Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết bất lợi, nhất là rét đậm, rét hại sẽ còn diễn ra phức tạp trong thời gian tới, gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau những đợt rét đậm, rét hại này, các địa phương, các ngành chức năng cần hướng dẫn, đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống đói, rét cho gia súc.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân vùng cao che chắn chuồng trại chống rét cho trâu, bò.
Trận rét đậm, rét hại bất thường kèm băng tuyết đầu năm 2016 đã làm chết 1.727 con gia súc (trâu, bò, ngựa dê, lợn). Gia súc bị chết vì đói, rét đã đẩy nhiều gia đình bỗng trở thành trắng tay, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì phải vay mượn để đầu tư chăn nuôi. Nguyên nhân gia súc chết rét, một phần là do khí hậu khắc nghiệt, nhưng phần lớn là do thói quen của người dân vùng cao thường thả rông gia súc, đến khi thời tiết chuyển rét bà con không đưa gia súc về chuồng và cũng chưa chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò.
Tuy vậy, để khắc phục những thiệt hại cho chăn nuôi, những năm gần đây, công tác phòng chống rét cho vật nuôi đã được tỉnh và các địa phương tích cực triển khai thông qua việc tỉnh đã dành nguồn ngân sách nhất định phục vụ cho công tác phòng chống rét cho gia súc; trong đó, có việc hỗ trợ làm chuồng trại, cây rơm dự trữ làm thức ăn cho gia súc trong mùa rét. Ngành nông nghiệp, các địa phương chủ động chỉ đạo phòng chống đói rét cho gia súc; cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân cách chế biến, dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu, bò...
Nhận thức của người dân trong việc phòng chống đói, rét cho gia súc đã được nâng cao. Điển hình như huyện vùng cao Mù Cang Chải, trước đây luôn là địa phương chịu thiệt hại lớn về kinh tế khi trâu, bò bị chết rét nhiều, nhưng để chủ động chống rét cho đàn gia súc, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản xuống từng nhà hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn.
Người dân nên dùng chăn cũ hoặc bao tải để làm áo chống rét cho trâu, bò.
Thống kê đến nay, toàn huyện có gần 100% số hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ được nguồn thức ăn; khoảng 80% số hộ nuôi trâu, bò, ngựa có chuồng trại nuôi nhốt. Nông dân trong huyện cũng được hỗ trợ 60 triệu đồng để làm được trên 200 cây rơm dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
Đặc biệt, để chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị phụ trách xã, các cơ quan chuyên môn và đảng ủy, UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi.
Được biết, ngay sau khi có dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về nguy cơ rét đậm, rét hại xảy ra, hầu hết cán bộ trong khối nông nghiệp đều xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân đưa gia súc về nuôi nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn nhân dân cách sử dụng các vật liệu tại chỗ: tre, nứa, mua bạt che chắn chuồng trại cho trâu bò.
Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết: “Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn người dân cách che chắn chuồng trại; cho trâu bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò; vận động người dân không chăn thả trâu, bò vào ngày giá rét; theo dõi sát diễn biến thời tiết; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để thông báo kịp thời và hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp”.
Điều đáng mừng, tính đến thời điểm này, chưa có địa phương nào báo cáo về hiện tượng gia súc bị chết rét. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, ở khu vực vùng núi cao tiếp tục duy trì mức rét đậm, có nơi rét hại thì nguy cơ gia súc chết rét tái diễn sẽ là điều khó tránh khỏi nếu không chủ động các biện pháp phòng tránh, đặc biệt, ở hai huyện vùng cao là Trạm Tấu, Mù Cang Chải là nơi có thời tiết khắc nghiệt.
Do đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền phổ biến cho người dân các biện pháp phòng chống đói, rét cho gia súc. Cán bộ ngành nông nghiệp cần kiểm tra và hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm hay để chống rét cho gia súc như: chỉ đạo nhân dân gia cố, nâng cấp và che chắn chuồng trại đảm bảo chống rét, tránh mưa, gió lùa vào chuồng; vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc; sưởi ấm, uống nước ấm, mặc ấm bằng bao tải, bổ sung thêm thức ăn tinh từ 1 kg - 1,5kg cho trâu, bò mỗi ngày... và tuyệt đối không cho trâu, bò ra ngoài chăn thả, cày kéo khi nhiệt độ xuống thấp.
Các xã vùng cao cần thống kê, tổ chức vận động bà con đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại để tiện theo dõi và chăm sóc; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng chống đói rét cho gia súc; cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc... Tất cả những biện pháp đồng bộ trên, phải được các địa phương triển khai thực hiện ngay mới hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân, góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi.
841 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết bất lợi, nhất là rét đậm, rét hại sẽ còn diễn ra phức tạp trong thời gian tới, gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau những đợt rét đậm, rét hại này, các địa phương, các ngành chức năng cần hướng dẫn, đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống đói, rét cho gia súc. Trận rét đậm, rét hại bất thường kèm băng tuyết đầu năm 2016 đã làm chết 1.727 con gia súc (trâu, bò, ngựa dê, lợn). Gia súc bị chết vì đói, rét đã đẩy nhiều gia đình bỗng trở thành trắng tay, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì phải vay mượn để đầu tư chăn nuôi. Nguyên nhân gia súc chết rét, một phần là do khí hậu khắc nghiệt, nhưng phần lớn là do thói quen của người dân vùng cao thường thả rông gia súc, đến khi thời tiết chuyển rét bà con không đưa gia súc về chuồng và cũng chưa chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò.
Tuy vậy, để khắc phục những thiệt hại cho chăn nuôi, những năm gần đây, công tác phòng chống rét cho vật nuôi đã được tỉnh và các địa phương tích cực triển khai thông qua việc tỉnh đã dành nguồn ngân sách nhất định phục vụ cho công tác phòng chống rét cho gia súc; trong đó, có việc hỗ trợ làm chuồng trại, cây rơm dự trữ làm thức ăn cho gia súc trong mùa rét. Ngành nông nghiệp, các địa phương chủ động chỉ đạo phòng chống đói rét cho gia súc; cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân cách chế biến, dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu, bò...
Nhận thức của người dân trong việc phòng chống đói, rét cho gia súc đã được nâng cao. Điển hình như huyện vùng cao Mù Cang Chải, trước đây luôn là địa phương chịu thiệt hại lớn về kinh tế khi trâu, bò bị chết rét nhiều, nhưng để chủ động chống rét cho đàn gia súc, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản xuống từng nhà hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn.
Người dân nên dùng chăn cũ hoặc bao tải để làm áo chống rét cho trâu, bò.
Thống kê đến nay, toàn huyện có gần 100% số hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ được nguồn thức ăn; khoảng 80% số hộ nuôi trâu, bò, ngựa có chuồng trại nuôi nhốt. Nông dân trong huyện cũng được hỗ trợ 60 triệu đồng để làm được trên 200 cây rơm dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
Đặc biệt, để chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị phụ trách xã, các cơ quan chuyên môn và đảng ủy, UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi.
Được biết, ngay sau khi có dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về nguy cơ rét đậm, rét hại xảy ra, hầu hết cán bộ trong khối nông nghiệp đều xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân đưa gia súc về nuôi nhốt trong chuồng trại. Hướng dẫn nhân dân cách sử dụng các vật liệu tại chỗ: tre, nứa, mua bạt che chắn chuồng trại cho trâu bò.
Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết: “Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn người dân cách che chắn chuồng trại; cho trâu bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò; vận động người dân không chăn thả trâu, bò vào ngày giá rét; theo dõi sát diễn biến thời tiết; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để thông báo kịp thời và hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp”.
Điều đáng mừng, tính đến thời điểm này, chưa có địa phương nào báo cáo về hiện tượng gia súc bị chết rét. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, ở khu vực vùng núi cao tiếp tục duy trì mức rét đậm, có nơi rét hại thì nguy cơ gia súc chết rét tái diễn sẽ là điều khó tránh khỏi nếu không chủ động các biện pháp phòng tránh, đặc biệt, ở hai huyện vùng cao là Trạm Tấu, Mù Cang Chải là nơi có thời tiết khắc nghiệt.
Do đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền phổ biến cho người dân các biện pháp phòng chống đói, rét cho gia súc. Cán bộ ngành nông nghiệp cần kiểm tra và hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm hay để chống rét cho gia súc như: chỉ đạo nhân dân gia cố, nâng cấp và che chắn chuồng trại đảm bảo chống rét, tránh mưa, gió lùa vào chuồng; vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc; sưởi ấm, uống nước ấm, mặc ấm bằng bao tải, bổ sung thêm thức ăn tinh từ 1 kg - 1,5kg cho trâu, bò mỗi ngày... và tuyệt đối không cho trâu, bò ra ngoài chăn thả, cày kéo khi nhiệt độ xuống thấp.
Các xã vùng cao cần thống kê, tổ chức vận động bà con đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại để tiện theo dõi và chăm sóc; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng chống đói rét cho gia súc; cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc... Tất cả những biện pháp đồng bộ trên, phải được các địa phương triển khai thực hiện ngay mới hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân, góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi.