CTTĐT- Từ ngày 1/5/2017, nhiều chính sách mới: quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, quy chế tuyển sinh vừa làm vừa học 2017, thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, quản lý sản xuất, kinh doanh muối ... bắt đầu có hiệu lực.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2017.
TỪ NGÀY 5/5, PHẠT CẢ NGƯỜI PHÁT TỜ RƠI VÀ NGƯỜI QUẢNG CÁO
Đây là quy định mới tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
Ngoài ra, người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng… đều bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Các hành vi như quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định cũng sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đã vi phạm.
► Xem chi tiết Nghị định 28/2017/NĐ-CP
NUÔI CHÓ KHÔNG TIÊM VẮC XIN DẠI: PHẠT ĐẾN 03 TRIỆU ĐỒNG
Cụ thể, chủ vật nuôi nếu không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó sẽ bị phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
♦ Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;
♦ Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;
♦ Ngoài ra, phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
♦ Phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi; đồng thời đình chỉ hoạt động từ 06 đến 12 tháng (mức hiện tại từ 01 đến 03 tháng).
► Xem chi tiết Nghị định 41/2017/NĐ-CP
TỪ NGÀY 28/5/2017, BÃI BỎ NHIỀU MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Đây là nội dung nội bật được đề cập tại Thông tư 04/2017/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 28/5/2017) quy định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Thông tư 04/2017/TT-BTP bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT; các mẫu hợp đồng (HĐ) liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ) sử dụng cho Phòng Công chứng và UBND xã được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 04 cũng sẽ bị bãi bỏ như:
♦ HĐ chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
♦ HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ và tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ;
♦ HĐ mua bán, tặng cho, thế chấp, thuê tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ góp vốn bằng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ góp vốn bằng QSDĐ;
♦ HĐ góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;…
► Xem chi tiết Thông tư 04/2017/TT-BTP
ĐỂ ĐƯỢC BẢO VỆ LUẬN VĂN TIẾN SỸ, PHẢI CÓ ÍT NHẤT 02 BÀI BÁO QUỐC TẾ
Theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ có hiệu lực từ ngày 18/5/2017 thì một trong những điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là:
♦ Đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI – Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
► Xem Thông tư 08/2017/ TT-BGDĐT
QUY CHẾ TUYỂN SINH VỪA HỌC VỪA LÀM 2017
Theo Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 01/5/2017 thì quy chế tuyển sinh vừa làm vừa học 2017 có nhiều thay đổi, đơn cử như sau
♦ Đối tượng tham gia tuyển sinh đựơc thực hiện như Quy chế tuyển sinh Đại học hệ chính quy.
♦ Phương thức tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển…
► Xem chi tiết Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT
QUY ĐỊNH VỀ THU GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG KHÔNG DỪNG
Theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng có hiệu lực từ ngày 15/5/2017 Phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu giá dịch vụ sử dụng đường bộ phải được gắn thẻ đầu cuối theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên. Khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng, chủ phương tiện được gắn thẻ đầu cuối mới và phải trả chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi kỹ thuật.
► Xem chi tiết Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, KINH DOANH MUỐI
Ngày 05 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017. Trong đó nêu rõ hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối phải đảm bảo:
♦ Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
♦ Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
♦ Nước sử dụng để rửa, sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
♦ Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
► Xem chi tiết Nghị định số 40/2017/NĐ-CP
KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản, đó là nội dung tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
Theo Nghị định, chỉ được phép sử dụng tối đa hai loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017.
► Xem chi tiết Nghị định số 39/2017/NĐ-CP
TĂNG MỨC PHẠT KHI XẢ THẢI SAI NỘI DUNG GIẤY PHÉP
Có hiệu lực từ ngày 20/5/2017, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Theo đó, tăng mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên mức phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
♦ Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép.
♦ Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
♦ Ngoài ra, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt với một số vi phạm trong bảo vệ nguồn nước như phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước (mức phạt hiện hành là 6 -10 triệu đồng).
► Xem chi tiết Nghị định số 33/2017/NĐ-CP
QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Theo Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 25/5/2017. Các hoạt động chính và mức hỗ trợ cho từng nội dung của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm:
Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ tối đa là 70% hoặc 100% tùy hoạt động hỗ trợ.
♦ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp: quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
♦ Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu. Mức hỗ trợ tối đa là 100%, 70%. 50% tùy từng nội dung hoạt động cụ thể.
♦ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 70%.
♦ Xây dựng hệ thống thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
► Xem chi tiết Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Nghị định số 23/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ ngày 1/5/2017 sẽ phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm: Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch.
► Xem chi tiết Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
NGƯỜI THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU BẠN BỊ ỐM ĐAU KHI LÀM NHIỆM VỤ THANH TOÁN TIỀN KHÁM CHỮA BỆNH
Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó có một số điểm đáng chú ý.
Theo đó, người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế vẫn được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia bảo hiểm y tế.
Với người bị tai nạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện; sau khi điều trị sẽ được giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Nếu người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, người trực tiếp mai táng sẽ được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở ngay cả khi chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng theo Nghị định này, người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hi sinh sẽ được xem xét hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
► Xem chi tiết Nghị định số 30/2017/NĐ-CP
TĂNG THỜI HẠN CHO VỐN VAY NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM A
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2017) về tín dụng đầu tư của Nhà nước
Theo đó, thời hạn cho vay tối đa đối với các dự án thuộc Danh mục được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định như sau:
♦ 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A (trước đây là 12 năm);
♦ 12 năm đối với các dự án còn lại.
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án.
► Xem chi tiết Nghị định 32/2017/NĐ-CP
CÁCH TRÌNH BÀY BỐ CỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Theo Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 thì khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo các nguyên tắc trình bày sau:
♦ Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
♦ Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục
♦ Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài
♦ Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù
♦ Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
► Xem chi tiết Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14
2226 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Từ ngày 1/5/2017, nhiều chính sách mới: quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, quy chế tuyển sinh vừa làm vừa học 2017, thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, quản lý sản xuất, kinh doanh muối ... bắt đầu có hiệu lực. TỪ NGÀY 5/5, PHẠT CẢ NGƯỜI PHÁT TỜ RƠI VÀ NGƯỜI QUẢNG CÁO
Đây là quy định mới tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
Ngoài ra, người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng… đều bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Các hành vi như quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định cũng sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đã vi phạm.
► Xem chi tiết Nghị định 28/2017/NĐ-CP
NUÔI CHÓ KHÔNG TIÊM VẮC XIN DẠI: PHẠT ĐẾN 03 TRIỆU ĐỒNG
Cụ thể, chủ vật nuôi nếu không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó sẽ bị phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2017. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
♦ Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;
♦ Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;
♦ Ngoài ra, phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
♦ Phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi; đồng thời đình chỉ hoạt động từ 06 đến 12 tháng (mức hiện tại từ 01 đến 03 tháng).
► Xem chi tiết Nghị định 41/2017/NĐ-CP
TỪ NGÀY 28/5/2017, BÃI BỎ NHIỀU MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Đây là nội dung nội bật được đề cập tại Thông tư 04/2017/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 28/5/2017) quy định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Thông tư 04/2017/TT-BTP bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT; các mẫu hợp đồng (HĐ) liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ) sử dụng cho Phòng Công chứng và UBND xã được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 04 cũng sẽ bị bãi bỏ như:
♦ HĐ chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
♦ HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ và tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, thuê QSDĐ;
♦ HĐ mua bán, tặng cho, thế chấp, thuê tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ góp vốn bằng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất;
♦ HĐ góp vốn bằng QSDĐ;
♦ HĐ góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;…
► Xem chi tiết Thông tư 04/2017/TT-BTP
ĐỂ ĐƯỢC BẢO VỆ LUẬN VĂN TIẾN SỸ, PHẢI CÓ ÍT NHẤT 02 BÀI BÁO QUỐC TẾ
Theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ có hiệu lực từ ngày 18/5/2017 thì một trong những điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là:
♦ Đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI – Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
► Xem Thông tư 08/2017/ TT-BGDĐT
QUY CHẾ TUYỂN SINH VỪA HỌC VỪA LÀM 2017
Theo Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 01/5/2017 thì quy chế tuyển sinh vừa làm vừa học 2017 có nhiều thay đổi, đơn cử như sau
♦ Đối tượng tham gia tuyển sinh đựơc thực hiện như Quy chế tuyển sinh Đại học hệ chính quy.
♦ Phương thức tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển…
► Xem chi tiết Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT
QUY ĐỊNH VỀ THU GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG KHÔNG DỪNG
Theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng có hiệu lực từ ngày 15/5/2017 Phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu giá dịch vụ sử dụng đường bộ phải được gắn thẻ đầu cuối theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên. Khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng, chủ phương tiện được gắn thẻ đầu cuối mới và phải trả chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi kỹ thuật.
► Xem chi tiết Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, KINH DOANH MUỐI
Ngày 05 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017. Trong đó nêu rõ hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối phải đảm bảo:
♦ Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
♦ Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
♦ Nước sử dụng để rửa, sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
♦ Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
► Xem chi tiết Nghị định số 40/2017/NĐ-CP
KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản, đó là nội dung tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại.
Theo Nghị định, chỉ được phép sử dụng tối đa hai loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017.
► Xem chi tiết Nghị định số 39/2017/NĐ-CP
TĂNG MỨC PHẠT KHI XẢ THẢI SAI NỘI DUNG GIẤY PHÉP
Có hiệu lực từ ngày 20/5/2017, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Theo đó, tăng mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên mức phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
♦ Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép.
♦ Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
♦ Ngoài ra, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt với một số vi phạm trong bảo vệ nguồn nước như phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước (mức phạt hiện hành là 6 -10 triệu đồng).
► Xem chi tiết Nghị định số 33/2017/NĐ-CP
QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Theo Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 25/5/2017. Các hoạt động chính và mức hỗ trợ cho từng nội dung của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm:
Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ tối đa là 70% hoặc 100% tùy hoạt động hỗ trợ.
♦ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp: quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
♦ Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu. Mức hỗ trợ tối đa là 100%, 70%. 50% tùy từng nội dung hoạt động cụ thể.
♦ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 70%.
♦ Xây dựng hệ thống thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
► Xem chi tiết Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Nghị định số 23/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ ngày 1/5/2017 sẽ phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm: Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch.
► Xem chi tiết Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
NGƯỜI THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU BẠN BỊ ỐM ĐAU KHI LÀM NHIỆM VỤ THANH TOÁN TIỀN KHÁM CHỮA BỆNH
Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó có một số điểm đáng chú ý.
Theo đó, người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế vẫn được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia bảo hiểm y tế.
Với người bị tai nạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện; sau khi điều trị sẽ được giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Nếu người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, người trực tiếp mai táng sẽ được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở ngay cả khi chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng theo Nghị định này, người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hi sinh sẽ được xem xét hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
► Xem chi tiết Nghị định số 30/2017/NĐ-CP
TĂNG THỜI HẠN CHO VỐN VAY NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM A
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2017) về tín dụng đầu tư của Nhà nước
Theo đó, thời hạn cho vay tối đa đối với các dự án thuộc Danh mục được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định như sau:
♦ 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A (trước đây là 12 năm);
♦ 12 năm đối với các dự án còn lại.
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án.
► Xem chi tiết Nghị định 32/2017/NĐ-CP
CÁCH TRÌNH BÀY BỐ CỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Theo Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 thì khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo các nguyên tắc trình bày sau:
♦ Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
♦ Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục
♦ Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài
♦ Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù
♦ Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.
► Xem chi tiết Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14