CTTĐT - Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái được đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh đã triển khai 215 đề tài, dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực, trong đó có 133 đề tài, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương thăm mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững tại xã Đại Minh huyện Yên Bình
Hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng nông thôn; tích cực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác các thế mạnh của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học đã nâng cao rõ rệt năng suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh đã triển khai 133 đề tài, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Trong đó tập trung nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thể mạnh của địa phương từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp đặc sản có giá trị cao.
Nhiều mô hình chuyển giao khoa học công nghệ được triển khai thực hiện, góp phần tạo ra nhiều giống cây, con mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và ứng phó tốt trong điều kiện bất lợi của thiên nhiên và môi trường, như mô hình “Phát triển trồng cây Thanh long ruột đỏ tại huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn”; xây dựng mô hình “Nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái”; “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững”… Tỉnh đã triển khai xây dựng và bảo hộ một số nhãn hiệu nông sản đặc thù của địa phương, như: “Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế của huyện”, nhãn hiệu chứng nhận Chè Suối Giàng Văn Chấn, Bưởi Đại Minh… nhằm phát huy lợi thế sản phẩm, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tập trung đổi mới thiết bị công nghệ, đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có lợi thế, trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; nghiên cứu công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ xây dựng, giao thông. Trong đó có một số đề tài nổi bật như: Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao tại Yên Bái; Nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải…
Cùng với đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn cùng với hoạt động điều tra cơ bản, tổng kết đánh giá, bước đầu cung cấp luận cứ khoa học cho tỉnh hoạch định các chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; nghiên cứu về lịch sử truyền thống của tỉnh, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Tỉnh đã triển khai các dự án đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên ngành vào hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị; xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch hóa vi mô tại các trường học, cơ sở y tế…; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai, số hóa bản đồ để lưu trữ, quản lý trên máy tính, ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch… Trong đó có một số đề tài, dự án nổi bật như: Nghiên cứu, thiết lập và xây dựng mạng thông tin liên lạc bộ đàm Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an tỉnh Yên Bái phục vụ công tác đảm bảo an ninh chính trị, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Yên Bái”; “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý chương trình phát thanh – truyền hình trên địa bàn tỉnh Yên Bái”…
Trong thời gian tới tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm. Ưu tiên đầu tư thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tuyển chọn, lai tọa giống trâu, bò, lợn hướng nạc, gia cầm, thủy sản nội địa có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân tạo giống, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng kết hợp trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, coi trọng các loại cây bản địa, các mô hình nông, lâm kết hợp.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các doang nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ; chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.
635 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái được đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh đã triển khai 215 đề tài, dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực, trong đó có 133 đề tài, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.Hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng nông thôn; tích cực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác các thế mạnh của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học đã nâng cao rõ rệt năng suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh đã triển khai 133 đề tài, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Trong đó tập trung nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thể mạnh của địa phương từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp đặc sản có giá trị cao.
Nhiều mô hình chuyển giao khoa học công nghệ được triển khai thực hiện, góp phần tạo ra nhiều giống cây, con mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và ứng phó tốt trong điều kiện bất lợi của thiên nhiên và môi trường, như mô hình “Phát triển trồng cây Thanh long ruột đỏ tại huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn”; xây dựng mô hình “Nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái”; “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững”… Tỉnh đã triển khai xây dựng và bảo hộ một số nhãn hiệu nông sản đặc thù của địa phương, như: “Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế của huyện”, nhãn hiệu chứng nhận Chè Suối Giàng Văn Chấn, Bưởi Đại Minh… nhằm phát huy lợi thế sản phẩm, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tập trung đổi mới thiết bị công nghệ, đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có lợi thế, trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; nghiên cứu công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ xây dựng, giao thông. Trong đó có một số đề tài nổi bật như: Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao tại Yên Bái; Nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải…
Cùng với đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn cùng với hoạt động điều tra cơ bản, tổng kết đánh giá, bước đầu cung cấp luận cứ khoa học cho tỉnh hoạch định các chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; nghiên cứu về lịch sử truyền thống của tỉnh, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Tỉnh đã triển khai các dự án đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên ngành vào hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị; xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch hóa vi mô tại các trường học, cơ sở y tế…; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai, số hóa bản đồ để lưu trữ, quản lý trên máy tính, ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch… Trong đó có một số đề tài, dự án nổi bật như: Nghiên cứu, thiết lập và xây dựng mạng thông tin liên lạc bộ đàm Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an tỉnh Yên Bái phục vụ công tác đảm bảo an ninh chính trị, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Yên Bái”; “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý chương trình phát thanh – truyền hình trên địa bàn tỉnh Yên Bái”…
Trong thời gian tới tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm. Ưu tiên đầu tư thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tuyển chọn, lai tọa giống trâu, bò, lợn hướng nạc, gia cầm, thủy sản nội địa có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân tạo giống, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng kết hợp trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, coi trọng các loại cây bản địa, các mô hình nông, lâm kết hợp.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các doang nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ; chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.