CTTĐT - Sau hơn 5 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã có 26 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đặc biệt đã có 2 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là xã Yên Hưng và xã Đại Phác. Đó là những tín hiệu vui, là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau hưn 5 năm xây dựng nông thôn mới, Văn Yên đã đạt được những thành tựu đáng kể
Đến với Yên Hưng - xã thứ hai của
huyện Văn Yên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi nhận thấy bộ
mặt nông thôn nơi đây đã có sự khởi sắc. Những con đường bê tông trải dài, sạch
sẽ đã thay thế cho những con đường đất, những ngôi nhà được xây dựng kiên cố
mọc lên san sát. Không khí thi đua lao động sản xuất đang nhộn nhịp khắp các
đường làng, ngõ xóm…Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, với xuất phát điểm ban
đầu còn thấp, chỉ mới có 4 tiêu chí đạt chuẩn nhưng chính quyền địa phương cùng
với nhân dân các dân tộc trong xã đã chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn,
bỡ ngỡ ban đầu, vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới.
Từ các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện nhiều cách làm
hay, sáng tạo trong việc huy động sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực. Trong 5
năm qua, tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Yên Hưng là gần
104 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp trên 60 tỷ. Ông Trần Công Lập - Chủ tịch
UBND xã phấn khởi cho biết: “Hiện nay, Yên Hưng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí
xây dựng nông thôn mới và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào
tháng 5/2016. Để có được sự thành công đó là nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Qua đó chúng tôi đã huy động cả
hệ thống chính trị và toàn thể người dân vào cuộc xây dựng nông thôn mới, các
phong trào thi đua đã khơi dậy được nhiều nguồn lực tại chỗ. Với phương châm dễ
làm trước, khó làm sau, tập trung xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, vừa làm
vừa rút kinh nghiệm; phát huy tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch để dân
biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra, được nhân dân ủng hộ, tích cực tham
gia”.
Yên
Hưng là xã thứ 2 của huyện Văn Yên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Khác với Yên Hưng, xã Châu Quế
Thượng là một xã vùng ba còn gặp nhiều khó khăn của huyện Văn Yên. Khi bắt đầu
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã chưa có tiêu chí nào đạt
chuẩn, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao. Xác định xây dựng nông thôn mới là một
quá trình lâu dài và liên tục, chính vì vậy, trong thời gian qua công tác tuyên
truyền luôn được đẩy mạnh thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng nhằm thay
đổi nhận thức, tư tưởng của người dân. Ông Đặng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch HĐND xã Châu Quế Thượng cho biết: “Bằng việc tuyên truyền sâu rộng với các
hình thức phong phú nên người dân đã hiểu và thấy rõ được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước và có ý thức chủ động tham gia chương trình thông qua những việc
làm cụ thể như hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động…để phát triển
giao thông nông thôn. Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, chiếm tới 55%,
nhưng người dân vẫn tích cực tham gia đóng góp tiền của để xây dựng cơ sở hạ
tầng”. Từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương và sự đóng góp của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng trường học của xã
được cải thiện, giao thông thuận lợi hơn tạo điều kiện cho nhân dân đi lại,
giao thương hàng hoá. Hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hoá, đảm bảo
cung cấp nước phục vụ sản xuất, ổn định cuộc sống…Với sự ủng hộ của người dân,
sự cố gắng nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay Châu Quế Thượng đã đạt
được 6/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm: tiêu chí số 1 về quy hoạch
và thực hiện quy hoạch; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; tiêu chí số 10 về thu nhập;
tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí số 14 về giáo dục và
tiêu chí số 19 về an ninh trật tự.
Có thể thấy rằng, trong xây dựng
nông thôn mới, công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của người
dân, để người dân trực tiếp tham gia thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với thành công của chương trình. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong
những năm qua, công tác tuyên truyền đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể
chính trị xã hội của huyện Văn Yên triển khai chủ động, kịp thời, hiệu quả bằng
nhiều hình thức phong phú như thông qua hội nghị, hội thảo, phát thanh, truyền
hình, tờ rơi, pa nô, áp phích… Công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ tham
gia thực hiện chương trình được chú trọng. Đồng chí Khổng Giang Lam - Trưởng phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới huyện cho biết: “Trong hơn 5 năm thực hiện chương trình, huyện đã phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức được 10 lớp tập
huấn cho 260 cán bộ các xã trên địa bàn huyện. Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức 8
lớp tập huấn cho 390 cán bộ Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình cấp xã, ban
phát triển thôn. Đồng thời tổ chức cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chương
trình tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập về xây dựng nông thôn mới do
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức”.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã tập
trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn,
tập trung làm đường giao thông đến trung tâm các xã. Trong 5 năm qua, đã nâng
cấp, rải nhựa và bê tông hóa mặt đường 99,6km đường giao thông theo tiêu chuẩn
cấp V miền núi, nâng tổng số ki-lô-mét đường trục xã đạt chuẩn lên 181,1 km;
Cứng hóa 149,3 km đường trục thôn, bản, nâng tổng số ki-lô-mét đường trục thôn,
bản được cứng hóa lên 189,3 km… Bên cạnh các nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện còn huy động các nguồn vốn lồng ghép
từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác, các chương trình, dự án triển khai
trên địa bàn và nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của
chương trình. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới đầu tư trên địa bàn huyện là trên 43 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện
quy hoạch nông thôn mới trên 2,9 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trên
36,9 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất trên 2,8 tỷ đồng…
Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới của huyện đã đạt được những kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn
trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc, số các tiêu chí đã hoàn thành tăng
lên. Qua 5 năm thực hiện chương trình, huyện đã có 26/26 xã đạt từ 5 tiêu chí
trở lên, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đến nay, huyện đã có 3 xã hoàn thành
19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (xã Yên Hưng, xã Đại Phác, xã Đông Cuông)
và 2 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (xã Yên Hưng và xã Đại
Phác). Các tiêu chí chủ yếu đã đạt được bao gồm tiêu chí về quy hoạch, tiêu chí
về thủy lợi, tiêu chí về hệ thống điện, tiêu chí về thu nhập, tiêu chí về tỷ lệ
lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí về giáo dục, tiêu chí về văn hóa,
tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, chính trị trên
địa bàn các xã nhưng một bộ phận cán bộ quản lý chưa hiểu hết được nội dung của
chương trình, nhất là cán bộ của một số xã nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ thực hiện. Nhiều xã trên địa bàn có xuất phát điểm thấp so với yêu cầu
của chương trình. Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo tiêu chí nghèo
đa chiều nên gây nhiều khó khăn cho các xã trong việc thực hiện. Phát triển sản
xuất mới dừng lại ở một số mô hình mà chưa triển khai rộng trên phạm vi toàn
xã, các hợp tác xã, tổ hợp tác có tăng về số lượng nhưng đa số quy mô nhỏ nên
hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp…Những yếu tố đó đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện.
Với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm
2016, huyện Văn Yên có 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (bao gồm:
Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái), trong những tháng cuối năm 2016,
huyện sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gắn liền với cuộc
vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông
thôn mới” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”,
“Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Văn Yên chung sức xây dựng nông
thôn mới” ở tất cả các xã; Lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới với
chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn
huyện; Tập trung huy động các nguồn lực theo phương châm xã hội hóa để đầu tư
thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, ưu tiên tập trung các
hạng mục cần thiết; Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và đào tạo, tập huấn
đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; Đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; kết hợp ưu tiên chỉ
đạo điểm và triển khai trên diện rộng. Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh
quy hoạch, đề án nông thôn mới cho phù hợp với tình hình hiện tại.
769 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau hơn 5 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã có 26 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đặc biệt đã có 2 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là xã Yên Hưng và xã Đại Phác. Đó là những tín hiệu vui, là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đến với Yên Hưng - xã thứ hai của
huyện Văn Yên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi nhận thấy bộ
mặt nông thôn nơi đây đã có sự khởi sắc. Những con đường bê tông trải dài, sạch
sẽ đã thay thế cho những con đường đất, những ngôi nhà được xây dựng kiên cố
mọc lên san sát. Không khí thi đua lao động sản xuất đang nhộn nhịp khắp các
đường làng, ngõ xóm…Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, với xuất phát điểm ban
đầu còn thấp, chỉ mới có 4 tiêu chí đạt chuẩn nhưng chính quyền địa phương cùng
với nhân dân các dân tộc trong xã đã chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn,
bỡ ngỡ ban đầu, vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới.
Từ các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện nhiều cách làm
hay, sáng tạo trong việc huy động sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực. Trong 5
năm qua, tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Yên Hưng là gần
104 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp trên 60 tỷ. Ông Trần Công Lập - Chủ tịch
UBND xã phấn khởi cho biết: “Hiện nay, Yên Hưng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí
xây dựng nông thôn mới và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào
tháng 5/2016. Để có được sự thành công đó là nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Qua đó chúng tôi đã huy động cả
hệ thống chính trị và toàn thể người dân vào cuộc xây dựng nông thôn mới, các
phong trào thi đua đã khơi dậy được nhiều nguồn lực tại chỗ. Với phương châm dễ
làm trước, khó làm sau, tập trung xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, vừa làm
vừa rút kinh nghiệm; phát huy tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch để dân
biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra, được nhân dân ủng hộ, tích cực tham
gia”.
Yên
Hưng là xã thứ 2 của huyện Văn Yên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Khác với Yên Hưng, xã Châu Quế
Thượng là một xã vùng ba còn gặp nhiều khó khăn của huyện Văn Yên. Khi bắt đầu
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã chưa có tiêu chí nào đạt
chuẩn, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao. Xác định xây dựng nông thôn mới là một
quá trình lâu dài và liên tục, chính vì vậy, trong thời gian qua công tác tuyên
truyền luôn được đẩy mạnh thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng nhằm thay
đổi nhận thức, tư tưởng của người dân. Ông Đặng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch HĐND xã Châu Quế Thượng cho biết: “Bằng việc tuyên truyền sâu rộng với các
hình thức phong phú nên người dân đã hiểu và thấy rõ được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước và có ý thức chủ động tham gia chương trình thông qua những việc
làm cụ thể như hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động…để phát triển
giao thông nông thôn. Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, chiếm tới 55%,
nhưng người dân vẫn tích cực tham gia đóng góp tiền của để xây dựng cơ sở hạ
tầng”. Từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương và sự đóng góp của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng trường học của xã
được cải thiện, giao thông thuận lợi hơn tạo điều kiện cho nhân dân đi lại,
giao thương hàng hoá. Hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hoá, đảm bảo
cung cấp nước phục vụ sản xuất, ổn định cuộc sống…Với sự ủng hộ của người dân,
sự cố gắng nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay Châu Quế Thượng đã đạt
được 6/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm: tiêu chí số 1 về quy hoạch
và thực hiện quy hoạch; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; tiêu chí số 10 về thu nhập;
tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí số 14 về giáo dục và
tiêu chí số 19 về an ninh trật tự.
Có thể thấy rằng, trong xây dựng
nông thôn mới, công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của người
dân, để người dân trực tiếp tham gia thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với thành công của chương trình. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong
những năm qua, công tác tuyên truyền đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể
chính trị xã hội của huyện Văn Yên triển khai chủ động, kịp thời, hiệu quả bằng
nhiều hình thức phong phú như thông qua hội nghị, hội thảo, phát thanh, truyền
hình, tờ rơi, pa nô, áp phích… Công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ tham
gia thực hiện chương trình được chú trọng. Đồng chí Khổng Giang Lam - Trưởng phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới huyện cho biết: “Trong hơn 5 năm thực hiện chương trình, huyện đã phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức được 10 lớp tập
huấn cho 260 cán bộ các xã trên địa bàn huyện. Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức 8
lớp tập huấn cho 390 cán bộ Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình cấp xã, ban
phát triển thôn. Đồng thời tổ chức cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chương
trình tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập về xây dựng nông thôn mới do
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức”.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã tập
trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn,
tập trung làm đường giao thông đến trung tâm các xã. Trong 5 năm qua, đã nâng
cấp, rải nhựa và bê tông hóa mặt đường 99,6km đường giao thông theo tiêu chuẩn
cấp V miền núi, nâng tổng số ki-lô-mét đường trục xã đạt chuẩn lên 181,1 km;
Cứng hóa 149,3 km đường trục thôn, bản, nâng tổng số ki-lô-mét đường trục thôn,
bản được cứng hóa lên 189,3 km… Bên cạnh các nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện còn huy động các nguồn vốn lồng ghép
từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác, các chương trình, dự án triển khai
trên địa bàn và nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của
chương trình. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới đầu tư trên địa bàn huyện là trên 43 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện
quy hoạch nông thôn mới trên 2,9 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trên
36,9 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất trên 2,8 tỷ đồng…
Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới của huyện đã đạt được những kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn
trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc, số các tiêu chí đã hoàn thành tăng
lên. Qua 5 năm thực hiện chương trình, huyện đã có 26/26 xã đạt từ 5 tiêu chí
trở lên, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đến nay, huyện đã có 3 xã hoàn thành
19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (xã Yên Hưng, xã Đại Phác, xã Đông Cuông)
và 2 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (xã Yên Hưng và xã Đại
Phác). Các tiêu chí chủ yếu đã đạt được bao gồm tiêu chí về quy hoạch, tiêu chí
về thủy lợi, tiêu chí về hệ thống điện, tiêu chí về thu nhập, tiêu chí về tỷ lệ
lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí về giáo dục, tiêu chí về văn hóa,
tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, chính trị trên
địa bàn các xã nhưng một bộ phận cán bộ quản lý chưa hiểu hết được nội dung của
chương trình, nhất là cán bộ của một số xã nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ thực hiện. Nhiều xã trên địa bàn có xuất phát điểm thấp so với yêu cầu
của chương trình. Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo tiêu chí nghèo
đa chiều nên gây nhiều khó khăn cho các xã trong việc thực hiện. Phát triển sản
xuất mới dừng lại ở một số mô hình mà chưa triển khai rộng trên phạm vi toàn
xã, các hợp tác xã, tổ hợp tác có tăng về số lượng nhưng đa số quy mô nhỏ nên
hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp…Những yếu tố đó đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện.
Với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm
2016, huyện Văn Yên có 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (bao gồm:
Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái), trong những tháng cuối năm 2016,
huyện sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gắn liền với cuộc
vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông
thôn mới” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”,
“Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Văn Yên chung sức xây dựng nông
thôn mới” ở tất cả các xã; Lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới với
chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn
huyện; Tập trung huy động các nguồn lực theo phương châm xã hội hóa để đầu tư
thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, ưu tiên tập trung các
hạng mục cần thiết; Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và đào tạo, tập huấn
đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; Đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; kết hợp ưu tiên chỉ
đạo điểm và triển khai trên diện rộng. Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh
quy hoạch, đề án nông thôn mới cho phù hợp với tình hình hiện tại.