CTTĐT- Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực và giải pháp trong công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng trên thực tế việc cấp quyền khai thác khoáng sản còn gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực trạng
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tính đến ngày 15/11/2016 toàn tỉnh Yên Bái có 122 giấy phép khai thác khoáng sản có hiệu lực. Trong đó UBND tỉnh cấp là 82 giấy phép với tổng số doanh nghiệp được cấp phép là 95 đơn vị với 11 loại khoáng sản được cấp phép bao gồm: Vật liệu xây dựng thông thường, than, quặng đồng, quặng sắt, chì kẽm, kaolin, Fenlpat, đá hoa trắng, thạch anh, graFit, granit bán phong hóa. Các mỏ khoáng sản được phép khai thác tập trung nhiều ở các huyện: Lục Yên (31 mỏ); Văn Chấn (25 mỏ); Trấn Yên (18 mỏ); Yên Bình (16 mỏ); huyện Văn Yên (17 mỏ)...
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản đã có đóng góp quan trọng vào số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011 -2015 số thu ngân sách từ khối các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng từ 15% -19% tổng số thu ngân sách trên địa bàn và chiếm tỷ trọng từ 25% - 31% tổng số thu từ khối các doanh nghiệp.
Những khó khăn
Từ năm 2015 đến nay do ảnh hưởng của thị trường trong và ngoài nước cùng với việc thực hiện chính sách cấm xuất khẩu khoáng sản thô của Chính phủ nên doanh thu và số nộp ngân sách của các doanh nghiệp khoáng sản đã giảm mạnh.
Đến thời điểm tháng 11/2016 trong số 95 doanh nghiệp được cấp phép khai thác chỉ có 38 doanh nghiệp có hoạt động và nộp ngân sách nhưng sản lượng và doanh thu chỉ đạt trên 50% so với sản lượng và doanh thu của những năm trước, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản kim loại. Các doanh nghiệp khai thác đá hoa trắng với 33 mỏ thì chỉ có 10 điểm mỏ khai thác đá hoa trắng làm bột đá và xi măng tại huyện Yên Bình và 7 mỏ khai thác đá khối tại huyện Lục Yên có hoạt động và có sản lượng, doanh thu tiêu thụ.
Số thu ngân sách từ khối các doanh nghiệp khoáng sản 10 tháng năm 2016 mới đạt 107 tỷ đồng, ước cả năm chỉ đạt 140 tỷ đồng bằng 60 % so với năm 2015.
Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một chính sách mới, số tiền phải nộp lớn, do việc tuyên truyền chính sách còn hạn chế dẫn đến không có sự đồng thuận và chấp hành của nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Vì vậy, khi đã có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và thông báo của cơ quan thuế một số doanh nghiệp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo đúng thời hạn quy định dẫn đến phát sinh nhiều ý kiến, kiến nghị đề nghị xin gia hạn, chậm nộp, hoãn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Với nhiều lý do như chưa khai thác, chưa có sản phẩm, chưa tiêu thụ, do đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng thiết kế cơ bản mỏ, do việc tính, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa phù hợp với trữ lượng khoáng sản thực tế (trữ lượng khoáng sản theo Giấy phép quá cao so với trữ lượng khoảng sản thực tế), đang xin thăm dò đánh giá lại trữ lượng, hàm lượng, tạm dừng khai thác, do tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, chính sách về khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản thay đổi,...v.v.
Một số doanh nghiệp đề nghị không tính hoặc miễn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do đang hoàn thiện hồ sơ trả lại giấy phép khai thác hoặc do mỏ đã hết hạn khai thác từ trước năm 2014, doanh nghiệp đã làm thủ tục xin gia hạn và cấp lại giấy phép khai thác nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan Tài nguyên và Môi trường nên mỏ đã dừng hoạt động nhưng vẫn phải tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh được cấp giấy phép khai thác, doanh nghiệp chỉ mở chi nhánh để khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản, còn toàn bộ quá trình quản lý hạch toán lại tiến hành ở trụ sở chính nên công tác đôn đốc hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Cục Thuế Yên Bái không thể thực hiện được…
Và giải pháp
Ngay sau khi Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực, tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã thành lập Hội đồng thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản gồm các ngành có liên quan. Năm 2015 UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thu tiền cấp quyền của tỉnh do 01 đồng chỉ Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm trưởng ban.
Trong gần 3 năm triển khai, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo sát sao đồng thời xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến thu, nộp tiền CQKTKS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ngành Thuế và ngành Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp chặt chẽ trong việc phát hành đầy đủ, kịp thời thông báo, kiểm tra đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng theo đúng quy định của pháp luật.
Mặc dù đã tiến hành rất nhiều giải pháp nhưng trong năm 2015 và dự ước năm 2016 tỉnh Yên Bái không hoàn thành chỉ tiêu thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính giao ở cả 2 khu vực mỏ do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp và UBND tỉnh cấp. Vì vậy, ngoài những kiến nghị đối với các cơ quan trung ương về việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như việc hỗ trợ trong việc đôn đốc, cưỡng chế đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh còn nợ đọng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản…Cục Thuế tỉnh đã làm việc trực tiếp đối với 35 doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. 22 doanh nghiệp đã cam kết nộp trong tháng 12/2016 với tổng số tiền là gần 10 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, trốn tránh không nộp tiền CQKTKS, Cục Thuế tỉnh đã có đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác hoặc thu hồi Giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật.
1366 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực và giải pháp trong công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng trên thực tế việc cấp quyền khai thác khoáng sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực trạng
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tính đến ngày 15/11/2016 toàn tỉnh Yên Bái có 122 giấy phép khai thác khoáng sản có hiệu lực. Trong đó UBND tỉnh cấp là 82 giấy phép với tổng số doanh nghiệp được cấp phép là 95 đơn vị với 11 loại khoáng sản được cấp phép bao gồm: Vật liệu xây dựng thông thường, than, quặng đồng, quặng sắt, chì kẽm, kaolin, Fenlpat, đá hoa trắng, thạch anh, graFit, granit bán phong hóa. Các mỏ khoáng sản được phép khai thác tập trung nhiều ở các huyện: Lục Yên (31 mỏ); Văn Chấn (25 mỏ); Trấn Yên (18 mỏ); Yên Bình (16 mỏ); huyện Văn Yên (17 mỏ)...
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản đã có đóng góp quan trọng vào số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011 -2015 số thu ngân sách từ khối các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng từ 15% -19% tổng số thu ngân sách trên địa bàn và chiếm tỷ trọng từ 25% - 31% tổng số thu từ khối các doanh nghiệp.
Những khó khăn
Từ năm 2015 đến nay do ảnh hưởng của thị trường trong và ngoài nước cùng với việc thực hiện chính sách cấm xuất khẩu khoáng sản thô của Chính phủ nên doanh thu và số nộp ngân sách của các doanh nghiệp khoáng sản đã giảm mạnh.
Đến thời điểm tháng 11/2016 trong số 95 doanh nghiệp được cấp phép khai thác chỉ có 38 doanh nghiệp có hoạt động và nộp ngân sách nhưng sản lượng và doanh thu chỉ đạt trên 50% so với sản lượng và doanh thu của những năm trước, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản kim loại. Các doanh nghiệp khai thác đá hoa trắng với 33 mỏ thì chỉ có 10 điểm mỏ khai thác đá hoa trắng làm bột đá và xi măng tại huyện Yên Bình và 7 mỏ khai thác đá khối tại huyện Lục Yên có hoạt động và có sản lượng, doanh thu tiêu thụ.
Số thu ngân sách từ khối các doanh nghiệp khoáng sản 10 tháng năm 2016 mới đạt 107 tỷ đồng, ước cả năm chỉ đạt 140 tỷ đồng bằng 60 % so với năm 2015.
Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một chính sách mới, số tiền phải nộp lớn, do việc tuyên truyền chính sách còn hạn chế dẫn đến không có sự đồng thuận và chấp hành của nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Vì vậy, khi đã có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và thông báo của cơ quan thuế một số doanh nghiệp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo đúng thời hạn quy định dẫn đến phát sinh nhiều ý kiến, kiến nghị đề nghị xin gia hạn, chậm nộp, hoãn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Với nhiều lý do như chưa khai thác, chưa có sản phẩm, chưa tiêu thụ, do đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng thiết kế cơ bản mỏ, do việc tính, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa phù hợp với trữ lượng khoáng sản thực tế (trữ lượng khoáng sản theo Giấy phép quá cao so với trữ lượng khoảng sản thực tế), đang xin thăm dò đánh giá lại trữ lượng, hàm lượng, tạm dừng khai thác, do tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, chính sách về khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản thay đổi,...v.v.
Một số doanh nghiệp đề nghị không tính hoặc miễn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do đang hoàn thiện hồ sơ trả lại giấy phép khai thác hoặc do mỏ đã hết hạn khai thác từ trước năm 2014, doanh nghiệp đã làm thủ tục xin gia hạn và cấp lại giấy phép khai thác nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan Tài nguyên và Môi trường nên mỏ đã dừng hoạt động nhưng vẫn phải tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh được cấp giấy phép khai thác, doanh nghiệp chỉ mở chi nhánh để khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản, còn toàn bộ quá trình quản lý hạch toán lại tiến hành ở trụ sở chính nên công tác đôn đốc hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Cục Thuế Yên Bái không thể thực hiện được…
Và giải pháp
Ngay sau khi Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực, tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã thành lập Hội đồng thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản gồm các ngành có liên quan. Năm 2015 UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thu tiền cấp quyền của tỉnh do 01 đồng chỉ Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm trưởng ban.
Trong gần 3 năm triển khai, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo sát sao đồng thời xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến thu, nộp tiền CQKTKS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ngành Thuế và ngành Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp chặt chẽ trong việc phát hành đầy đủ, kịp thời thông báo, kiểm tra đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng theo đúng quy định của pháp luật.
Mặc dù đã tiến hành rất nhiều giải pháp nhưng trong năm 2015 và dự ước năm 2016 tỉnh Yên Bái không hoàn thành chỉ tiêu thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính giao ở cả 2 khu vực mỏ do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp và UBND tỉnh cấp. Vì vậy, ngoài những kiến nghị đối với các cơ quan trung ương về việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như việc hỗ trợ trong việc đôn đốc, cưỡng chế đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh còn nợ đọng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản…Cục Thuế tỉnh đã làm việc trực tiếp đối với 35 doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. 22 doanh nghiệp đã cam kết nộp trong tháng 12/2016 với tổng số tiền là gần 10 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, trốn tránh không nộp tiền CQKTKS, Cục Thuế tỉnh đã có đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác hoặc thu hồi Giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật.