Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xây dựng và hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: vùng cây có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Nông dân xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình chăm sóc ngô đông trên đất hai vụ lúa.
Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Yên Bình là một trong những địa phương tiêu biểu triển khai một cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện.
Cái được lớn nhất, rõ nét nhất là huyện đã xây dựng và hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: vùng cây có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Nếu như vùng cây ăn quả trước đây chỉ có ở Đại Minh thì nay đã phát triển rộng ra 16 xã với diện tích hàng trăm ha.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, toàn huyện đã trồng và mở rộng diện tích được 86,3 ha bưởi Diễn; 14,6 ha cam các loại. Điều quan trọng hơn là toàn bộ diện tích trồng mới này đều được trồng theo quy trình bài bản, kỹ thuật và bằng giống chất lượng có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, từ vài chục ha bưởi ban đầu, nay Đại Minh đã phát triển rộng ra toàn xã với diện tích hơn trăm ha, giá trị thu nhập từ bưởi cũng tăng lên.
Năm 2011, người dân Đại Minh thu từ bưởi chưa đạt 5 tỷ đồng thì sau 4 năm áp dụng quy trình khoa học, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, năm 2016 giá trị thu được đã đạt gần 40 tỷ đồng. Trong phát triển cây quế cũng vậy, huyện chỉ đạo 5 xã dọc tuyến quốc lộ 70 có lợi thế về rừng đất rừng như: Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái và Tân Nguyên trồng 250 ha cây quế tập trung, đến nay, toàn bộ diện tích đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng. Chăn nuôi cũng là một điểm sáng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Yên Bình.
Phương thức chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Số lượng trang trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi tăng mạnh và tạo được mối liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường. Thế mạnh của huyện là có sông Chảy và vùng hồ Thác Bà, do vậy, phong trào chăn nuôi thủy sản phát triển mạnh từ nuôi quảng canh sang đóng bè, nuôi cá lồng, ngăn, chặn các eo ngách để nuôi cá thâm canh.
Hiện, toàn huyện có trên 500 lồng cá và hàng chục ha eo ngách nuôi cá thâm canh không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu. Thôn Mạ xã Vĩnh Kiên có tới gần 70 lồng cá và 9 hộ quây lưới các eo ngách để nuôi cá trắm, mè và rô phi đơn tính, bình quân mỗi năm đem về cho người dân cả tỷ đồng từ chăn nuôi thủy sản.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp song song với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu, cùng với sự bố trí, sắp xếp hài hòa giữa tổ chức sản xuất với cảnh quan môi trường nông thôn. Với việc xác định rõ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống quy hoạch, đề án, cơ chế, chính sách, tập trung chỉ đạo quyết liệt tổ chức lại sản xuất theo mô hình tăng trưởng mới.
Thu hút doanh nghiệp, khuyến khích tạo điều kiện thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị liên kết... Nhờ vậy, đã có hàng chục mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng nông, lâm, thủy sản, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Phấn khởi hơn trong những ngày cuối năm này, Yên Bình đã có xã Hán Đà và Đại Minh được công nhận xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Xã Mông Sơn đã hoàn thành các tiêu chí và sẽ đạt chuẩn vào đầu năm 2017. Bên cạnh đó, còn có 5 xã đạt 6 tiêu chí gồm: Xuân Long, Mỹ Gia, Yên Thành, Phúc An, Tân Nguyên; 6 xã đạt 7 tiêu chí gồm: Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Phúc Ninh, Xuân Lai, Đại Đồng, Cảm Ân; 5 xã đạt 8 tiêu chí: Tích Cốc, Vũ Linh, Yên Bình, Tân Hương, Bảo Ái; xã Văn Lãng đạt 9 tiêu chí; xã Phú Thịnh đạt 10 tiêu chí; xã Thịnh Hưng đạt 11 tiêu chí ; 1 xã Bạch Hà đạt 12 tiêu chí; xã Vĩnh Kiên đạt 13 tiêu chí.
Những kết quả mà Yên Bình đã đạt được là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu và còn nhiều hạn chế như việc đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất còn chậm, chưa rõ nét; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu; năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn bất cập...
Từ những hạn chế, thách thức đó, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền và người dân mới hy vọng nâng cao hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xoá đói nghèo trong nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới toàn diện.
932 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xây dựng và hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: vùng cây có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Yên Bình là một trong những địa phương tiêu biểu triển khai một cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện.
Cái được lớn nhất, rõ nét nhất là huyện đã xây dựng và hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: vùng cây có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Nếu như vùng cây ăn quả trước đây chỉ có ở Đại Minh thì nay đã phát triển rộng ra 16 xã với diện tích hàng trăm ha.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, toàn huyện đã trồng và mở rộng diện tích được 86,3 ha bưởi Diễn; 14,6 ha cam các loại. Điều quan trọng hơn là toàn bộ diện tích trồng mới này đều được trồng theo quy trình bài bản, kỹ thuật và bằng giống chất lượng có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, từ vài chục ha bưởi ban đầu, nay Đại Minh đã phát triển rộng ra toàn xã với diện tích hơn trăm ha, giá trị thu nhập từ bưởi cũng tăng lên.
Năm 2011, người dân Đại Minh thu từ bưởi chưa đạt 5 tỷ đồng thì sau 4 năm áp dụng quy trình khoa học, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, năm 2016 giá trị thu được đã đạt gần 40 tỷ đồng. Trong phát triển cây quế cũng vậy, huyện chỉ đạo 5 xã dọc tuyến quốc lộ 70 có lợi thế về rừng đất rừng như: Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái và Tân Nguyên trồng 250 ha cây quế tập trung, đến nay, toàn bộ diện tích đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng. Chăn nuôi cũng là một điểm sáng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Yên Bình.
Phương thức chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Số lượng trang trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi tăng mạnh và tạo được mối liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường. Thế mạnh của huyện là có sông Chảy và vùng hồ Thác Bà, do vậy, phong trào chăn nuôi thủy sản phát triển mạnh từ nuôi quảng canh sang đóng bè, nuôi cá lồng, ngăn, chặn các eo ngách để nuôi cá thâm canh.
Hiện, toàn huyện có trên 500 lồng cá và hàng chục ha eo ngách nuôi cá thâm canh không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu. Thôn Mạ xã Vĩnh Kiên có tới gần 70 lồng cá và 9 hộ quây lưới các eo ngách để nuôi cá trắm, mè và rô phi đơn tính, bình quân mỗi năm đem về cho người dân cả tỷ đồng từ chăn nuôi thủy sản.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp song song với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu, cùng với sự bố trí, sắp xếp hài hòa giữa tổ chức sản xuất với cảnh quan môi trường nông thôn. Với việc xác định rõ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống quy hoạch, đề án, cơ chế, chính sách, tập trung chỉ đạo quyết liệt tổ chức lại sản xuất theo mô hình tăng trưởng mới.
Thu hút doanh nghiệp, khuyến khích tạo điều kiện thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị liên kết... Nhờ vậy, đã có hàng chục mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng nông, lâm, thủy sản, tăng thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Phấn khởi hơn trong những ngày cuối năm này, Yên Bình đã có xã Hán Đà và Đại Minh được công nhận xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Xã Mông Sơn đã hoàn thành các tiêu chí và sẽ đạt chuẩn vào đầu năm 2017. Bên cạnh đó, còn có 5 xã đạt 6 tiêu chí gồm: Xuân Long, Mỹ Gia, Yên Thành, Phúc An, Tân Nguyên; 6 xã đạt 7 tiêu chí gồm: Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Phúc Ninh, Xuân Lai, Đại Đồng, Cảm Ân; 5 xã đạt 8 tiêu chí: Tích Cốc, Vũ Linh, Yên Bình, Tân Hương, Bảo Ái; xã Văn Lãng đạt 9 tiêu chí; xã Phú Thịnh đạt 10 tiêu chí; xã Thịnh Hưng đạt 11 tiêu chí ; 1 xã Bạch Hà đạt 12 tiêu chí; xã Vĩnh Kiên đạt 13 tiêu chí.
Những kết quả mà Yên Bình đã đạt được là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu và còn nhiều hạn chế như việc đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất còn chậm, chưa rõ nét; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu; năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn bất cập...
Từ những hạn chế, thách thức đó, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền và người dân mới hy vọng nâng cao hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xoá đói nghèo trong nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới toàn diện.