Một mùa xuân nữa đang về trên quê hương Yên Bái và ghi dấu thêm những nhịp cầu mới nối đôi bờ tả, hữu sông Hồng. Từ cầu Yên Bái, cầu Văn Phú đến cầu Mậu A, Trái Hút và mai kia là cầu Tuần Quán, Bách Lẫm đã, đang và sẽ vươn dài, xóa đi khoảng cách đôi bờ, mang về những mùa xuân hạnh phúc.
Lồng vòng thép cột trụ tại công trường thi công công trình cầu Bách Lẫm.
Trước thềm xuân Đinh Dậu, đi trên những con đường tràn ngập sắc xuân, trong lòng cứ xao xuyến, bồi hồi khi nhớ đến bài thơ “Cây cầu mùa xuân” của tác giả Nguyễn Hồng Vinh: “Những cây cầu xóa bớt sự cách ngăn/ Xuân ùa đến cả thôn cùng xóm vắng/ Lo toan sẻ chia, niềm vui cộng hưởng/ Đào cùng mai bừng nở khắp miền quê”.
Chợt tự hào về quê hương Yên Bái, một năm trôi qua dù còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực, quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhiều dự án đầu tư đã được triển khai, xây dựng, đặc biệt là dự án xây dựng cầu nối liền hai bờ sông Hồng, mở hướng cho sự phát triển của một thành phố bên sông sầm uất, náo nhiệt trong tương lai không xa.
Còn nhớ, trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, những bến phà: Âu Lâu, Trái Hút là “mắt xích” duy nhất để người dân qua sông Hồng. Thế rồi, năm 1992, cầu Yên Bái - cây cầu hiện đại đầu tiên bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh được thông tuyến. Không thể nào tả xiết niềm vui sướng của người dân trong phút giây trọng đại đó. Các huyện, thị miền Tây được nối liền thuận lợi với thành phố Yên Bái và các tỉnh miền xuôi. Những chuyến xe, dòng người cứ thế nườm nượp qua lại.
Năm 2002 và 2010, cầu Mậu A và cầu Trái Hút bắc qua sông Hồng thuộc địa phận huyện Văn Yên được khánh thành, đưa vào sử dụng. Từ đây, trục động lực kinh tế của Văn Yên dần phát huy hiệu quả, nhân dân đi lại thuận lợi, khu công nghiệp của huyện được hình thành, bộ mặt huyện lỵ có nhiều khởi sắc… Xuôi theo dòng sông Hồng là cầu Văn Phú uốn cong như cầu vồng nối thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cầu Văn Phú được đưa vào sử dụng năm 2004, đã mở ra thời kỳ mới trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Hòa cùng dòng người, dòng xe hối hả vượt cầu vui xuân, vui hội đã thấy đâu đó bóng dáng của một đô thị bên sông.
Và kia là cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm đang “vươn mình” nối đôi bờ sông Hồng. Những tiếng máy khoan, tiếng trộn bê tông, tiếng máy, tiếng xe ồn ã cả một vùng. Tháng 10/2017, cầu Tuần Quán sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng và tháng 5/2018, cầu Bách Lẫm cũng sẽ vươn dài, nối đôi bờ sông Hồng, đưa thành phố hai bên sông bước sang một giai đoạn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trong rộn ràng tiếng máy, ông Trần Hưng Lam - Chỉ huy trưởng công trình cầu Bách Lẫm, thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Chính phấn khởi thông tin: “Hiện nay, chúng tôi thường xuyên huy động gần 100 công nhân, hoạt động liên tục 3 ca để hoàn thành các hạng mục công trình. Tất cả nỗ lực phấn đấu hoàn thành, bàn giao cầu theo đúng tiến độ đề ra”.
Tự hào quá! Rồi mai đây, tỉnh Yên Bái sẽ có 6 cây cầu bắc qua sông Hồng. Ngoài sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, của tỉnh, những cây cầu còn tôn lên vẻ đẹp duyên dáng nơi thành phố ven sông. Mỗi nhịp cầu ấy, đã và đang là con đường bắc qua nghèo nàn để đến văn minh, ấm no, hạnh phúc. Diện mạo thành phố hai bên sông đang dần hiện hữu, nhiều dự án đầu tư hiện đại, quy mô đã được triển khai xây dựng.
Rồi đây, Yên Bái sẽ trở thành đô thị loại 2 với những công trình hiện đại như: sân golf Ngôi Sao Yên Bái quy mô 27 lỗ, kết hợp với nghỉ dưỡng nằm trong khu du lịch sinh thái hồ Đầm Hậu, huyện Trấn Yên; Vincom Shophouse Yên Bái trên bán đảo Công viên Yên Hòa; Trung tâm Thương mại - Khách sạn Hoa Sen Yên Bái… Nhiều dự án khác đã, đang và sẽ đầu tư vào Yên Bái hứa hẹn thay đổi bộ mặt của tỉnh, giúp Yên Bái bắt kịp xu hướng của thời đại, trở thành trung tâm kinh tế giữa vùng Tây và Đông Bắc.
786 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Một mùa xuân nữa đang về trên quê hương Yên Bái và ghi dấu thêm những nhịp cầu mới nối đôi bờ tả, hữu sông Hồng. Từ cầu Yên Bái, cầu Văn Phú đến cầu Mậu A, Trái Hút và mai kia là cầu Tuần Quán, Bách Lẫm đã, đang và sẽ vươn dài, xóa đi khoảng cách đôi bờ, mang về những mùa xuân hạnh phúc.Trước thềm xuân Đinh Dậu, đi trên những con đường tràn ngập sắc xuân, trong lòng cứ xao xuyến, bồi hồi khi nhớ đến bài thơ “Cây cầu mùa xuân” của tác giả Nguyễn Hồng Vinh: “Những cây cầu xóa bớt sự cách ngăn/ Xuân ùa đến cả thôn cùng xóm vắng/ Lo toan sẻ chia, niềm vui cộng hưởng/ Đào cùng mai bừng nở khắp miền quê”.
Chợt tự hào về quê hương Yên Bái, một năm trôi qua dù còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực, quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhiều dự án đầu tư đã được triển khai, xây dựng, đặc biệt là dự án xây dựng cầu nối liền hai bờ sông Hồng, mở hướng cho sự phát triển của một thành phố bên sông sầm uất, náo nhiệt trong tương lai không xa.
Còn nhớ, trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, những bến phà: Âu Lâu, Trái Hút là “mắt xích” duy nhất để người dân qua sông Hồng. Thế rồi, năm 1992, cầu Yên Bái - cây cầu hiện đại đầu tiên bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh được thông tuyến. Không thể nào tả xiết niềm vui sướng của người dân trong phút giây trọng đại đó. Các huyện, thị miền Tây được nối liền thuận lợi với thành phố Yên Bái và các tỉnh miền xuôi. Những chuyến xe, dòng người cứ thế nườm nượp qua lại.
Năm 2002 và 2010, cầu Mậu A và cầu Trái Hút bắc qua sông Hồng thuộc địa phận huyện Văn Yên được khánh thành, đưa vào sử dụng. Từ đây, trục động lực kinh tế của Văn Yên dần phát huy hiệu quả, nhân dân đi lại thuận lợi, khu công nghiệp của huyện được hình thành, bộ mặt huyện lỵ có nhiều khởi sắc… Xuôi theo dòng sông Hồng là cầu Văn Phú uốn cong như cầu vồng nối thành phố Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cầu Văn Phú được đưa vào sử dụng năm 2004, đã mở ra thời kỳ mới trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Hòa cùng dòng người, dòng xe hối hả vượt cầu vui xuân, vui hội đã thấy đâu đó bóng dáng của một đô thị bên sông.
Và kia là cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm đang “vươn mình” nối đôi bờ sông Hồng. Những tiếng máy khoan, tiếng trộn bê tông, tiếng máy, tiếng xe ồn ã cả một vùng. Tháng 10/2017, cầu Tuần Quán sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng và tháng 5/2018, cầu Bách Lẫm cũng sẽ vươn dài, nối đôi bờ sông Hồng, đưa thành phố hai bên sông bước sang một giai đoạn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trong rộn ràng tiếng máy, ông Trần Hưng Lam - Chỉ huy trưởng công trình cầu Bách Lẫm, thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Chính phấn khởi thông tin: “Hiện nay, chúng tôi thường xuyên huy động gần 100 công nhân, hoạt động liên tục 3 ca để hoàn thành các hạng mục công trình. Tất cả nỗ lực phấn đấu hoàn thành, bàn giao cầu theo đúng tiến độ đề ra”.
Tự hào quá! Rồi mai đây, tỉnh Yên Bái sẽ có 6 cây cầu bắc qua sông Hồng. Ngoài sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, của tỉnh, những cây cầu còn tôn lên vẻ đẹp duyên dáng nơi thành phố ven sông. Mỗi nhịp cầu ấy, đã và đang là con đường bắc qua nghèo nàn để đến văn minh, ấm no, hạnh phúc. Diện mạo thành phố hai bên sông đang dần hiện hữu, nhiều dự án đầu tư hiện đại, quy mô đã được triển khai xây dựng.
Rồi đây, Yên Bái sẽ trở thành đô thị loại 2 với những công trình hiện đại như: sân golf Ngôi Sao Yên Bái quy mô 27 lỗ, kết hợp với nghỉ dưỡng nằm trong khu du lịch sinh thái hồ Đầm Hậu, huyện Trấn Yên; Vincom Shophouse Yên Bái trên bán đảo Công viên Yên Hòa; Trung tâm Thương mại - Khách sạn Hoa Sen Yên Bái… Nhiều dự án khác đã, đang và sẽ đầu tư vào Yên Bái hứa hẹn thay đổi bộ mặt của tỉnh, giúp Yên Bái bắt kịp xu hướng của thời đại, trở thành trung tâm kinh tế giữa vùng Tây và Đông Bắc.