạch năm 2022. Quan tâm thúc đẩy các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bảo đảm trình tự lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra tình hình triển khai chính sách tại cơ sở, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức triển khai chính sách đạt hiệu quả.
Với sự quyết tâm của chính quyền, sự đồng lòng của người dân trong tổ chức thực hiện, tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo, Nghị quyết 69 của Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, là đòn bẩy, động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân Yên Bái.