Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Một số điểm mới đáng lưu ý của Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH

04/11/2016 09:02:28 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT- Ngày 29/6/2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH về việc hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01/9/2012. Phóng viên Cổng TTĐT tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng như một số điểm đáng lưu ý của Thông tư 22.

* PV: Ngày 29/6/2016 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH về việc hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01/9/2012, đến nay tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến nhóm đối tượng này như thế nào?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Chính sách ưu đãi cho người có công luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên thực hiện và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Thời gian qua việc thực hiện chính sách cho nhóm người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từng bước được điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện vừa đảm bảo chế độ trợ giúp được tính trên mức độ tổn thương cơ thể vừa đảm bảo tương đồng với chế độ với các đối tượng người có công khác, đặc biệt là nhóm bệnh binh. Quá trình thực hiện chính sách là liên tục, tuy nhiên có những thời điểm việc chuyển tải các nội dung chính sách mới từ trung ương đến cơ sở chưa kịp thời nên về sau phải có hướng dẫn việc điều chỉnh.

Ngày 29/6/2016 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH về việc hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01/9/2012 (gọi tắt là Thông tư 22).

Để kịp thời thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp cho nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại Thông tư số 22, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã ban hành Văn bản số 901/SLĐTBXH-NCC ngày 26/8/2016 hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố đối chiếu hồ sơ lập danh sách các trường hợp thuộc diện điều chỉnh theo Thông tư 22; đã tổ chức tập huấn chế độ chính sách cho 100% cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã, phường, thị trấn và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về thực hiện Thông tư 22; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng hiểu và đồng thuận trong quá trình thực hiện.

* PV: Theo Thông tư số 22/2016/TT-LĐTBXH thì đối tượng điều chỉnh là những đối tượng nào? Thời điểm điều chỉnh truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp bắt đầu từ khi nào? Và mức điều chỉnh là bao nhiêu, thưa ông ?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Đối tượng điều chỉnh là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01/9/2012 theo mức có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%, sau đó được điều chỉnh hưởng mức trợ cấp của người suy giảm khả lao động từ 21% đến 40% theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%.

Thời điểm điều chỉnh: Từ ngày 01/01/2013.  Với mức điều chỉnh: Điều chỉnh mức hưởng từ mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% (bằng 0,76 lần mức chuẩn) sang hưởng mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% (bằng 1,27 lần mức chuẩn).

* PV:  Thưa ông! Vậy việc tính truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp được tính như thế nào?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Việc tính truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp được căn cứ vào mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định, cụ thể:

- Từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2013: Thực hiện theo Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28/5/2012 của Chính phủ, mức trợ cấp hưởng 1.840.000 đồng/tháng (theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81%); trong thời gian này không có chênh lệch mức trợ cấp.

- Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/12/2014: Thực hiện theo Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ, được hưởng trợ cấp mức 1.549.000 đồng/tháng;

+ Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng (theo mức suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%) thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 622.000 đồng/tháng (1.549.000 - 927.000). Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng.

+ Trường hợp đối tượng vẫn hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng (theo quy định Nghị định số 47/2012/NĐ-CP) thì phải truy nộp ngân sách nhà nước phần chênh lệch trợ cấp là 291.000 đồng/tháng (1.840.000 - 1.549.000). Số tiền truy nộp tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng.

- Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/9/2016: Thực hiện theo Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, được hưởng trợ cấp mức 1.673.000 đồng/tháng.

Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng  (theo mức suy giảm khả năng lao động từ 21%- 40%) thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 672.000 đồng/tháng (1.673.000 - 1.001.000). Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng.

PV: Đối với trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần trước ngày 15/8/2016  ngày Thông tư số 22 có hiệu lực thi hành thì trường hợp này được thực hiện như thế nào?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Trường hợp đối tượng được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp, thì đại diện thân nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ được hưởng truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp (trình tự, thủ tục nhận trợ cấp theo quy định hiện hành).

Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được điều chỉnh theo quy định thì đại diện thân nhân không phải hoàn trả phần chênh lệch trợ cấp.

* PV: Việc thanh toán phần chênh lệch trợ cấp được ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Sau khi bù trừ số tiền được truy lĩnh và số tiền phải truy nộp ngân sách nhà nước (nếu có):

- Đối với trường hợp được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp thì thực hiện  thanh toán một lần cho đối tượng cùng với việc chi trả trợ cấp tháng tiếp.

- Đối với trường hợp phải hoàn trả ngân sách Nhà nước thì thực hiện trừ dần vào số tiền trợ cấp hàng tháng tiếp theo của đối tượng; số tiền giảm trừ hằng tháng tối đa không quá 30% mức trợ cấp được hưởng theo quy định.

PV: Hiện nay việc thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hưởng trước ngày 01/9/ 2012 đã thực hiện được đến đâu?

* Ông Phạm Tuấn Chung – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:  Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang xem xét hồ sơ, đối chiếu với việc chi trả trợ cấp của Sở và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố để ra quyết định điều chỉnh; theo số liệu ban đầu, toàn tỉnh có hơn 100 trường hợp được truy lĩnh tiền chênh lệch; trên 400 trường hợp phải truy nộp ngân sách. Các trường hợp phải truy nộp là do thời điểm từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 (6 tháng) đã hưởng mức 1.840.000 đ/tháng (trong khi phải điều chỉnh xuống mức 1.549.000 đ/tháng), nay phải truy nộp 291.000 đ tháng (tổng số truy nộp là 1.746.000đ). Số tiền này sẽ trừ dần vào tiền trợ cấp hàng tháng của đối tượng, bắt đầu từ tháng 11/2016, mỗi tháng không quá 30%. Việc truy nộp tiền sẽ được ngành Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành thận trọng kết hợp với việc tuyên truyền, giải thích thấu đáo cho đối tượng hiểu và đồng thuận./.

PV: Xin cảm ơn ông!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

577 lượt xem
Thanh Thủy

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h