CTTĐT - Xuất phát từ nhu cầu cung ứng sản phẩm mây tre đan sang Châu Âu, anh Nguyễn Văn Thương, tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để mở xưởng sản xuất mây tre đan truyền thống, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, mở ra hướng phát triển kinh tế mới mang lại thu nhập cao.
Anh Nguyễn Văn Thương (bên trái) giới thiệu sản phẩm mây tre truyền thống của cơ sở cho khách hàng
Mô hình sản xuất
mây tre đan truyền thống của anh Nguyễn Văn Thương bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2016, hiện tại có hơn 300 lao động
chính và gần 100 người học việc. Xưởng chuyên nhận làm các sản phẩm mây tre đan
theo mẫu và đơn đặt hàng với số lượng lớn. Mỗi lao động đến nhận nguyên liệu và
tự mang về nhà làm, sau khi hoàn thành thì đem đến xưởng và nhận tiền công hàng
tháng theo số lượng sản phẩm làm ra. Trung bình mỗi ngày xưởng sản xuất ra hàng
trăm sản phẩm các loại như: đĩa bèo, lọ hoa, bình, giỏ…được làm hoàn toàn bằng
các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: Cói – Thanh Hóa, Bèo lục bình – Hải
Phòng, Mây – Thái Bình. Khi được hỏi về lý do chọn nghề sản xuất mây tre đan
truyền thống, anh Nguyễn Văn Thương cho biết: Trước khi tôi đã từng làm mộc nhưng mình đã tính toán và
quyết định chuyển sang làm nghề mây tre đan truyền thống này vì nguồn nhân lực ở
đây dồi dào. Mục đích chính làm mô hình này trước mắt là phát triển kinh tế gia
đình, sau là để tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương. Nhiều người
đến cơ sở của tôi xin học việc và được tiếp nhận ngay vì nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm mây tre đan này trong nước rất lớn, chưa kể được chuyển sang các nước Châu
Âu nên sản phẩm của cơ sở tôi làm ra còn không đủ cung ứng cho các công ty thu
mua như: Công ty Mây tre đan Hà Linh ở Chương Mỹ (Hà Nội), Công ty Xuất nhập khẩu Mây tre ở Huyện Yên Khánh (Ninh Bình), Công ty Chiếu Cói
Minh Quang - Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cùng nhiều cơ sở
nhỏ lẻ trong nước.
Với số vốn ban đầu
là 500 triệu đồng vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Nghĩa Lộ, hàng tháng mô hình sản xuất mây tre đan truyền
thống của anh Nguyễn Văn Thương sản xuất được từ 4 - 5 nghìn sản phẩm, thu về khoảng 400 triệu đồng chưa trừ chi
phí nguyên liệu. Đầu ra của sản phẩm được thu mua ổn định ở các công ty mây tre
đan trong nước, sau đó tiếp tục được xuất khẩu sang các nước Châu âu, chính vì
vậy anh Khương mong muốn được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay để có thể tiếp tục
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa
phương.
Tuy mới chỉ đi vào
hoạt động, nhưng mô hình sản
xuất mây tre đan truyền thống của gia đình Anh Nguyễn Văn Thương cho thấy hiệu
quả kinh tế rõ rệt, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động thị xã Nghĩa Lộ và các huyện lân cận. Đây cũng là hướng đi mới
trong phát triển kinh tế cần được nhân rộng trên địa bàn thị xã.
3931 lượt xem
Nguyễn Thư (Đài TT – TH Thị xã Nghĩa Lộ)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xuất phát từ nhu cầu cung ứng sản phẩm mây tre đan sang Châu Âu, anh Nguyễn Văn Thương, tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để mở xưởng sản xuất mây tre đan truyền thống, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, mở ra hướng phát triển kinh tế mới mang lại thu nhập cao.
Mô hình sản xuất
mây tre đan truyền thống của anh Nguyễn Văn Thương bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2016, hiện tại có hơn 300 lao động
chính và gần 100 người học việc. Xưởng chuyên nhận làm các sản phẩm mây tre đan
theo mẫu và đơn đặt hàng với số lượng lớn. Mỗi lao động đến nhận nguyên liệu và
tự mang về nhà làm, sau khi hoàn thành thì đem đến xưởng và nhận tiền công hàng
tháng theo số lượng sản phẩm làm ra. Trung bình mỗi ngày xưởng sản xuất ra hàng
trăm sản phẩm các loại như: đĩa bèo, lọ hoa, bình, giỏ…được làm hoàn toàn bằng
các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: Cói – Thanh Hóa, Bèo lục bình – Hải
Phòng, Mây – Thái Bình. Khi được hỏi về lý do chọn nghề sản xuất mây tre đan
truyền thống, anh Nguyễn Văn Thương cho biết: Trước khi tôi đã từng làm mộc nhưng mình đã tính toán và
quyết định chuyển sang làm nghề mây tre đan truyền thống này vì nguồn nhân lực ở
đây dồi dào. Mục đích chính làm mô hình này trước mắt là phát triển kinh tế gia
đình, sau là để tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương. Nhiều người
đến cơ sở của tôi xin học việc và được tiếp nhận ngay vì nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm mây tre đan này trong nước rất lớn, chưa kể được chuyển sang các nước Châu
Âu nên sản phẩm của cơ sở tôi làm ra còn không đủ cung ứng cho các công ty thu
mua như: Công ty Mây tre đan Hà Linh ở Chương Mỹ (Hà Nội), Công ty Xuất nhập khẩu Mây tre ở Huyện Yên Khánh (Ninh Bình), Công ty Chiếu Cói
Minh Quang - Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cùng nhiều cơ sở
nhỏ lẻ trong nước.
Với số vốn ban đầu
là 500 triệu đồng vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Nghĩa Lộ, hàng tháng mô hình sản xuất mây tre đan truyền
thống của anh Nguyễn Văn Thương sản xuất được từ 4 - 5 nghìn sản phẩm, thu về khoảng 400 triệu đồng chưa trừ chi
phí nguyên liệu. Đầu ra của sản phẩm được thu mua ổn định ở các công ty mây tre
đan trong nước, sau đó tiếp tục được xuất khẩu sang các nước Châu âu, chính vì
vậy anh Khương mong muốn được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay để có thể tiếp tục
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa
phương.
Tuy mới chỉ đi vào
hoạt động, nhưng mô hình sản
xuất mây tre đan truyền thống của gia đình Anh Nguyễn Văn Thương cho thấy hiệu
quả kinh tế rõ rệt, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động thị xã Nghĩa Lộ và các huyện lân cận. Đây cũng là hướng đi mới
trong phát triển kinh tế cần được nhân rộng trên địa bàn thị xã.