Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên toạ độ địa lý từ 21º31’48’’ đến 21º47’38’’ vĩ độ Bắc; từ 104º38’37’’ đến 104º59’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.
Toàn cảnh huyện Trấn Yên
1. Địa lý tự nhiên
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 629,14 km2. Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 23,10C - 23,90C, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.
Huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc nằm trên tỉnh lộ 161, cách thành phố Yên Bái 15km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Các ga Văn Phú, Cổ Phúc và Ngòi Hóp của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh nằm tại huyện này.
Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.
Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.
Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy trên địa bàn Trấn Yên dài 50km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song về mùa lũ các diện tích canh tác của các xã ven sông thường hay bị ngập lụt. Trên địa bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên địa bàn. Các ngòi suối đều ngắn và dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống và lũ quét gây thiệt hại cho đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác; đá thạch anh phân bố tại xã Hòa Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ; Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại Cường Thịnh trữ lượng 150.000 tấn; mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh…
Vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữ lượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện; đá xây dựng tại Hang Dơi Minh Quán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành.
2. Lịch sử hình thành
Trấn Yên mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, một miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Cộng đồng dân tộc Trấn Yên cư trú trên mảnh đất này từ nhiều đời nay. Sự phát hiện di chỉ Đào Thịnh (năm 1959) với hàng trăm hiện vật: Đồng thau, gốm thô và những công cụ đá mài đã khẳng định di chỉ Đào Thịnh là di chỉ đá đồng. Thạp đồng tìm thấy ở Đào Thịnh có tuổi 3000 + 120 năm và những hiện vật khác cho phép ta kết luận cộng đồng dân tộc Trấn Yên đã cư trú và khai phá vùng đất này từ buổi các vua Hùng dựng nước.
Theo “Hưng hóa phong thổ lục” của Hoàng Trọng Chính: Huyện Trấn Yên nguyên là đất Châu Đăng thời Lý, tên huyện đặt từ thời Lê, đời Gia Long (1802). Đến năm Minh Mệnh thứ 17, đổi trang làm xã, lãnh 4 tổng, 30 xã, thuộc Phủ Quy Hóa, Trấn Hưng Hóa.
Diện tích đất đai của huyện Trấn Yên thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Sau Cách mạng tháng 8, toàn huyện có 52 xã trong đó thị xã Yên Bái là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953 tỉnh cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3 năm 1965 lại tiếp tục cắt 19 xã thuộc vùng thượng huyện từ Ngòi Hóp lên tới Ngòi Hút để thành lập huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980 tỉnh quyết định chuyển 4 xã: Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh kinh tế nông, lâm, công nghiệp.
Năm 2008 thực hiện Nghị định 87/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình. Huyện Trấn Yên còn lại 21 xã và 01 thị trấn.
Là miền đất có bề dày về lịch sử văn hóa, trong huyện có 6 dân tộc anh em đã sinh sống nhiều đời sát cánh bên nhau, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quê hương đất nước.
Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trấn Yên như sau: Nhập xã Minh Tiến vào xã Y Can. Sau khi sắp xếp, huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
3. Địa lý hành chính
Hiện nay huyện Trấn Yên hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn: Vân Hội, Tân Đồng, Hưng Khánh, Đào Thịnh, Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh và Thị trấn Cổ Phúc.
4. Địa lý nhân văn
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 629,14 km2, dân số 84.675 người (Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019). Huyện có 6 dân tộc chính sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%.
Người Kinh: Chiếm 66,5% dân số, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng ngoài và các xã phía Nam của huyện. Vùng 2 bên bờ sông Thao đã được người Kinh khai khẩn từ lâu đời, lập nên làng xóm đông đúc trù phú như vùng trung du Bắc Bộ. Người Kinh ở Trấn Yên sinh cơ lập nghiệp vào các thời kỳ: Thời kỳ đầu di thực từ Phú Thọ, Việt Trì theo sông Thao đến khai phá những vùng đất phù sa ven sông và cửa các con ngòi lớn, sau đó thành người bản địa đã sinh sống nhiều đời trên mảnh đất này. Tiếp đó là các đợt di thực vào thời kỳ thuộc Pháp, họ gồm phu kíp xây dựng đường sắt Yên Bái - Lào Cai, nông dân được mộ lên làm trong các đồn điền, một số bị thực dân mộ đi khai thác hầm mỏ, làm các công trình quân sự, một số khác đi khai thác lâm thổ sản… chủ yếu là người ở các tỉnh đồng bằng như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây. Người Nam Định, Thái Bình, Hà Nam đến sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Yên Lương, Bình Trà, Bình Phượng, Phú Thọ, Dao Viễn, Lan Đình, Đại An, Yên Thái, Kiên Lao, Phú Nhuận, Trái Hút và dọc đường sắt Yên Bái - Lào Cai.
Những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước có chủ trương điều chỉnh dân cư ở những vùng đồng bằng đông dân đến miền núi dân thưa thớt lập nghiệp trong cuộc vận động đi xây dựng kinh tế văn hóa miền núi; Năm 1962 huyện đón nhận nhân dân của các tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam và Hà Nội lên lập nghiệp. Các năm 1973, 1974 lại tiếp nhận thêm 10.000 dân từ tỉnh Hà Nam Ninh lên xây dựng vùng kinh tế mới. Họ được định cư ở các xã Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Việt Thành, Đào Thịnh, Hòa Cuông, Quy Mông, Bảo Hưng, Văn Tiến, Tân Thịnh. Buổi đầu định cư đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới thành lập hợp tác xã, huyện và các xã giao đất, giao rừng để họ canh tác với việc thâm canh lúa là chủ yếu. Có hợp tác xã chuyên canh cây chè đạt hiệu quả kinh tế cao. Người Kinh từ miền xuôi lên định cư ở Trấn Yên mang theo những đặc điểm về văn hóa làng xã, dòng họ như ở các tỉnh miền xuôi, có nơi mang theo cả nghề truyền thống và xây dựng những làng nghề tại quê hương mới như: làm miến đao ở Giới Phiên, đan cót ở Minh Tiến…
Cuộc vận động chuyển dân vùng hồ để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà cũng chuyển một lượng đáng kể người Kinh từ thung lũng sông Chảy sang định cư ở Quy Mông, Tân Đồng, Vân Hội. Đây là những gia đình đã di thực từ miền xuôi lên định cư tại huyện Yên Bình nay được chuyển đến định cư tại Trấn Yên.
Người Tày: Chiếm 20,5% dân số, sống chủ yếu ở các xã vùng sâu có bồn địa và ven suối lớn. Họ sống tập trung thành bản, ở nhà sàn, thâm canh lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm. Đây là bộ phận đã định cư lâu đời ở các xã Hồng Ca, Hưng Khánh, Lương Thịnh, Việt Hồng, Vân Hội, Việt Cường, Kiên Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng. Nhà sàn của người Tày rất rộng thường thì ba bốn thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi nhà. Người Tày đoàn kết, thân ái với người Kinh và các sắc tộc khác, tính tình dịu dàng, đôn hậu, yêu nước thiết tha. Trong quá trình sinh sống luôn luôn chú ý giữ gìn môi trường sinh thái. Người Tày ở Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh là chủ nhân của các làn điệu Sli-lượn với cây đàn tính rộn ràng trong các ngày lễ tết.
Người Dao: Người Dao trong huyện định cư sau người Tày, họ có tập quán sống ở các sườn núi cao từ 300 - 400m so với mặt biển. Trước những năm 1970 người Dao sống chủ yếu trên vùng núi, ở các ngọn suối, canh tác cơ bản là phát nương trồng rẫy. Trong cuộc vận động xây dựng hợp tác xã huyện đã kiên trì vận động và tổ chức các điều kiện hạ sơn để người Dao xuống núi và ruộng nước. Nhưng khu khai hoang vận động hạ sơn điển hình là khu Bát Lụa (Lương Thịnh), Vực Tròn (Lương Thịnh), Minh An (Y Can). Đến giữa những năm 1970 người Dao đã hạ sơn, định canh định cư xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở các xã Việt Cường, Lương Thịnh, Y Can, Kiên Thành, Tân Đồng. Riêng nhánh Sán Chay (Cao Lan) thì định canh định cư tại 2 xã Hòa Cuông và Minh Quán.
Người Dao có tập quán trồng bông dệt vải, nhuộm chàm, họ có những điệu nhảy trong lễ lập tĩnh, cấp sắc và những ngày hội cầu mùa; Người Sán Chay có các điệu múa Pâng Loóng “súc tép”, “chim gâu” rất duyên dáng và rất hình tượng. Hiện nay tập quán kéo sợi vải không còn nữa thay vào đó là những truyền thống mới - trồng quế làm của hồi môn cho con cái xây dựng gia đình.
Người Mường: Chiếm 2,3% dân số. Người Mường có nguồn gốc từ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã di thực theo sông Thao lên cư trú tại xã Quy Mông cách đây khoảng 150 năm. Họ sống thành cộng đồng trong làng Mường. Sản xuất chủ yếu là trồng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Về trình độ canh tác và tập quán trong sinh hoạt cộng đồng có nét tương đồng với người Kinh. Hiện nay vẫn còn giữ được một số nét đặc biệt về văn hóa truyền thống như dựng cây đu đầu xuân, trồng cây nêu vào ngày tết. Điệu múa “Mỡi” Mường ở Quy Mông rộn ràng, sôi động thường sử dụng vào các ngày lễ hội cầu mùa.
Người Mông: Trong những năm đầu miền Bắc mới được giải phóng, huyện Trấn Yên cơ bản không có người Mông. Theo điều tra năm 1932 của thực dân Pháp toàn huyện chỉ có 77 người Mông sống rải rác ở các vùng núi cao miền thượng huyện.
Từ những năm 80 người Mông du cư từ Trạm Tấu, Văn Chấn ở các xã ranh giới của huyện. Họ ở tập trung thành bản Mông ở Hồng Lâu (Hồng Ca), Đồng Ruộng (Kiên Thành) với tổng số người là là 1.270 người chiếm 1,9% dân số toàn huyện.
Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính. Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà. Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân.
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có tổng số 16 di tích đã được các cấp có thẩm quyền công nhận, trong đó: 01 di tích cấp quốc gia Chiến khu cách mạng Làng Vần bao gồm một quần thể các điểm di tích như: Gò cọ Đồng Yếng xã Vân Hội; Di tích nhà ông Trần Đình Khánh; Di tích Đình Trung; Di tích Hang Dơi (xã Việt Hồng). Và 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh là: Đình Làng Dọc, xã Việt Hồng; Gò Cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh; Đình Hòa Quân, Chùa Linh Thông, xã Minh Quân; Đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông; Đồn Ca Vịnh, xã Hồng Ca; Đình Kỳ Can, Chùa Y Can xã Y Can; Đền Việt Thành, xã Việt Thành; Đình Làng Xây, xã Báo Đáp; Đình và Đền Quy Mông, xã Quy Mông; Đình Yên Lương, xã Minh Tiến; Chùa Cường Thịnh, xã Cường Thịnh; Chùa, Đình, Đền Minh Phú, xã Vân Hội; Đền Cửa Ngòi, thị trấn Cổ Phúc.
5. Tiềm năng kinh tế
Huyện Trấn Yên có một hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ Trấn Yên có thể đi tới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạn như: Phú Thọ, Hà Nội… Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa phận của huyện Trấn Yên với chiều dài 30 km, thuộc địa giới hành chính của 6 xã, có 2 nhà ga trung tâm chuyển hàng hóa và hành khách là ga Cổ Phúc và ga Ngòi Hóp. Đường sắt là mạch máu giao thông quan trọng nối Trấn Yên với mạn thượng du và vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Đường thủy trên sông Thao, đoạn chạy qua địa phận huyện Trấn Yên dài 40 km. Đây là tuyến đường thủy cho các loại tàu thuyền trọng tải nhỏ từ Minh Quân tới Ngòi Hóp và Mậu A. Trên sông có 24 bến đò ngang và một số tuyến đò dọc từ thành phố tỉnh lỵ đi Văn Phú - Minh Quân, từ Cổ Phúc đi Quy Mông - Ngòi Hóp.
Trấn Yên có hệ thống ao hồ tương đối phong phú với tổng diện tích là 700 ha, điển hình trong số đó là hồ Đầm Hậu, hồ Vân Hội ... có giá trị cho khai thác tiềm năng du lịch.
Huyện Trấn Yên đã ưu tiên cho việc cứng hóa các tuyến đường giao thông. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hóa; phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn từ vùng thấp đến vùng cao được mở rộng nền đường, trong đó trên 30% đường liên thôn bản được cứng hóa mặt đường, nhiều cầu cống, ngầm tràn qua đường được xây dựng vĩnh cửu. Điển hình trong phong trào này là các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành, Việt Cường, Hưng Khánh…
Sản xuất chế biến Nông - Lâm sản: Với lợi thế nằm dọc theo hai bên bờ sông Hồng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã ven sông hình thành các cánh đồng rộng và màu mỡ. Hệ thống thuỷ lợi đã và đang được kiên cố hóa, đây là tiền đề cơ bản để Trấn Yên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó, người dân đã tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng.
Những năm gần đây, huyện Trấn Yên đã tích cực đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa với diện tích lúa chất lượng cao là 1.700ha. Việc sản xuất vụ 3 trên đất 2 lúa và đất màu soi bãi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Cùng với cây lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở các xã dọc hai bờ sông Hồng, đến nay, diện tích dâu của huyện là trên 200ha, sản lượng kén tằm đạt trên 200 tấn/năm, đạt giá trị trên 20 tỷ đồng/năm.
Là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh, với gần 2.180ha chè kinh doanh trong đó có tới trên 1.000ha chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, mỗi năm tổng sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 16.000 tấn. Huyện đang hướng cho các địa phương xây dựng thương hiệu chè theo tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận làng nghề tại xã Bảo Hưng.
Một loại cây trồng không thể không nhắc đến ở Trấn Yên là tre măng Bát Độ. Hiện nay diện tích măng tre Bát Độ đã lên đến 2.100 ha trồng chủ yếu ở 10 xã như: Kiên Thành, Tân Đồng, Hồng Ca… trong đó, xã Kiên Thành chiếm 50% diện tích. Trung bình mỗi ha tre măng Bát Độ cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm, cao gấp 3 - 4 lần so với cây nguyên liệu khác; mỗi năm huyện thu 25 - 30 tỷ đồng từ cây tre măng Bát Độ. Sản phẩm tre măng Bát Độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước trong khu vực.
Công nghiệp: Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại Khu công nghiệp tập trung Minh Quân, Cụm công nghiệp Hưng Khánh, Báo Đáp. Hiện nay Trấn Yên đã có 01 nhà máy may xuất khẩu quy mô 3.000 công nhân tại thị trấn Cổ Phúc. Hiện, toàn huyện có trên 1.000 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phần lớn là đăng ký kinh doanh, sản xuất chế biến nông, lâm sản; tuy sản phẩm chỉ là các mặt hàng sơ chế nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản cho nông dân các địa phương trong huyện, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu Phòng Văn hóa thông tin huyện Trấn Yên cung cấp và tham khảo tài liệu từ trang Thông tin điện tử UBND huyện Trấn Yên)
40659 lượt xem
Ban Biên tập
Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên toạ độ địa lý từ 21º31’48’’ đến 21º47’38’’ vĩ độ Bắc; từ 104º38’37’’ đến 104º59’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.
1. Địa lý tự nhiên
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên là 629,14 km2. Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 23,10C - 23,90C, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.
Huyện lỵ là thị trấn Cổ Phúc nằm trên tỉnh lộ 161, cách thành phố Yên Bái 15km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Các ga Văn Phú, Cổ Phúc và Ngòi Hóp của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh nằm tại huyện này.
Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.
Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.
Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông Hồng đoạn chảy trên địa bàn Trấn Yên dài 50km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song về mùa lũ các diện tích canh tác của các xã ven sông thường hay bị ngập lụt. Trên địa bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên địa bàn. Các ngòi suối đều ngắn và dốc, vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống và lũ quét gây thiệt hại cho đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Huyện Trấn Yên có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như: Quặng sắt phân bổ ở Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Kiên Thành với tổng trữ lượng trên 91 triệu tấn, riêng mỏ quặng sắt ở Kiên Thành có hàm lượng trên 60%, hiện đang được khai thác; đá thạch anh phân bố tại xã Hòa Cuông, Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành, Y Can trữ lượng trên 52 nghìn tấn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất kính và sứ; Quặng Graphit phân bố tại xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ cao lanh tại Cường Thịnh trữ lượng 150.000 tấn; mỏ sét ở Bảo Hưng, Y Can, Đào Thịnh…
Vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, cát sỏi, vật liệu sản xuất gạch có trữ lượng lớn được phân bố rộng trên địa bàn huyện; đá xây dựng tại Hang Dơi Minh Quán, Việt Cường, Việt Hồng, Kiên Thành.
2. Lịch sử hình thành
Trấn Yên mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc Tổ quốc, một miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái. Cộng đồng dân tộc Trấn Yên cư trú trên mảnh đất này từ nhiều đời nay. Sự phát hiện di chỉ Đào Thịnh (năm 1959) với hàng trăm hiện vật: Đồng thau, gốm thô và những công cụ đá mài đã khẳng định di chỉ Đào Thịnh là di chỉ đá đồng. Thạp đồng tìm thấy ở Đào Thịnh có tuổi 3000 + 120 năm và những hiện vật khác cho phép ta kết luận cộng đồng dân tộc Trấn Yên đã cư trú và khai phá vùng đất này từ buổi các vua Hùng dựng nước.
Theo “Hưng hóa phong thổ lục” của Hoàng Trọng Chính: Huyện Trấn Yên nguyên là đất Châu Đăng thời Lý, tên huyện đặt từ thời Lê, đời Gia Long (1802). Đến năm Minh Mệnh thứ 17, đổi trang làm xã, lãnh 4 tổng, 30 xã, thuộc Phủ Quy Hóa, Trấn Hưng Hóa.
Diện tích đất đai của huyện Trấn Yên thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Sau Cách mạng tháng 8, toàn huyện có 52 xã trong đó thị xã Yên Bái là tỉnh lỵ lại vừa là huyện lỵ. Cuối năm 1953 tỉnh cắt xã Nguyễn Phúc và 4 dãy phố của thị xã Yên Bái ra khỏi Trấn Yên để xây dựng thị xã thành đơn vị hành chính độc lập. Tháng 3 năm 1965 lại tiếp tục cắt 19 xã thuộc vùng thượng huyện từ Ngòi Hóp lên tới Ngòi Hút để thành lập huyện Văn Yên mới. Đầu năm 1980 tỉnh quyết định chuyển 4 xã: Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh về thị xã để xây dựng thị xã mới hoàn chỉnh kinh tế nông, lâm, công nghiệp.
Năm 2008 thực hiện Nghị định 87/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình. Huyện Trấn Yên còn lại 21 xã và 01 thị trấn.
Là miền đất có bề dày về lịch sử văn hóa, trong huyện có 6 dân tộc anh em đã sinh sống nhiều đời sát cánh bên nhau, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quê hương đất nước.
Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trấn Yên như sau: Nhập xã Minh Tiến vào xã Y Can. Sau khi sắp xếp, huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
3. Địa lý hành chính
Hiện nay huyện Trấn Yên hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn: Vân Hội, Tân Đồng, Hưng Khánh, Đào Thịnh, Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh và Thị trấn Cổ Phúc.
4. Địa lý nhân văn
Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 629,14 km2, dân số 84.675 người (Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019). Huyện có 6 dân tộc chính sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%.
Người Kinh: Chiếm 66,5% dân số, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng ngoài và các xã phía Nam của huyện. Vùng 2 bên bờ sông Thao đã được người Kinh khai khẩn từ lâu đời, lập nên làng xóm đông đúc trù phú như vùng trung du Bắc Bộ. Người Kinh ở Trấn Yên sinh cơ lập nghiệp vào các thời kỳ: Thời kỳ đầu di thực từ Phú Thọ, Việt Trì theo sông Thao đến khai phá những vùng đất phù sa ven sông và cửa các con ngòi lớn, sau đó thành người bản địa đã sinh sống nhiều đời trên mảnh đất này. Tiếp đó là các đợt di thực vào thời kỳ thuộc Pháp, họ gồm phu kíp xây dựng đường sắt Yên Bái - Lào Cai, nông dân được mộ lên làm trong các đồn điền, một số bị thực dân mộ đi khai thác hầm mỏ, làm các công trình quân sự, một số khác đi khai thác lâm thổ sản… chủ yếu là người ở các tỉnh đồng bằng như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây. Người Nam Định, Thái Bình, Hà Nam đến sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Yên Lương, Bình Trà, Bình Phượng, Phú Thọ, Dao Viễn, Lan Đình, Đại An, Yên Thái, Kiên Lao, Phú Nhuận, Trái Hút và dọc đường sắt Yên Bái - Lào Cai.
Những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước có chủ trương điều chỉnh dân cư ở những vùng đồng bằng đông dân đến miền núi dân thưa thớt lập nghiệp trong cuộc vận động đi xây dựng kinh tế văn hóa miền núi; Năm 1962 huyện đón nhận nhân dân của các tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam và Hà Nội lên lập nghiệp. Các năm 1973, 1974 lại tiếp nhận thêm 10.000 dân từ tỉnh Hà Nam Ninh lên xây dựng vùng kinh tế mới. Họ được định cư ở các xã Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Việt Thành, Đào Thịnh, Hòa Cuông, Quy Mông, Bảo Hưng, Văn Tiến, Tân Thịnh. Buổi đầu định cư đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới thành lập hợp tác xã, huyện và các xã giao đất, giao rừng để họ canh tác với việc thâm canh lúa là chủ yếu. Có hợp tác xã chuyên canh cây chè đạt hiệu quả kinh tế cao. Người Kinh từ miền xuôi lên định cư ở Trấn Yên mang theo những đặc điểm về văn hóa làng xã, dòng họ như ở các tỉnh miền xuôi, có nơi mang theo cả nghề truyền thống và xây dựng những làng nghề tại quê hương mới như: làm miến đao ở Giới Phiên, đan cót ở Minh Tiến…
Cuộc vận động chuyển dân vùng hồ để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà cũng chuyển một lượng đáng kể người Kinh từ thung lũng sông Chảy sang định cư ở Quy Mông, Tân Đồng, Vân Hội. Đây là những gia đình đã di thực từ miền xuôi lên định cư tại huyện Yên Bình nay được chuyển đến định cư tại Trấn Yên.
Người Tày: Chiếm 20,5% dân số, sống chủ yếu ở các xã vùng sâu có bồn địa và ven suối lớn. Họ sống tập trung thành bản, ở nhà sàn, thâm canh lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm. Đây là bộ phận đã định cư lâu đời ở các xã Hồng Ca, Hưng Khánh, Lương Thịnh, Việt Hồng, Vân Hội, Việt Cường, Kiên Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng. Nhà sàn của người Tày rất rộng thường thì ba bốn thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi nhà. Người Tày đoàn kết, thân ái với người Kinh và các sắc tộc khác, tính tình dịu dàng, đôn hậu, yêu nước thiết tha. Trong quá trình sinh sống luôn luôn chú ý giữ gìn môi trường sinh thái. Người Tày ở Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh là chủ nhân của các làn điệu Sli-lượn với cây đàn tính rộn ràng trong các ngày lễ tết.
Người Dao: Người Dao trong huyện định cư sau người Tày, họ có tập quán sống ở các sườn núi cao từ 300 - 400m so với mặt biển. Trước những năm 1970 người Dao sống chủ yếu trên vùng núi, ở các ngọn suối, canh tác cơ bản là phát nương trồng rẫy. Trong cuộc vận động xây dựng hợp tác xã huyện đã kiên trì vận động và tổ chức các điều kiện hạ sơn để người Dao xuống núi và ruộng nước. Nhưng khu khai hoang vận động hạ sơn điển hình là khu Bát Lụa (Lương Thịnh), Vực Tròn (Lương Thịnh), Minh An (Y Can). Đến giữa những năm 1970 người Dao đã hạ sơn, định canh định cư xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở các xã Việt Cường, Lương Thịnh, Y Can, Kiên Thành, Tân Đồng. Riêng nhánh Sán Chay (Cao Lan) thì định canh định cư tại 2 xã Hòa Cuông và Minh Quán.
Người Dao có tập quán trồng bông dệt vải, nhuộm chàm, họ có những điệu nhảy trong lễ lập tĩnh, cấp sắc và những ngày hội cầu mùa; Người Sán Chay có các điệu múa Pâng Loóng “súc tép”, “chim gâu” rất duyên dáng và rất hình tượng. Hiện nay tập quán kéo sợi vải không còn nữa thay vào đó là những truyền thống mới - trồng quế làm của hồi môn cho con cái xây dựng gia đình.
Người Mường: Chiếm 2,3% dân số. Người Mường có nguồn gốc từ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã di thực theo sông Thao lên cư trú tại xã Quy Mông cách đây khoảng 150 năm. Họ sống thành cộng đồng trong làng Mường. Sản xuất chủ yếu là trồng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Về trình độ canh tác và tập quán trong sinh hoạt cộng đồng có nét tương đồng với người Kinh. Hiện nay vẫn còn giữ được một số nét đặc biệt về văn hóa truyền thống như dựng cây đu đầu xuân, trồng cây nêu vào ngày tết. Điệu múa “Mỡi” Mường ở Quy Mông rộn ràng, sôi động thường sử dụng vào các ngày lễ hội cầu mùa.
Người Mông: Trong những năm đầu miền Bắc mới được giải phóng, huyện Trấn Yên cơ bản không có người Mông. Theo điều tra năm 1932 của thực dân Pháp toàn huyện chỉ có 77 người Mông sống rải rác ở các vùng núi cao miền thượng huyện.
Từ những năm 80 người Mông du cư từ Trạm Tấu, Văn Chấn ở các xã ranh giới của huyện. Họ ở tập trung thành bản Mông ở Hồng Lâu (Hồng Ca), Đồng Ruộng (Kiên Thành) với tổng số người là là 1.270 người chiếm 1,9% dân số toàn huyện.
Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính. Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà. Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân.
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có tổng số 16 di tích đã được các cấp có thẩm quyền công nhận, trong đó: 01 di tích cấp quốc gia Chiến khu cách mạng Làng Vần bao gồm một quần thể các điểm di tích như: Gò cọ Đồng Yếng xã Vân Hội; Di tích nhà ông Trần Đình Khánh; Di tích Đình Trung; Di tích Hang Dơi (xã Việt Hồng). Và 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh là: Đình Làng Dọc, xã Việt Hồng; Gò Cọ làng Chiềng, xã Cường Thịnh; Đình Hòa Quân, Chùa Linh Thông, xã Minh Quân; Đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông; Đồn Ca Vịnh, xã Hồng Ca; Đình Kỳ Can, Chùa Y Can xã Y Can; Đền Việt Thành, xã Việt Thành; Đình Làng Xây, xã Báo Đáp; Đình và Đền Quy Mông, xã Quy Mông; Đình Yên Lương, xã Minh Tiến; Chùa Cường Thịnh, xã Cường Thịnh; Chùa, Đình, Đền Minh Phú, xã Vân Hội; Đền Cửa Ngòi, thị trấn Cổ Phúc.
5. Tiềm năng kinh tế
Huyện Trấn Yên có một hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ Trấn Yên có thể đi tới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạn như: Phú Thọ, Hà Nội… Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa phận của huyện Trấn Yên với chiều dài 30 km, thuộc địa giới hành chính của 6 xã, có 2 nhà ga trung tâm chuyển hàng hóa và hành khách là ga Cổ Phúc và ga Ngòi Hóp. Đường sắt là mạch máu giao thông quan trọng nối Trấn Yên với mạn thượng du và vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Đường thủy trên sông Thao, đoạn chạy qua địa phận huyện Trấn Yên dài 40 km. Đây là tuyến đường thủy cho các loại tàu thuyền trọng tải nhỏ từ Minh Quân tới Ngòi Hóp và Mậu A. Trên sông có 24 bến đò ngang và một số tuyến đò dọc từ thành phố tỉnh lỵ đi Văn Phú - Minh Quân, từ Cổ Phúc đi Quy Mông - Ngòi Hóp.
Trấn Yên có hệ thống ao hồ tương đối phong phú với tổng diện tích là 700 ha, điển hình trong số đó là hồ Đầm Hậu, hồ Vân Hội ... có giá trị cho khai thác tiềm năng du lịch.
Huyện Trấn Yên đã ưu tiên cho việc cứng hóa các tuyến đường giao thông. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hóa; phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn từ vùng thấp đến vùng cao được mở rộng nền đường, trong đó trên 30% đường liên thôn bản được cứng hóa mặt đường, nhiều cầu cống, ngầm tràn qua đường được xây dựng vĩnh cửu. Điển hình trong phong trào này là các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành, Việt Cường, Hưng Khánh…
Sản xuất chế biến Nông - Lâm sản: Với lợi thế nằm dọc theo hai bên bờ sông Hồng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã ven sông hình thành các cánh đồng rộng và màu mỡ. Hệ thống thuỷ lợi đã và đang được kiên cố hóa, đây là tiền đề cơ bản để Trấn Yên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó, người dân đã tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng.
Những năm gần đây, huyện Trấn Yên đã tích cực đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa với diện tích lúa chất lượng cao là 1.700ha. Việc sản xuất vụ 3 trên đất 2 lúa và đất màu soi bãi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Cùng với cây lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở các xã dọc hai bờ sông Hồng, đến nay, diện tích dâu của huyện là trên 200ha, sản lượng kén tằm đạt trên 200 tấn/năm, đạt giá trị trên 20 tỷ đồng/năm.
Là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh, với gần 2.180ha chè kinh doanh trong đó có tới trên 1.000ha chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, mỗi năm tổng sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 16.000 tấn. Huyện đang hướng cho các địa phương xây dựng thương hiệu chè theo tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận làng nghề tại xã Bảo Hưng.
Một loại cây trồng không thể không nhắc đến ở Trấn Yên là tre măng Bát Độ. Hiện nay diện tích măng tre Bát Độ đã lên đến 2.100 ha trồng chủ yếu ở 10 xã như: Kiên Thành, Tân Đồng, Hồng Ca… trong đó, xã Kiên Thành chiếm 50% diện tích. Trung bình mỗi ha tre măng Bát Độ cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm, cao gấp 3 - 4 lần so với cây nguyên liệu khác; mỗi năm huyện thu 25 - 30 tỷ đồng từ cây tre măng Bát Độ. Sản phẩm tre măng Bát Độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước trong khu vực.
Công nghiệp: Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại Khu công nghiệp tập trung Minh Quân, Cụm công nghiệp Hưng Khánh, Báo Đáp. Hiện nay Trấn Yên đã có 01 nhà máy may xuất khẩu quy mô 3.000 công nhân tại thị trấn Cổ Phúc. Hiện, toàn huyện có trên 1.000 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phần lớn là đăng ký kinh doanh, sản xuất chế biến nông, lâm sản; tuy sản phẩm chỉ là các mặt hàng sơ chế nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản cho nông dân các địa phương trong huyện, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu Phòng Văn hóa thông tin huyện Trấn Yên cung cấp và tham khảo tài liệu từ trang Thông tin điện tử UBND huyện Trấn Yên)