Báo
cáo tại hội nghị cho thấy, tính đến hết tháng 9/2016, cả nước đã có 2.045 xã
(23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tính đến 15/9), tăng 515 xã
(5,9%) so với cuối năm 2015. Dự kiến, hết năm 2016, sẽ có khoảng 25% số xã
đạt chuẩn. Còn 300 xã đạt dưới 5 tiêu chí (3,36%), giảm 26 xã so với đầu năm
2016. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1 tiêu chí/xã.
Trong
giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình là hơn
850.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 11,6%, còn 88,4% là từ
nhiều nguồn lực khác nhau như từ người dân, doanh nghiệp, tín dụng…
|
Tham dự Hội nghị còn có Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Các chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên cả nước tại
các đầu cầu truyền hình trực tuyến.
Ngày 16/8/2016, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 với mục tiêu cụ thể đến
năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; khuyến khích mỗi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông
thôn mới. Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5
tiêu chí. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển
sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt,
trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn;
tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng
ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Để đạt được mục tiêu đến năm
2020 thì các giải pháp được đưa ra là tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội
sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; rà soát bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế
chính sách; đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình; thực
hiện cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình.
Dự kiến tổng mức vốn thực
hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách
trung ương 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng.
Tại Hội nghị các bộ,
ngành, địa phương đã tham gia ý kiến về mục tiêu và giải pháp để đạt được mục
tiêu xây dựng nông thôn mới; những biện pháp chủ yếu để xây dựng nông thôn mới
trong đó mục tiêu then chốt là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất
và tinh thần; những kiến nghị đối với trung ương để giải quyết những vấn đề
đang còn tồn tại trong xây dựng nông thôn mới; những kinh nghiệm hay, cách làm
tốt của các địa phương trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới…
Phát biểu tại Hội nghị,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong 5 năm qua, chương trình xây
dựng nông thôn đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều mô hình mới trong xây
dựng nông thôn mới đã được triển khai, số hộ nghèo giảm nhanh, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân đã
được cải thiện đáng kể, nhận thức của hệ thống chính về xây dựng nông thôn mới
đã được nâng lên…Thủ tướng Chính phủ đã biểu dương, đánh giá cao sự nỗ
lực, cố gắng của các cấp, các ngành và người dân trong xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn 2011-2015.
Tuy nhiên, trong quá
trình xây dựng nông thôn mới cũng đã phát sinh nhiều tồn tại: một số địa phương
chưa quan tâm đến những vấn đề cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới đó là nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đời sống tinh thần của người
nông dân ở một số nơi còn nghèo nàn; môi trường tự nhiên- xã hội ở nông thôn
còn nhiều bất cập… ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; một số địa phương còn
chạy theo thành tích, huy động quá nhiều nguồn thu nhập của nhân dân vào xây dựng
nông thôn mới; việc đánh giá, công nhận nông thôn mới còn nhiều tồn tại; tại
nhiều địa phương công tác xây dựng nông thôn mới chưa thực sự được cấp ủy,
chính quyền quan tâm …
Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nông thôn mới là cuộc cách mạng nên phải kiên trì thực hiện, phải thu hẹp khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn, phải hiểu bản chất của nông thôn là nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao dân chủ, bình đẳng, đảm bảo
vệ sinh môi trường, giữ vững bản sắc văn hóa.
Đồng chí yêu cầu cần
nâng cao vai trò của cấp ủy chính quyền cấc cấp trong xây dựng nông thôn mới.
Coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Việc công nhận nông
thôn mới phải thực chất, khách quan,
không chạy theo thành tích; mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương phải
có chương trình hành động xây dựng nông thôn mới. Nông thôn mới là nông thôn
kiểu mẫu gắn với đô thị hóa; gắn với khát vọng làm giàu, khởi nghiệp của thế hệ
nông dân dám nghĩ dám làm, dám đổi mới. Nông thôn mới phải đồng nghĩa với cuộc
sống mới, mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, huy động mọi nguồn
lực của xã hội vào xây dựng nông thôn mới; kiện toàn, nâng cao năng lực của ban
chỉ đạo tại các địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính
trị, xã hội và của người dân trong xây dựng nông thôn mới…
Ban chỉ đạo Trung
ương và Địa phương khẩn trương phải hoàn thành các nhiệm vụ đã được Thủ tướng
Chính phủ giao nhằm hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống cơ chế chính sách về xây
dựng nông thôn mới….
Đồng chí đề nghị các
bộ, ban, ngành, các địa phương hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.