Huyện Văn Yên có toạ độ địa lý từ 21º50’30’’ đến 22º12’ vĩ độ Bắc; từ 104º23’ đến 104º30’ kinh độ Đông. Phía Bắc Văn Yên giáp với huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Trấn Yên, phía Đông giáp huyện Lục Yên và Yên Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn. Phía Nam giáp huyện Trấn Yên, Văn Chấn. Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. Phía Tây giáp huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
Toàn cảnh Trung tâm huyện Văn Yên
1. Địa lý tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.390,08 km2, dân số 125.743 người (Theo niên giám thống kê năm 2018). Địa hình Văn Yên tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông. Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952m, nơi thấp nhất là 20m so với mặt nước biển. Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300 - 1.700m tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây Bắc của huyện.
Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO - UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất chính sau: Nhóm đất xám (Acrisols) chiếm 93,36% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở độ cao dưới 1800 m tại phần diện tích đất đồi núi ở tất cả các xã thuộc huyện, song tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao; Nhóm đất đỏ (Ferralsols) phân bố rải rác ở các xã vùng cao của huyện, trên các khu địa hình núi phát triển trên đá vôi, đá Mắc ma bazơ hoặc trung tính; Nhóm đất mùn Alit núi cao (Alitsols) phân bố chủ yếu ở Phong Dụ Thượng, nơi có độ cao tuyệt đối trên 1800m; Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) phân bố tập trung ở các xã Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Ngòi A, Xuân Tầm, tại vùng đất đồi, dốc trên 20% và có nơi có nhiều đá lộ đầu; Nhóm đất Glây (Gleysols) phân bố rải rác ở hầu hết các xã, nơi có địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy núi, khả năng thoát nước kém; Nhóm đất phù sa (Fluvisols) được phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven sông Hồng, ngòi Thia, đặc biệt là các xã diện tích tập trung nhiều nhất là những cánh đồng phù sa trồng lúa nước thuộc các xã Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác, Đông Cuông, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Mậu Đông.
Huyện Văn Yên có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng không lớn nhưng lại đa dạng về thành phần gồm: Nhóm năng lượng chủ yếu là than bán antranxit, than nâu và than bùn được phát hiện ở các xã dọc theo ven sông Hồng như xã Xuân Ái, Yên Hợp, Tân Hợp, Chấu Quế Thượng... với trữ lượng khoảng 120.000 tấn; Nhóm vật liệu xây dựng có các loại cát, sỏi chủ yếu được khai thác dọc ven sông Hồng, đá vôi khai thác ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện với trữ lượng lớn; Nhóm khoáng sản không kim loại gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, grafit, đặc biệt nhiều nhất là khoáng sản kaolin và felspat được phân bố chủ yếu tại xã Yên Thái, có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy; Nhóm kim loại có sắt được phân bố tập trung ở các xã Đại Sơn, Châu Quế Hạ, An Thịnh, Tân Hợp, Mỏ Vàng; chì, kẽm phân bố chủ yếu tại Mỏ Vàng, Lang Thíp và một số kim loại quý hiếm như vàng có ở Xuân Ái, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ. Những tiềm năng về khoáng sản trên đã góp phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Văn Yên có hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ rất phong phú. Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chiều dài chảy qua Văn Yên dài 70 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa bàn huyện có tới 40 con ngòi, suối lớn nhỏ chảy ra sông Hồng, trong đó lớn nhất là ngòi Thia và ngòi Hút chảy từ huyện Văn Chấn qua địa phận huyện có chiều dài tổng cộng hơn 100 km. Diện tích ao hồ trên địa bàn có hơn 207 ha.
Rừng ở Văn Yên thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh, với nhiều loài cây lá rộng, nhiều tầng. Trên các đỉnh núi cao là kiểu rừng nhiệt đới với nhiều loại cây lá kim như pơ-mu, sa mộc xen lẫn các loại cây lá rộng thuộc họ sồi, dẻ, đỗ quyên... Bên cạnh các loại gỗ quý như nghiến, táu, lát hoa, chò chỉ; các loại dược liệu như đẳng sâm, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân; các loại động vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, hươu, gấu, vượn… còn có nhiều khu rừng cho lâm đặc sản như cọ, song, quế, chè... Các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Phong Dụ Hạ, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng, Đại Sơn… hiện còn khá nhiều diện tích rừng tự nhiên. Còn ở những nơi khác trong huyện hiện chỉ có rừng trồng, rừng tái sinh và các thảm thực vật khác.
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:
+ Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºc. Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.
+ Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 - 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºc, độ ẩm không khí 81 - 86%.
Khí hậu Văn Yên ổn định, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày ở phía Nam. Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phía Bắc.
2. Lịch sử hình thành
Trải qua các thời kỳ lịch sử, năm 1891 huyện Văn Yên ngày nay thuộc tiểu quân khu Yên Bái trong đạo quan binh thứ ba; năm 1900, thực dân Pháp lập tỉnh Yên Bái thì phần lớn vùng đất Văn Yên thuộc tổng Đông Cuông và tổng Yên Phú, phủ Trấn Yên, còn lại một phần đất thuộc tổng Văn Bàn, châu Văn Bàn. Từ đó đến năm 1964, địa dư hành chính này không có gì thay đổi.
Ngày 16/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177-CP về việc thành lập huyện Văn Yên trên cơ sở sáp nhập 19 xã của huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) và 6 xã của huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai). 06 xã của huyện Văn Bàn là Phong Dụ, Đông An, Lâm Giang, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng và 19 xã của huyện Trấn Yên là An Bình, Đại Sơn, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Mậu Đông, Quang Minh, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Hưng, Đoàn Kết, Yên Thành, Đồng Tâm, Đại Đồng, Nhất Trí, Xuân Lợi, Minh Đông, Mỏ Vàng, Mậu A, Yên Phú.
Ngày 1/3/1965, lễ bàn giao và tiếp nhận huyện được tổ chức tại hội trường của Hợp tác xã Ba Soi (Thọ Lâm), nay là khuôn viên nhà văn hóa thôn 1 - Kim Yên, xã Lâm Giang. Từ đây, huyện Văn Yên chính thức đi vào hoạt động và lấy ngày 1/3 hàng năm là ngày thành lập huyện.
Ngày 17/2/1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 44-NV, chia xã Phong Dụ thành 3 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ và Xuân Tầm.
Ngày 3/4/1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quvết định số 125, đổi tên 5 xã như sau: Xã Đoàn Kết thành xã Ngòi A; xã Yên Thành thành xã Yên Thái; xã ĐồngTâm thành xã Tân Hợp; xã Đại Đồng thành xã Đại Phác; xã Nhất Trí thành xã Viễn Sơn.
Ngày 16/12/1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 52-NV, chia xã Đại Phác thành 2 xã: An Thịnh và Đại Phác.
Ngày 2/3/1973, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 12-BT, giải thể xã Xuân Lợi, sáp nhập các thôn của xã này vào xã Mỏ Vàng và xã Đại Sơn; giải thể xã Minh Đông, sáp nhập các thôn của xã này vào xã An Bình và Đông Cuông.
Ngày 11/1/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 03-HĐBT, chia xã Mỏ Vàng thành 2 xã là Mỏ Vàng và Nà Hẩu.
Ngày 19/12/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 15-H ĐBT, giải thể xã Mậu A để thành lập thị trấn Mậu A, phần còn lại sáp nhập vào xã Mậu Đông.
Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Văn Yên như sau: Nhập xã Hoàng Thắng vào xã Xuân Ái; Nhập xã Yên Hưng vào xã Yên Thái. Sau khi sắp xếp, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn.
3. Địa lý hành chính
Huyện Văn Yên là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái. Trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi về địa danh, địa giới các đơn vị hành chính của huyện. Đến nay, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn là: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Binh, Quang Minh, Đông An, Đông Cuông, Phong Dụ Hạ, Mậu Đông, Ngòi A, Xuân Tầm, Tân Hợp, An Thịnh, Yên Thái, Phong Dụ Thượng, Yên Hợp, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú, Xuân Ái, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu và Thị trấn Mậu A.
4. Địa lý nhân văn
Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 1.390,08 km2, dân số 129.679 người (Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019). Huyện Văn Yên có 12 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,01%, dân tộc Dao chiếm 25,3%, dân tộc Tày chiếm 15,5%, dân tộc Mông chiếm 4,4% còn lại là các dân tộc khác.
Các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng, Dao sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất, đời sống kinh tế văn hóa khá. Còn lại các dân tộc khác cư trú và sinh sống trên các sườn núi và thung lũng, chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn, quế, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Trình độ canh tác còn thấp, kinh tế phát triển chậm.
Với 12 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng biệt, bản sắc văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc như: Văn hóa dân tộc Dao Đỏ có múa rùa, múa chuông, múa ra quân; văn hóa dân tộc Tày có múa xòe đệm, xòe khăn, hát khắp, hát then; văn hóa dân tộc Phù Lá múa khèn bầu, sáo cúc kẹ, múa xòe; văn hóa dân tộc Mông có múa xênh tiền, múa khèn, múa kiếm, múa gậy…
Bên cạnh các nét đẹp của văn hóa các dân tộc, trên địa bàn còn có các lễ hội lớn của đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, đình Mường A xã Ngòi A với phần lễ và phần hội vô cùng phong phú, hấp dẫn du khách.
Vùng đất Văn Yên lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, nơi đây còn giữ gìn, tôn tạo và phát huy tốt các di tích đã được Nhà nước công nhận, trong đó có 26 cơ sở tín ngưỡng (02 di tích được công nhận cấp Quốc gia là Đền Đông Cuông và Đền Nhược Sơn; 24 di tích cấp tỉnh gồm: 1. Đình Mường A, xã Ngòi A; 2. Đền Trạng Lường, xã Yên Thái; 3.Đền Đại An, xã An Thịnh; 4. Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang; 5. Đình Yên Phú, xã Yên Phú; 6. Đền Gò Chùa, xã An Thịnh; 7. Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông; 8. Đình An Dũng, xã Yên Hợp; 10. Đền Trái Đó, xã Yên Hợp; 11. Đình - Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp; 12. Đền Đôi cô, xã Đông An; 13. Đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ; 14. Đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng; 15. Đền Làng Vải, xã Mậu Đông; 16. Đình - Đền Hoàng Thắng, xã Hoàng Thắng; 17. Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn; 18. Đền Trái Hút, xã An Bình; 19. Đền Giếng, xã Đông Cuông; 20. Đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái; 21. Đình Làng Than, xã Phong Dụ Thượng; 22. Đình - Đền Đại Phác; 23. Đình Khe Dứa, xã Viễn Sơn, 24. Đình Cầu A, xã Mậu Đông);có 4 di tích cách mạng bao gồm: Di tích khảo cổ học bến Mậu A, Đồn Đại Bục, Đồn Đại Phác, Đồn Gióm.
5. Tiềm năng kinh tế
Nằm cách Trung tâm tỉnh Yên Bái 40km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200 km, cách thành phố Lào Cai 140 km, Văn Yên có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đặc biệt với 50km đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy dọc qua địa phận 08 xã của huyện với nút giao IC14 nối kết với các tuyến đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện đã tạo nên mạng lưới giao thông vận tải rất thuận tiện gắn kết giữa các vùng, các trung tâm thị tứ, trung tâm xã với trung tâm huyện và gắn kết với các huyện bạn, tỉnh bạn.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú và có trữ lượng lớn. Huyện Văn Yên có các mỏ đá với trữ lượng lớn như mỏ đá Lâm Giang I (trữ lượng 58 nghìn m3), mỏ đá Lâm Giang II (trữ lượng 1,2 triệu m3); mỏ đá Đại Phác (trữ lượng 8,4 nghìn m3); Fenspat (trữ lượng 25 nghìn m3); đất hiếm (trữ lượng khoảng 17,8 nghìn tấn); Grafit; Mỏ quặng sắt. Bên cạnh đó huyện còn có một số mỏ quặng nhỏ đa kim và mỏ than nâu lửa dài chưa xác định được trữ lượng cụ thể.
Văn Yên còn có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế. Văn Yên hiện có 104,3 nghìn ha rừng trên đất lâm nghiệp với trữ lượng khai thác hàng năm khoảng từ 75 đến 80 nghìn m3 gỗ rừng trồng các loại, đáp ứng cho sản xuất khoảng từ 70 đến 80 nghìn tấn nguyên liệu giấy.
Với diện tích đất nông nghiệp gần 128,9 nghìn ha, huyện đã quan tâm đầu tư phát triển nông lâm nghiệp và hình thành 3 vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa gồm vùng thâm canh lúa với diện tích 1.150 ha; vùng trồng màu và cây ăn quả ở 6 xã và vùng trồng cây Quế với diện tích 40.018 ha ở 27 xã, thị trấn.
Đặc biệt, nơi đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng Quế lớn nhất cả nước, cung cấp nguyên liệu để chế biến các sản phẩm dược liệu, nước hoa, gia vị. Huyện đã xây dựng thành công Chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên với sản lượng khai thác quế vỏ đạt 9.500 tấn chiếm 70% tổng sản lượng toàn tỉnh; sản lượng tinh dầu quế đạt 300 tấn, sản lượng gỗ Quế khoảng 60 nghìn m3. Ngoài ra, huyện Văn Yên còn tập trung quy hoạch phát triển cây sắn, cây ăn quả, cây tre măng bát độ.
Văn Yên có 3 khu, cụm công nghiệp được phê duyệt gồm Khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên (tập trung chế biến tinh bột Sắn, tinh dầu Quế và sản xuất giấy đế xuất khẩu); Cụm công nghiệp phía Tây cầu Mậu A (tập trung sản xuất các sản phầm từ cây Quế, vật liệu xây dựng, gỗ ván ép…); Cụm công nghiệp thôn Toàn An, xã Đông An (tập trung chế biến gỗ rừng trồng, các sản phẩm từ cây quế…).
Trên địa bàn huyện hiện có 225 doanh nghiệp, 57 hợp tác xã, 2.945 hộ kinh doanh cá thể với các lĩnh vực kinh doanh tập trung vào khai thác đá, khai thác cát sỏi, khai thác quặng, chế biến quế, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến tinh bột sắn và sắn lát khô…
Về tiềm năng du lịch, huyện Văn Yên từ lâu được mệnh danh là vùng đất “cao sơn ngọc quế”, được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp với núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, rừng nguyên sinh có hệ sinh thái đa dạng và lưu giữ nhiều sắc màu văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Văn Yên có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư phát triển du lịch với 3 loại hình du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử cách mạng và du lịch tâm linh, với các địa danh như dãy núi Con Voi, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Quần thể Thác Khe Cam xã Ngòi A, di tích lịch sử Quốc gia đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Trạng, đền Gò Chùa, đền Đại An, đền Phúc Linh, đền Thánh Mẫu, đình Khe Lợ, đình Cả Mường A, Đồn Gióm, đồn Đại Bục, đồn Đại Phác…
Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đông Cuông thuộc địa bàn 2 xã Đông Cuông và Tân Hợp, nằm ven sông Hồng, cách trung tâm huyện 12 km; Có hai quần thể trong đó một quần thể đền thuộc xã Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn, Lê Mai Đại Vương, Công chúa vợ vị đại vương miếu Ngọc Tháp (Phú thọ), Đức Thánh Trần và sau này là 5 nghĩa quân người Tày tham gia khởi nghĩa Giáp Dần (1914) bị Pháp xử bắn ở Yên Bái. Tại khu vực đền đã thu thập được nhiều công cụ thời Lê, chuông khánh thời Nguyễn. Một quần thể đền Ông thuộc xã Tân Hợp (đền đức Ông). Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão thứ nhất tháng giêng hàng năm và lễ tạ vào ngày mão đầu tháng 9 (âm lịch) với tục tế trâu trắng và trâu đen. Theo sử sách, đền được xây dựng vào thời Lê, là nơi thờ tự tín ngưỡng đạo Mẫu và những người có công với đất nước, được các vị vua nhà Nguyễn trao 4 sắc phong. Năm 2009, đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, đồng thời cho phép phục hồi, tôn tạo khang trang.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Nhược Sơn tọa lạc trên một thế đất khá bằng phẳng bên bờ sông Hồng ở thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ. Đền Nhược Sơn thờ danh tướng Hà Khắc Chương - một võ tướng thời nhà Trần đã có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, chống quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIII. Đền Nhược Sơn một năm có hai lễ hội chính vào ngày 20 tháng Giêng và ngày 20 tháng Chín âm lịch. Ngày lễ diễn ra tại đền với các nghi lễ cổ truyền và các trò chơi dân gian đặc sắc là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính cộng đồng.
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, Văn Yên còn có hệ thống các di tích được tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, như: đền Trạng (xã Yên Thái) thờ Trạng Lường - Lương Thế Vinh, đình Mường A, đền Phúc Linh, đình Yên Phú, đền Đại An, đền Gò Chùa, đền Thánh Mẫu, đền Làng Vải, đền Đôi Cô, đền Trái Đó, đình An Dũng, đình Lắc Mường, đình Chạng, đình - đền Tân Hợp, đình Tháp Cái, đền Trái Hút, đình - đền Hoàng Thắng, đền Giếng… Đây là những điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng các dân tộc trong huyện, thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ, tôn vinh người có công khai phá lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Bên cạnh các điểm du lịch văn hóa tâm linh, đến với Văn Yên, du khách sẽ hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng phong cảnh hoang sơ của quần thể thác Khe Cam tại xã Ngòi A; thác Quang Minh, xã Quang Minh; thác Khe Rồng, xã An Bình; thác Đá Trắng, xã Đại Sơn; thác Khe Chè xã Tân Hợp; thác Khe Mạng xã Phong Dụ Thượng; lòng hồ thủy điện Đồng Sung… Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là một địa điểm thú vị cho những du khách yêu thích thiên nhiên, ưa sự mạo hiểm.Với diện tích trên 16.000 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn gồm 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng. Nà Hẩu có địa hình như một lòng chảo tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu vẫn còn lưu giữ được hệ sinh thái đa dạng sinh học với hàng trăm loài thực vật và động vật quý hiếm, ở đây có hệ động, thực vật còn khá nguyên vẹn; nhiều động, thực vật quý hiếm được bảo tồn và phát triển, có khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm; hệ động thực vật phong phú và nhiều loài động thực vật quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn.Nằm ở độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mực nước biển, nơi cao nhất 1.800m, nơi thấp nhất 200m nên địa hình của Nà Hẩu bị chia cắt mạnh, tạo thành rất nhiều khe suối và có nhiều hang động, thác nước đẹp như thác Bản Tát, thác Suối Tiên, hang Dơi, động không đáy, thung lũng đá cổ... Nà Hẩu không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, Nà Hẩu còn là nơi hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông.
(Bài viết có sử dụng tài liệu Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên cung cấp và tham khảo trang Thông tin điện tử UBND huyện Văn Yên)
47852 lượt xem
Ban Biên tập
Huyện Văn Yên có toạ độ địa lý từ 21º50’30’’ đến 22º12’ vĩ độ Bắc; từ 104º23’ đến 104º30’ kinh độ Đông. Phía Bắc Văn Yên giáp với huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Trấn Yên, phía Đông giáp huyện Lục Yên và Yên Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn. Phía Nam giáp huyện Trấn Yên, Văn Chấn. Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình. Phía Tây giáp huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.1. Địa lý tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.390,08 km2, dân số 125.743 người (Theo niên giám thống kê năm 2018). Địa hình Văn Yên tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông. Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952m, nơi thấp nhất là 20m so với mặt nước biển. Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300 - 1.700m tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây Bắc của huyện.
Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO - UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất chính sau: Nhóm đất xám (Acrisols) chiếm 93,36% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở độ cao dưới 1800 m tại phần diện tích đất đồi núi ở tất cả các xã thuộc huyện, song tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao; Nhóm đất đỏ (Ferralsols) phân bố rải rác ở các xã vùng cao của huyện, trên các khu địa hình núi phát triển trên đá vôi, đá Mắc ma bazơ hoặc trung tính; Nhóm đất mùn Alit núi cao (Alitsols) phân bố chủ yếu ở Phong Dụ Thượng, nơi có độ cao tuyệt đối trên 1800m; Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) phân bố tập trung ở các xã Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Ngòi A, Xuân Tầm, tại vùng đất đồi, dốc trên 20% và có nơi có nhiều đá lộ đầu; Nhóm đất Glây (Gleysols) phân bố rải rác ở hầu hết các xã, nơi có địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy núi, khả năng thoát nước kém; Nhóm đất phù sa (Fluvisols) được phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven sông Hồng, ngòi Thia, đặc biệt là các xã diện tích tập trung nhiều nhất là những cánh đồng phù sa trồng lúa nước thuộc các xã Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác, Đông Cuông, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Mậu Đông.
Huyện Văn Yên có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng không lớn nhưng lại đa dạng về thành phần gồm: Nhóm năng lượng chủ yếu là than bán antranxit, than nâu và than bùn được phát hiện ở các xã dọc theo ven sông Hồng như xã Xuân Ái, Yên Hợp, Tân Hợp, Chấu Quế Thượng... với trữ lượng khoảng 120.000 tấn; Nhóm vật liệu xây dựng có các loại cát, sỏi chủ yếu được khai thác dọc ven sông Hồng, đá vôi khai thác ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện với trữ lượng lớn; Nhóm khoáng sản không kim loại gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, grafit, đặc biệt nhiều nhất là khoáng sản kaolin và felspat được phân bố chủ yếu tại xã Yên Thái, có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy; Nhóm kim loại có sắt được phân bố tập trung ở các xã Đại Sơn, Châu Quế Hạ, An Thịnh, Tân Hợp, Mỏ Vàng; chì, kẽm phân bố chủ yếu tại Mỏ Vàng, Lang Thíp và một số kim loại quý hiếm như vàng có ở Xuân Ái, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ. Những tiềm năng về khoáng sản trên đã góp phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Văn Yên có hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ rất phong phú. Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chiều dài chảy qua Văn Yên dài 70 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa bàn huyện có tới 40 con ngòi, suối lớn nhỏ chảy ra sông Hồng, trong đó lớn nhất là ngòi Thia và ngòi Hút chảy từ huyện Văn Chấn qua địa phận huyện có chiều dài tổng cộng hơn 100 km. Diện tích ao hồ trên địa bàn có hơn 207 ha.
Rừng ở Văn Yên thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh, với nhiều loài cây lá rộng, nhiều tầng. Trên các đỉnh núi cao là kiểu rừng nhiệt đới với nhiều loại cây lá kim như pơ-mu, sa mộc xen lẫn các loại cây lá rộng thuộc họ sồi, dẻ, đỗ quyên... Bên cạnh các loại gỗ quý như nghiến, táu, lát hoa, chò chỉ; các loại dược liệu như đẳng sâm, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân; các loại động vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, hươu, gấu, vượn… còn có nhiều khu rừng cho lâm đặc sản như cọ, song, quế, chè... Các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Phong Dụ Hạ, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng, Đại Sơn… hiện còn khá nhiều diện tích rừng tự nhiên. Còn ở những nơi khác trong huyện hiện chỉ có rừng trồng, rừng tái sinh và các thảm thực vật khác.
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:
+ Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºc. Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.
+ Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 - 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºc, độ ẩm không khí 81 - 86%.
Khí hậu Văn Yên ổn định, ít đột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày ở phía Nam. Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như: sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phía Bắc.
2. Lịch sử hình thành
Trải qua các thời kỳ lịch sử, năm 1891 huyện Văn Yên ngày nay thuộc tiểu quân khu Yên Bái trong đạo quan binh thứ ba; năm 1900, thực dân Pháp lập tỉnh Yên Bái thì phần lớn vùng đất Văn Yên thuộc tổng Đông Cuông và tổng Yên Phú, phủ Trấn Yên, còn lại một phần đất thuộc tổng Văn Bàn, châu Văn Bàn. Từ đó đến năm 1964, địa dư hành chính này không có gì thay đổi.
Ngày 16/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177-CP về việc thành lập huyện Văn Yên trên cơ sở sáp nhập 19 xã của huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) và 6 xã của huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai). 06 xã của huyện Văn Bàn là Phong Dụ, Đông An, Lâm Giang, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng và 19 xã của huyện Trấn Yên là An Bình, Đại Sơn, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Mậu Đông, Quang Minh, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Hưng, Đoàn Kết, Yên Thành, Đồng Tâm, Đại Đồng, Nhất Trí, Xuân Lợi, Minh Đông, Mỏ Vàng, Mậu A, Yên Phú.
Ngày 1/3/1965, lễ bàn giao và tiếp nhận huyện được tổ chức tại hội trường của Hợp tác xã Ba Soi (Thọ Lâm), nay là khuôn viên nhà văn hóa thôn 1 - Kim Yên, xã Lâm Giang. Từ đây, huyện Văn Yên chính thức đi vào hoạt động và lấy ngày 1/3 hàng năm là ngày thành lập huyện.
Ngày 17/2/1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 44-NV, chia xã Phong Dụ thành 3 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ và Xuân Tầm.
Ngày 3/4/1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quvết định số 125, đổi tên 5 xã như sau: Xã Đoàn Kết thành xã Ngòi A; xã Yên Thành thành xã Yên Thái; xã ĐồngTâm thành xã Tân Hợp; xã Đại Đồng thành xã Đại Phác; xã Nhất Trí thành xã Viễn Sơn.
Ngày 16/12/1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 52-NV, chia xã Đại Phác thành 2 xã: An Thịnh và Đại Phác.
Ngày 2/3/1973, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 12-BT, giải thể xã Xuân Lợi, sáp nhập các thôn của xã này vào xã Mỏ Vàng và xã Đại Sơn; giải thể xã Minh Đông, sáp nhập các thôn của xã này vào xã An Bình và Đông Cuông.
Ngày 11/1/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 03-HĐBT, chia xã Mỏ Vàng thành 2 xã là Mỏ Vàng và Nà Hẩu.
Ngày 19/12/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 15-H ĐBT, giải thể xã Mậu A để thành lập thị trấn Mậu A, phần còn lại sáp nhập vào xã Mậu Đông.
Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Văn Yên như sau: Nhập xã Hoàng Thắng vào xã Xuân Ái; Nhập xã Yên Hưng vào xã Yên Thái. Sau khi sắp xếp, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn.
3. Địa lý hành chính
Huyện Văn Yên là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái. Trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi về địa danh, địa giới các đơn vị hành chính của huyện. Đến nay, huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 01 thị trấn là: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Binh, Quang Minh, Đông An, Đông Cuông, Phong Dụ Hạ, Mậu Đông, Ngòi A, Xuân Tầm, Tân Hợp, An Thịnh, Yên Thái, Phong Dụ Thượng, Yên Hợp, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú, Xuân Ái, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu và Thị trấn Mậu A.
4. Địa lý nhân văn
Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 1.390,08 km2, dân số 129.679 người (Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019). Huyện Văn Yên có 12 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,01%, dân tộc Dao chiếm 25,3%, dân tộc Tày chiếm 15,5%, dân tộc Mông chiếm 4,4% còn lại là các dân tộc khác.
Các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng, Dao sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất, đời sống kinh tế văn hóa khá. Còn lại các dân tộc khác cư trú và sinh sống trên các sườn núi và thung lũng, chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, sắn, quế, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Trình độ canh tác còn thấp, kinh tế phát triển chậm.
Với 12 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng biệt, bản sắc văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc như: Văn hóa dân tộc Dao Đỏ có múa rùa, múa chuông, múa ra quân; văn hóa dân tộc Tày có múa xòe đệm, xòe khăn, hát khắp, hát then; văn hóa dân tộc Phù Lá múa khèn bầu, sáo cúc kẹ, múa xòe; văn hóa dân tộc Mông có múa xênh tiền, múa khèn, múa kiếm, múa gậy…
Bên cạnh các nét đẹp của văn hóa các dân tộc, trên địa bàn còn có các lễ hội lớn của đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, đình Mường A xã Ngòi A với phần lễ và phần hội vô cùng phong phú, hấp dẫn du khách.
Vùng đất Văn Yên lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, nơi đây còn giữ gìn, tôn tạo và phát huy tốt các di tích đã được Nhà nước công nhận, trong đó có 26 cơ sở tín ngưỡng (02 di tích được công nhận cấp Quốc gia là Đền Đông Cuông và Đền Nhược Sơn; 24 di tích cấp tỉnh gồm: 1. Đình Mường A, xã Ngòi A; 2. Đền Trạng Lường, xã Yên Thái; 3.Đền Đại An, xã An Thịnh; 4. Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang; 5. Đình Yên Phú, xã Yên Phú; 6. Đền Gò Chùa, xã An Thịnh; 7. Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông; 8. Đình An Dũng, xã Yên Hợp; 10. Đền Trái Đó, xã Yên Hợp; 11. Đình - Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp; 12. Đền Đôi cô, xã Đông An; 13. Đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ; 14. Đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng; 15. Đền Làng Vải, xã Mậu Đông; 16. Đình - Đền Hoàng Thắng, xã Hoàng Thắng; 17. Đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn; 18. Đền Trái Hút, xã An Bình; 19. Đền Giếng, xã Đông Cuông; 20. Đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái; 21. Đình Làng Than, xã Phong Dụ Thượng; 22. Đình - Đền Đại Phác; 23. Đình Khe Dứa, xã Viễn Sơn, 24. Đình Cầu A, xã Mậu Đông);có 4 di tích cách mạng bao gồm: Di tích khảo cổ học bến Mậu A, Đồn Đại Bục, Đồn Đại Phác, Đồn Gióm.
5. Tiềm năng kinh tế
Nằm cách Trung tâm tỉnh Yên Bái 40km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200 km, cách thành phố Lào Cai 140 km, Văn Yên có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đặc biệt với 50km đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy dọc qua địa phận 08 xã của huyện với nút giao IC14 nối kết với các tuyến đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện đã tạo nên mạng lưới giao thông vận tải rất thuận tiện gắn kết giữa các vùng, các trung tâm thị tứ, trung tâm xã với trung tâm huyện và gắn kết với các huyện bạn, tỉnh bạn.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú và có trữ lượng lớn. Huyện Văn Yên có các mỏ đá với trữ lượng lớn như mỏ đá Lâm Giang I (trữ lượng 58 nghìn m3), mỏ đá Lâm Giang II (trữ lượng 1,2 triệu m3); mỏ đá Đại Phác (trữ lượng 8,4 nghìn m3); Fenspat (trữ lượng 25 nghìn m3); đất hiếm (trữ lượng khoảng 17,8 nghìn tấn); Grafit; Mỏ quặng sắt. Bên cạnh đó huyện còn có một số mỏ quặng nhỏ đa kim và mỏ than nâu lửa dài chưa xác định được trữ lượng cụ thể.
Văn Yên còn có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế. Văn Yên hiện có 104,3 nghìn ha rừng trên đất lâm nghiệp với trữ lượng khai thác hàng năm khoảng từ 75 đến 80 nghìn m3 gỗ rừng trồng các loại, đáp ứng cho sản xuất khoảng từ 70 đến 80 nghìn tấn nguyên liệu giấy.
Với diện tích đất nông nghiệp gần 128,9 nghìn ha, huyện đã quan tâm đầu tư phát triển nông lâm nghiệp và hình thành 3 vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa gồm vùng thâm canh lúa với diện tích 1.150 ha; vùng trồng màu và cây ăn quả ở 6 xã và vùng trồng cây Quế với diện tích 40.018 ha ở 27 xã, thị trấn.
Đặc biệt, nơi đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng Quế lớn nhất cả nước, cung cấp nguyên liệu để chế biến các sản phẩm dược liệu, nước hoa, gia vị. Huyện đã xây dựng thành công Chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên với sản lượng khai thác quế vỏ đạt 9.500 tấn chiếm 70% tổng sản lượng toàn tỉnh; sản lượng tinh dầu quế đạt 300 tấn, sản lượng gỗ Quế khoảng 60 nghìn m3. Ngoài ra, huyện Văn Yên còn tập trung quy hoạch phát triển cây sắn, cây ăn quả, cây tre măng bát độ.
Văn Yên có 3 khu, cụm công nghiệp được phê duyệt gồm Khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên (tập trung chế biến tinh bột Sắn, tinh dầu Quế và sản xuất giấy đế xuất khẩu); Cụm công nghiệp phía Tây cầu Mậu A (tập trung sản xuất các sản phầm từ cây Quế, vật liệu xây dựng, gỗ ván ép…); Cụm công nghiệp thôn Toàn An, xã Đông An (tập trung chế biến gỗ rừng trồng, các sản phẩm từ cây quế…).
Trên địa bàn huyện hiện có 225 doanh nghiệp, 57 hợp tác xã, 2.945 hộ kinh doanh cá thể với các lĩnh vực kinh doanh tập trung vào khai thác đá, khai thác cát sỏi, khai thác quặng, chế biến quế, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến tinh bột sắn và sắn lát khô…
Về tiềm năng du lịch, huyện Văn Yên từ lâu được mệnh danh là vùng đất “cao sơn ngọc quế”, được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp với núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, rừng nguyên sinh có hệ sinh thái đa dạng và lưu giữ nhiều sắc màu văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Văn Yên có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư phát triển du lịch với 3 loại hình du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử cách mạng và du lịch tâm linh, với các địa danh như dãy núi Con Voi, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Quần thể Thác Khe Cam xã Ngòi A, di tích lịch sử Quốc gia đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Trạng, đền Gò Chùa, đền Đại An, đền Phúc Linh, đền Thánh Mẫu, đình Khe Lợ, đình Cả Mường A, Đồn Gióm, đồn Đại Bục, đồn Đại Phác…
Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đông Cuông thuộc địa bàn 2 xã Đông Cuông và Tân Hợp, nằm ven sông Hồng, cách trung tâm huyện 12 km; Có hai quần thể trong đó một quần thể đền thuộc xã Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn, Lê Mai Đại Vương, Công chúa vợ vị đại vương miếu Ngọc Tháp (Phú thọ), Đức Thánh Trần và sau này là 5 nghĩa quân người Tày tham gia khởi nghĩa Giáp Dần (1914) bị Pháp xử bắn ở Yên Bái. Tại khu vực đền đã thu thập được nhiều công cụ thời Lê, chuông khánh thời Nguyễn. Một quần thể đền Ông thuộc xã Tân Hợp (đền đức Ông). Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão thứ nhất tháng giêng hàng năm và lễ tạ vào ngày mão đầu tháng 9 (âm lịch) với tục tế trâu trắng và trâu đen. Theo sử sách, đền được xây dựng vào thời Lê, là nơi thờ tự tín ngưỡng đạo Mẫu và những người có công với đất nước, được các vị vua nhà Nguyễn trao 4 sắc phong. Năm 2009, đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, đồng thời cho phép phục hồi, tôn tạo khang trang.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền Nhược Sơn tọa lạc trên một thế đất khá bằng phẳng bên bờ sông Hồng ở thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ. Đền Nhược Sơn thờ danh tướng Hà Khắc Chương - một võ tướng thời nhà Trần đã có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, chống quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIII. Đền Nhược Sơn một năm có hai lễ hội chính vào ngày 20 tháng Giêng và ngày 20 tháng Chín âm lịch. Ngày lễ diễn ra tại đền với các nghi lễ cổ truyền và các trò chơi dân gian đặc sắc là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính cộng đồng.
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, Văn Yên còn có hệ thống các di tích được tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, như: đền Trạng (xã Yên Thái) thờ Trạng Lường - Lương Thế Vinh, đình Mường A, đền Phúc Linh, đình Yên Phú, đền Đại An, đền Gò Chùa, đền Thánh Mẫu, đền Làng Vải, đền Đôi Cô, đền Trái Đó, đình An Dũng, đình Lắc Mường, đình Chạng, đình - đền Tân Hợp, đình Tháp Cái, đền Trái Hút, đình - đền Hoàng Thắng, đền Giếng… Đây là những điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng các dân tộc trong huyện, thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ, tôn vinh người có công khai phá lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Bên cạnh các điểm du lịch văn hóa tâm linh, đến với Văn Yên, du khách sẽ hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng phong cảnh hoang sơ của quần thể thác Khe Cam tại xã Ngòi A; thác Quang Minh, xã Quang Minh; thác Khe Rồng, xã An Bình; thác Đá Trắng, xã Đại Sơn; thác Khe Chè xã Tân Hợp; thác Khe Mạng xã Phong Dụ Thượng; lòng hồ thủy điện Đồng Sung… Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là một địa điểm thú vị cho những du khách yêu thích thiên nhiên, ưa sự mạo hiểm.Với diện tích trên 16.000 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn gồm 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng. Nà Hẩu có địa hình như một lòng chảo tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu vẫn còn lưu giữ được hệ sinh thái đa dạng sinh học với hàng trăm loài thực vật và động vật quý hiếm, ở đây có hệ động, thực vật còn khá nguyên vẹn; nhiều động, thực vật quý hiếm được bảo tồn và phát triển, có khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm; hệ động thực vật phong phú và nhiều loài động thực vật quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn.Nằm ở độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mực nước biển, nơi cao nhất 1.800m, nơi thấp nhất 200m nên địa hình của Nà Hẩu bị chia cắt mạnh, tạo thành rất nhiều khe suối và có nhiều hang động, thác nước đẹp như thác Bản Tát, thác Suối Tiên, hang Dơi, động không đáy, thung lũng đá cổ... Nà Hẩu không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, Nà Hẩu còn là nơi hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông.
(Bài viết có sử dụng tài liệu Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên cung cấp và tham khảo trang Thông tin điện tử UBND huyện Văn Yên)