CTTĐT - Sáng 10/3/2017, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan về công tác sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc
Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đến hết năm 2014, tỉnh Yên Bái còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý. Thực hiện theo các phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 173/TTg - ĐMDN, năm 2015, tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện cổ phần hóa và sắp xếp lại hoạt động của 6 doanh nghiệp, duy trì 8 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, xây dựng phương án sắp xếp 3 lâm trường; Theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2112/TTg – ĐMDN, sẽ thực hiện cổ phần hóa 4 công ty lâm nghiệp, thực hiện giải thể 2 lâm trường, sáp nhập 1 lâm trường vào Ban Quản lý rừng phòng hộ.
Kết quả, đến giữa năm 2016, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần đối với 5 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa bán 100% vốn nhà nước, còn lại 3 doanh nghiệp cổ phần hóa còn vốn nhà nước. Hiện tỉnh đang thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty lâm nghiệp. Tỉnh đã ban hành quyết định 1066/QĐ – UBND giải thể Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh, khai thác và Quản lý chợ Mường Lò, tuy nhiên chưa hoàn thành vì chưa xác định được mô hình tổ chức hoạt động của chợ Mường Lò sau khi giải thể; Việc thực hiện giải thể Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên không thực hiện được do không đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; việc sáp nhập lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải còn khó khăn vì chưa giải quyết được các khoản công nợ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những khó khăn trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đề ra các giải pháp cổ phần hóa đối với các công ty lâm nghiệp; đề xuất phương án xử lý Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên nếu không đủ điều kiện giải thể thì được thực hiện hình thức phá sản; đề xuất phương án, giải quyết khó khăn khi sáp nhập lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý từng phòng hộ huyện Mù Cang Chải; đề xuất phương án xây dựng mô hình quản lý chợ Mường Lò theo hướng xã hội hóa, giải thể doanh nghiệp nhà nước, nhà nước không nắm giữ quyền quản lý mà giao cho tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư có đủ năng lực để thực hiện và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các phương án triển khai xây dựng kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thủy lợi, thủy nông thuộc tỉnh quản lý gồm công ty TNHH một thành viên Nghĩa Văn, công ty TNHH một thành viên Đại Lợi, và công ty TNHH một thành viên Tân Phú.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những cố gắng, kết quả của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp tỉnh đã đạt được trong công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thời gian qua.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận, trao đổi của các đại biểu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: hoàn thành công tác cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, sắp xếp các lâm trường; giải quyết dứt điểm về sắp xếp mô hình hoạt động của chợ Mường Lò; sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi.
Cụ thể, đối với các công ty lâm nghiệp và các lâm trường: tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Ngòi Lao, Việt Hưng, Thác Bà, Yên Bình. Dự kiến hoàn thành trong quý II/2017. Đồng chí lưu ý, muộn nhất trong tháng 4 hoàn thành và trình phương án cổ phần hóa, trong đó cần làm rõ phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, cơ cấu vốn, xác định nhà đầu tư chiến lược…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhất trí với phương án sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. Dự kiến hoàn thành trong quý IV/2017. Đối với Lâm trường Lục Yên và Văn Yên, đề nghị tiếp tục báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương theo phương án giải thể. Đồng thời nghiên cứu phương án xử lý nếu không đủ điều kiện giải thể thì được thực hiện hình thức phá sản, hoàn thành trong tháng 4/2017.
Đối với sắp xếp mô hình hoạt động chợ Mường Lò: Tập trung phương án bán đấu giá tài sản và thực hiện xã hội hóa. Đề xuất các phương án khai thác sử dụng chợ sau khi sắp xếp, mục tiêu cuối cùng là hình thành khu chợ đầu mối văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương. Tuy nhiên, việc sắp xếp phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho các hộ đang kinh doanh tại chợ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước đây.
Đối với sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi: cần nghiên cứu sớm tổ chức một buổi làm việc với các doanh nghiệp trong đó có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài chính. Đề nghị các Bộ, ngành, hướng dẫn để chủ động đề xuất phương án sắp xếp đối với 3 công ty TNHH một thành viên: Nghĩa Văn, Đại Lợi và Tân Phú, trong đó tập trung vào các mô hình hoạt động, xác định quyền lợi các bên có liên quan, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản... Cố gắng hoàn thành kế hoạch chung trong tháng 4/2017 để nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp này.
856 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/3/2017, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan về công tác sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đến hết năm 2014, tỉnh Yên Bái còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý. Thực hiện theo các phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 173/TTg - ĐMDN, năm 2015, tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện cổ phần hóa và sắp xếp lại hoạt động của 6 doanh nghiệp, duy trì 8 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, xây dựng phương án sắp xếp 3 lâm trường; Theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2112/TTg – ĐMDN, sẽ thực hiện cổ phần hóa 4 công ty lâm nghiệp, thực hiện giải thể 2 lâm trường, sáp nhập 1 lâm trường vào Ban Quản lý rừng phòng hộ.
Kết quả, đến giữa năm 2016, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần đối với 5 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa bán 100% vốn nhà nước, còn lại 3 doanh nghiệp cổ phần hóa còn vốn nhà nước. Hiện tỉnh đang thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty lâm nghiệp. Tỉnh đã ban hành quyết định 1066/QĐ – UBND giải thể Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh, khai thác và Quản lý chợ Mường Lò, tuy nhiên chưa hoàn thành vì chưa xác định được mô hình tổ chức hoạt động của chợ Mường Lò sau khi giải thể; Việc thực hiện giải thể Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên không thực hiện được do không đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; việc sáp nhập lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải còn khó khăn vì chưa giải quyết được các khoản công nợ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những khó khăn trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đề ra các giải pháp cổ phần hóa đối với các công ty lâm nghiệp; đề xuất phương án xử lý Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên nếu không đủ điều kiện giải thể thì được thực hiện hình thức phá sản; đề xuất phương án, giải quyết khó khăn khi sáp nhập lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý từng phòng hộ huyện Mù Cang Chải; đề xuất phương án xây dựng mô hình quản lý chợ Mường Lò theo hướng xã hội hóa, giải thể doanh nghiệp nhà nước, nhà nước không nắm giữ quyền quản lý mà giao cho tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư có đủ năng lực để thực hiện và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các phương án triển khai xây dựng kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thủy lợi, thủy nông thuộc tỉnh quản lý gồm công ty TNHH một thành viên Nghĩa Văn, công ty TNHH một thành viên Đại Lợi, và công ty TNHH một thành viên Tân Phú.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những cố gắng, kết quả của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp tỉnh đã đạt được trong công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thời gian qua.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận, trao đổi của các đại biểu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: hoàn thành công tác cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, sắp xếp các lâm trường; giải quyết dứt điểm về sắp xếp mô hình hoạt động của chợ Mường Lò; sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi.
Cụ thể, đối với các công ty lâm nghiệp và các lâm trường: tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Ngòi Lao, Việt Hưng, Thác Bà, Yên Bình. Dự kiến hoàn thành trong quý II/2017. Đồng chí lưu ý, muộn nhất trong tháng 4 hoàn thành và trình phương án cổ phần hóa, trong đó cần làm rõ phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, cơ cấu vốn, xác định nhà đầu tư chiến lược…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhất trí với phương án sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. Dự kiến hoàn thành trong quý IV/2017. Đối với Lâm trường Lục Yên và Văn Yên, đề nghị tiếp tục báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương theo phương án giải thể. Đồng thời nghiên cứu phương án xử lý nếu không đủ điều kiện giải thể thì được thực hiện hình thức phá sản, hoàn thành trong tháng 4/2017.
Đối với sắp xếp mô hình hoạt động chợ Mường Lò: Tập trung phương án bán đấu giá tài sản và thực hiện xã hội hóa. Đề xuất các phương án khai thác sử dụng chợ sau khi sắp xếp, mục tiêu cuối cùng là hình thành khu chợ đầu mối văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương. Tuy nhiên, việc sắp xếp phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho các hộ đang kinh doanh tại chợ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước đây.
Đối với sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi: cần nghiên cứu sớm tổ chức một buổi làm việc với các doanh nghiệp trong đó có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài chính. Đề nghị các Bộ, ngành, hướng dẫn để chủ động đề xuất phương án sắp xếp đối với 3 công ty TNHH một thành viên: Nghĩa Văn, Đại Lợi và Tân Phú, trong đó tập trung vào các mô hình hoạt động, xác định quyền lợi các bên có liên quan, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản... Cố gắng hoàn thành kế hoạch chung trong tháng 4/2017 để nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp này.