Năm 2016, trên địa bàn tỉnh diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia, 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản.
Nghi lễ rước nước trong Lễ hội đình Khả Lĩnh (Yên Bình). Ảnh Quang Tuấn
Yên Bái là một tỉnh miền núi có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Vì vậy, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình, đền, miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng đã thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, nhất là dịp đầu xuân.
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia, 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản.
Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý Nhà nước về lễ hội, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ hội đúng quy định nên các lễ hội được tổ chức đã tạo không khí vui tươi phấn khởi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Thông qua lễ hội, người dân nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử văn hoá các dân tộc, nâng cao ý thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá của các địa phương, củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng thêm bền chặt với truyền thống văn hoá uống nước nhớ nguồn. Từng bước xóa bỏ hiện tượng mê tín, tổ chức hầu bóng, hầu đồng, giải hạn, giải oan đốt vàng mã tràn lan, lưu hành các văn hoá phẩm ở một số đình, đền, chùa làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng mừng, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số lễ hội dân gian được tổ chức ở cấp cơ sở, làng, thôn, bản chưa được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo; một số lễ hội nội dung tổ chức còn sơ sài, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống chưa có sự đổi mới; một số nơi tình trạng đốt đồ mã, vàng mã, mất vệ sinh trong các hoạt động dịch vụ tại lễ hội vẫn còn diễn ra, một số ban quản lý chưa sát sao trong việc hướng dẫn khách đến thắp hương, đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định, có nơi còn đặt nhiều hòm công đức...
Để mùa lễ hội năm 2017 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền, vận động nhân dân và hướng dẫn, trao đổi với các doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong việc chấp hành pháp luật, không đề xuất cấp phép tổ chức hội chọi trâu, không tổ chức các lễ hội có hành vi phản cảm, bạo lực, có yếu tố trục lợi, phục vụ lợi ích một nhóm người trên địa bàn tỉnh.
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước chặt chẽ các tổ chức hoạt động tại các di tích đình, đền, chùa có tổ chức lễ hội, chống mọi biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh để hành nghề mê tín, dị đoan, bói toán, xóc thẻ, giải thẻ, tổ chức lên đồng, giải hạn tại các đình, đền, chùa và truyền bá văn hoá phẩm có nội dung mê tín dị đoan, lợi dụng các trò chơi đánh bạc, đổi tiền lẻ…
Cần tăng cường kiểm tra các di tích, đình, đền, chùa có tổ chức lễ hội, củng cố ban quản lý, ban tổ chức, chuẩn bị chu đáo các điều kiện vật chất, bảo đảm công tác an ninh, trật tự cho lễ hội. Chỉ đạo các địa phương có tổ chức lễ hội mới, lễ hội truyền thống, xây dựng kịch bản lễ hội, trình các cấp phê duyệt, kịch bản lễ hội phải đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định, nội dung lễ hội trang trọng, đổi mới nhưng vẫn giữ được nét truyền thống văn hoá dân tộc.
Chỉ đạo giám sát các ban quản lý, ban tổ chức lễ hội, điều hành chương trình lễ hội theo đúng báo cáo hoặc đơn xin phép; hướng dẫn các đình, đền, chùa địa phương tổ chức lễ hội treo cờ Tổ quốc nơi trang trọng, cờ Tổ quốc phải cao hơn cờ hội; việc quản lý, thu chi trong lễ hội, hướng dẫn đặt hòm công đức, không để xảy ra tình trạng tiền công đức, tiền “giọt dầu”, tiền lộc gây phản cảm, thiếu mỹ quan và làm ảnh hưởng đến di tích.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm của lễ hội. Tổ chức dịch vụ ăn nghỉ, phải đảm bảo an ninh, trật tự và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
1212 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia, 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản. Yên Bái là một tỉnh miền núi có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Vì vậy, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình, đền, miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng đã thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, nhất là dịp đầu xuân.
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh diễn ra 19 điểm lễ hội, trong đó có 4 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia, 15 lễ hội diễn ra thường niên, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương ở cấp xã, thôn, bản.
Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý Nhà nước về lễ hội, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ hội đúng quy định nên các lễ hội được tổ chức đã tạo không khí vui tươi phấn khởi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Thông qua lễ hội, người dân nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử văn hoá các dân tộc, nâng cao ý thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá của các địa phương, củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng thêm bền chặt với truyền thống văn hoá uống nước nhớ nguồn. Từng bước xóa bỏ hiện tượng mê tín, tổ chức hầu bóng, hầu đồng, giải hạn, giải oan đốt vàng mã tràn lan, lưu hành các văn hoá phẩm ở một số đình, đền, chùa làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng mừng, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số lễ hội dân gian được tổ chức ở cấp cơ sở, làng, thôn, bản chưa được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo; một số lễ hội nội dung tổ chức còn sơ sài, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống chưa có sự đổi mới; một số nơi tình trạng đốt đồ mã, vàng mã, mất vệ sinh trong các hoạt động dịch vụ tại lễ hội vẫn còn diễn ra, một số ban quản lý chưa sát sao trong việc hướng dẫn khách đến thắp hương, đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định, có nơi còn đặt nhiều hòm công đức...
Để mùa lễ hội năm 2017 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền, vận động nhân dân và hướng dẫn, trao đổi với các doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong việc chấp hành pháp luật, không đề xuất cấp phép tổ chức hội chọi trâu, không tổ chức các lễ hội có hành vi phản cảm, bạo lực, có yếu tố trục lợi, phục vụ lợi ích một nhóm người trên địa bàn tỉnh.
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước chặt chẽ các tổ chức hoạt động tại các di tích đình, đền, chùa có tổ chức lễ hội, chống mọi biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh để hành nghề mê tín, dị đoan, bói toán, xóc thẻ, giải thẻ, tổ chức lên đồng, giải hạn tại các đình, đền, chùa và truyền bá văn hoá phẩm có nội dung mê tín dị đoan, lợi dụng các trò chơi đánh bạc, đổi tiền lẻ…
Cần tăng cường kiểm tra các di tích, đình, đền, chùa có tổ chức lễ hội, củng cố ban quản lý, ban tổ chức, chuẩn bị chu đáo các điều kiện vật chất, bảo đảm công tác an ninh, trật tự cho lễ hội. Chỉ đạo các địa phương có tổ chức lễ hội mới, lễ hội truyền thống, xây dựng kịch bản lễ hội, trình các cấp phê duyệt, kịch bản lễ hội phải đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định, nội dung lễ hội trang trọng, đổi mới nhưng vẫn giữ được nét truyền thống văn hoá dân tộc.
Chỉ đạo giám sát các ban quản lý, ban tổ chức lễ hội, điều hành chương trình lễ hội theo đúng báo cáo hoặc đơn xin phép; hướng dẫn các đình, đền, chùa địa phương tổ chức lễ hội treo cờ Tổ quốc nơi trang trọng, cờ Tổ quốc phải cao hơn cờ hội; việc quản lý, thu chi trong lễ hội, hướng dẫn đặt hòm công đức, không để xảy ra tình trạng tiền công đức, tiền “giọt dầu”, tiền lộc gây phản cảm, thiếu mỹ quan và làm ảnh hưởng đến di tích.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm của lễ hội. Tổ chức dịch vụ ăn nghỉ, phải đảm bảo an ninh, trật tự và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.