Hiện tại, diện tích rau được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh đang có xu hướng ngày càng mở rộng; trong đó, nhiều vùng rau sạch đã có “tiếng” trên thị trường như: Tuy Lộc, Âu Lâu, Tân Thịnh, thành phố Yên Bái; Yên Hợp, Đại Phác, huyện Văn Yên; Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình...
Sản xuất rau an toàn ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.
Trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang trở thành vấn đề cấp thiết của toàn xã hội thì việc xây dựng những mô hình trồng rau sạch, rau an toàn đang được nhiều địa phương trong tỉnh coi là một trong những giải pháp hữu hiệu, giải quyết bài toán VSATTP cho người tiêu dùng.
Hiện tại, diện tích rau được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh đang có xu hướng ngày càng mở rộng; trong đó, nhiều vùng rau sạch đã có “tiếng” trên thị trường như: Tuy Lộc, Âu Lâu, Tân Thịnh, thành phố Yên Bái; Yên Hợp, Đại Phác, huyện Văn Yên; Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình...
Để giúp các hộ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn phát triển kinh tế, tỉnh đã quan tâm tạo cơ chế chính sách, hỗ trợ các hộ sản xuất, trồng rau an toàn về quy hoạch diện tích, vốn, kiến thức khoa học, kỹ thuật; đồng thời, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn.
Nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh đã ra đời, trở thành “cầu nối” uy tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhu cầu với thực phẩm an toàn có truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các địa phương hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do năng lực bao tiêu của các doanh nghiệp có hạn. Hầu hết các hộ trồng rau an toàn vẫn đang phải chủ động tìm kiếm thị trường.
Trong khi đó, qua thực tế tìm hiểu, rất nhiều nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh vẫn đang tiêu thụ một số lượng lớn các loại rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa thể kiểm định được chất lượng và độ VSATTP. Bởi vậy, nguy cơ tiềm ẩn các loại bệnh tật là rất khó lường và đã có không ít vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Huyền - nhân viên nấu ăn tại Bưu điện Yên Hòa, thành phố Yên Bái cho biết: “Chúng tôi có nhu cầu sử dụng rau sạch rất lớn để phục vụ cho các bữa ăn. Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng rau sạch có bán trên thị trường Yên Bái vẫn chưa đa dạng về chủng loại; vào thời điểm giao mùa, giá rau lại tương đối đắt nên chúng tôi vẫn phải mua rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở ngoài chợ. Tôi hy vọng, thị trường rau sạch Yên Bái sẽ ngày càng phong phú để người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn”.
Theo thống kê, năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra gần 500 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 493 ca mắc, 6 ca tử vong; trong đó, nhiều trường hợp bị ngộ độc và ngộ độc tập thể là do ăn phải các loại rau, củ, quả không an toàn.
Để bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng về ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm, rau an toàn.
Những hộ trồng rau cần xây dựng thương hiệu cho mình bằng cách nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm nông nghiệp; các doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị minh bạch để tạo mối liên kết bền vững giữa các hộ hoặc tổ chức kinh tế sản xuất rau an toàn với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.
736 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện tại, diện tích rau được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh đang có xu hướng ngày càng mở rộng; trong đó, nhiều vùng rau sạch đã có “tiếng” trên thị trường như: Tuy Lộc, Âu Lâu, Tân Thịnh, thành phố Yên Bái; Yên Hợp, Đại Phác, huyện Văn Yên; Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình... Trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang trở thành vấn đề cấp thiết của toàn xã hội thì việc xây dựng những mô hình trồng rau sạch, rau an toàn đang được nhiều địa phương trong tỉnh coi là một trong những giải pháp hữu hiệu, giải quyết bài toán VSATTP cho người tiêu dùng.
Hiện tại, diện tích rau được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh đang có xu hướng ngày càng mở rộng; trong đó, nhiều vùng rau sạch đã có “tiếng” trên thị trường như: Tuy Lộc, Âu Lâu, Tân Thịnh, thành phố Yên Bái; Yên Hợp, Đại Phác, huyện Văn Yên; Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình...
Để giúp các hộ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn phát triển kinh tế, tỉnh đã quan tâm tạo cơ chế chính sách, hỗ trợ các hộ sản xuất, trồng rau an toàn về quy hoạch diện tích, vốn, kiến thức khoa học, kỹ thuật; đồng thời, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn.
Nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh đã ra đời, trở thành “cầu nối” uy tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhu cầu với thực phẩm an toàn có truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các địa phương hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do năng lực bao tiêu của các doanh nghiệp có hạn. Hầu hết các hộ trồng rau an toàn vẫn đang phải chủ động tìm kiếm thị trường.
Trong khi đó, qua thực tế tìm hiểu, rất nhiều nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh vẫn đang tiêu thụ một số lượng lớn các loại rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa thể kiểm định được chất lượng và độ VSATTP. Bởi vậy, nguy cơ tiềm ẩn các loại bệnh tật là rất khó lường và đã có không ít vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Huyền - nhân viên nấu ăn tại Bưu điện Yên Hòa, thành phố Yên Bái cho biết: “Chúng tôi có nhu cầu sử dụng rau sạch rất lớn để phục vụ cho các bữa ăn. Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng rau sạch có bán trên thị trường Yên Bái vẫn chưa đa dạng về chủng loại; vào thời điểm giao mùa, giá rau lại tương đối đắt nên chúng tôi vẫn phải mua rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở ngoài chợ. Tôi hy vọng, thị trường rau sạch Yên Bái sẽ ngày càng phong phú để người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn”.
Theo thống kê, năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra gần 500 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 493 ca mắc, 6 ca tử vong; trong đó, nhiều trường hợp bị ngộ độc và ngộ độc tập thể là do ăn phải các loại rau, củ, quả không an toàn.
Để bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng về ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm, rau an toàn.
Những hộ trồng rau cần xây dựng thương hiệu cho mình bằng cách nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm nông nghiệp; các doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị minh bạch để tạo mối liên kết bền vững giữa các hộ hoặc tổ chức kinh tế sản xuất rau an toàn với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.