Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về Môi trường và Phát triển năm 1992 tổ chức ở Brazil, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã chọn ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới và được tổ chức hàng năm.
Bể xử lý nước thải của Nhà máy Giấy Minh An (Văn Chấn)
Ngày Nước thế giới năm 2017 có chủ đề “Nước thải”, nhằm hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và tái sử dụng nước. Theo LHQ, trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý và không được tái sử dụng.
Theo thống kê, hiện có 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Điều đó cũng khiến cho 842.000 người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các căn bệnh này. Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh. Đến năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị, con số này hiện nay là 50%.
Hiện tại, hầu hết các thành phố ở các quốc gia đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng và tài nguyên để giải quyết vấn đề nước thải một cách hiệu quả và bền vững. LHQ cũng cho rằng, có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước thải. Nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên nước, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý bền vững.
Chi phí cho quản lý nước thải không đáng kể so với các lợi ích về sức khỏe, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT), đồng thời mang lại cơ hội nghề nghiệp và tạo ra nhiều việc làm “xanh” cho xã hội. Rõ ràng, nước giữ một vai trò đặc biệt trong sự sống và phát triển con người. Điều này đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho công tác quản lý nhà nước, mà cần có sự thay đổi trong chính mỗi con người chúng ta.
Trong nhiều năm qua, Yên Bái luôn quan tâm, chú trọng công tác quản lý và BVMT, nhất là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước thải. Để tạo nguồn sinh thủy, ngoài làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hàng năm nhân dân các dân tộc trong tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại. Yên Bái đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, huyện, thị, thành phố và các đề án, dự án đều được lồng ghép các yêu cầu BVMT. Cơ bản quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đều tuân thủ theo quy định của pháp luật về BVMT.
Tất cả các dự án đã và đang triển khai đều phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, bảo đảm quy hoạch về BVMT. Tất cả các dự án đầu tư đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có cam kết, kế hoạch BVMT mới được phê duyệt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý và BVMT, bảo vệ nguồn nước vẫn còn có những hạn chế nhất định, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Trước khi quá muộn, Nhà nước, chính quyền các địa phương và mỗi người dân cần có những biện pháp để góp phần bảo vệ nguồn nước.
Một số thông điệp hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2017 đáng chú ý như: “Tiết kiệm và tái sử dụng nước thải để tránh lãng phí, cải thiện vòng tuần hoàn nước cho các sinh vật sống”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải để biến nước thải thành tài nguyên”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị để tưới, làm sạch đô thị và cho các không gian xanh”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải nông nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe người nông dân, người tiêu dùng và thúc đẩy an ninh lương thực”.
Hay nhiều nội dung được tuyên truyền rộng rãi như: sử dụng hiệu quả và giảm ô nhiễm nguồn nước là tiền đề phát triển bền vững tài nguyên nước, năng lượng và lương thực. Mỗi người dân hãy biết tắt vòi nước, ngừng xả rác, dầu mỡ và hoá chất vào hệ thống nước thải là chúng ta đã góp phần bảo vệ nguồn nước.
Chúng ta hãy thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây, rửa xe... thế cũng là BVMT, bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt, Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT.
Đồng thời, tỉnh cũng đã cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách về BVMT để triển khai trên địa bàn, nhằm khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển căn bản trong công tác BVMT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
765 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về Môi trường và Phát triển năm 1992 tổ chức ở Brazil, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã chọn ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới và được tổ chức hàng năm.Ngày Nước thế giới năm 2017 có chủ đề “Nước thải”, nhằm hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và tái sử dụng nước. Theo LHQ, trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý và không được tái sử dụng.
Theo thống kê, hiện có 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Điều đó cũng khiến cho 842.000 người chết mỗi năm do ảnh hưởng của các căn bệnh này. Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh. Đến năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị, con số này hiện nay là 50%.
Hiện tại, hầu hết các thành phố ở các quốc gia đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng và tài nguyên để giải quyết vấn đề nước thải một cách hiệu quả và bền vững. LHQ cũng cho rằng, có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước thải. Nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên nước, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý bền vững.
Chi phí cho quản lý nước thải không đáng kể so với các lợi ích về sức khỏe, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT), đồng thời mang lại cơ hội nghề nghiệp và tạo ra nhiều việc làm “xanh” cho xã hội. Rõ ràng, nước giữ một vai trò đặc biệt trong sự sống và phát triển con người. Điều này đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho công tác quản lý nhà nước, mà cần có sự thay đổi trong chính mỗi con người chúng ta.
Trong nhiều năm qua, Yên Bái luôn quan tâm, chú trọng công tác quản lý và BVMT, nhất là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước thải. Để tạo nguồn sinh thủy, ngoài làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hàng năm nhân dân các dân tộc trong tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại. Yên Bái đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, huyện, thị, thành phố và các đề án, dự án đều được lồng ghép các yêu cầu BVMT. Cơ bản quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đều tuân thủ theo quy định của pháp luật về BVMT.
Tất cả các dự án đã và đang triển khai đều phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, bảo đảm quy hoạch về BVMT. Tất cả các dự án đầu tư đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có cam kết, kế hoạch BVMT mới được phê duyệt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý và BVMT, bảo vệ nguồn nước vẫn còn có những hạn chế nhất định, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Trước khi quá muộn, Nhà nước, chính quyền các địa phương và mỗi người dân cần có những biện pháp để góp phần bảo vệ nguồn nước.
Một số thông điệp hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2017 đáng chú ý như: “Tiết kiệm và tái sử dụng nước thải để tránh lãng phí, cải thiện vòng tuần hoàn nước cho các sinh vật sống”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải để biến nước thải thành tài nguyên”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị để tưới, làm sạch đô thị và cho các không gian xanh”, “Xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải nông nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe người nông dân, người tiêu dùng và thúc đẩy an ninh lương thực”.
Hay nhiều nội dung được tuyên truyền rộng rãi như: sử dụng hiệu quả và giảm ô nhiễm nguồn nước là tiền đề phát triển bền vững tài nguyên nước, năng lượng và lương thực. Mỗi người dân hãy biết tắt vòi nước, ngừng xả rác, dầu mỡ và hoá chất vào hệ thống nước thải là chúng ta đã góp phần bảo vệ nguồn nước.
Chúng ta hãy thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây, rửa xe... thế cũng là BVMT, bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt, Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT.
Đồng thời, tỉnh cũng đã cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách về BVMT để triển khai trên địa bàn, nhằm khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển căn bản trong công tác BVMT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.