CTTĐT - "Giải pháp phát triển nông nghiệp Yên Bái theo chuỗi giá trị" là chủ đề của buổi tọa đàm trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái được tổ chức sáng ngày 11/5/2017. Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Trần Đức Lâm – Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn; Ông Nguyễn Quang Khâm - Giám đốc Công ty TNHH Chè Bình Thuận, huyện Văn Chấn; Ông Nguyễn Minh Nhiệm – Hộ nông dân tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, từ việc cung cấp những thông tin về hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, khái khái niệm, vai trò của chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp, người nông dân trong chuỗi giá trị, về tình hình, thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng suất các sản phẩm nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Các giải pháp đưa ra tại buổi tọa đàm tương đối đa dạng, có ý kiến cho rằng, trong chuỗi sản xuất giá trị, sản phẩm phải đạt được chất lượng và độ đồng đều, trong đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu; trong chuỗi liên kết thì doanh nghiệp, hợp tác xã là mắt xích quan trọng và quyết định sự bền vững. Bên cạnh đó để phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, định hướng, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người nông dân tập trung vào sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; Có cơ chế chính sách, tạo điều kiện và hình thành cầu nối liên kết bền vững giữa nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước và người tiêu dùng. Đặc biệt là phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, sử dụng thuốc bảo bệ thực vật, phân bón, giống cây trồng...
Năm 2016, là năm đầu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cùng với đó các chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất đã được thực hiện góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhà nước về sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì qua đánh giá kết quả sau hơn một năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy, các chính sách hỗ trợ của tỉnh mới tập trung, quan tâm vào thúc đẩy phát triển gia tăng về số lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung mà chưa có chính sách hỗ trợ để quyết định đến việc hình thành nên chuỗi giá trị như: chính sách hỗ trợ sản xuất an toàn, chính sách hỗ trợ chế biến và phân phối tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng.
“Với vai trò là cơ quan tham mưu cho tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu để đề xuất với tỉnh có chỉ đạo định hướng nâng cao giá trị trong chuỗi sản phẩm bằng thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở an toàn dịch bệnh, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.” Ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Xem nội dung chi tiết buổi tọa đàm tại đây
636 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - "Giải pháp phát triển nông nghiệp Yên Bái theo chuỗi giá trị" là chủ đề của buổi tọa đàm trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái được tổ chức sáng ngày 11/5/2017. Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Trần Đức Lâm – Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn; Ông Nguyễn Quang Khâm - Giám đốc Công ty TNHH Chè Bình Thuận, huyện Văn Chấn; Ông Nguyễn Minh Nhiệm – Hộ nông dân tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.Tại buổi tọa đàm, từ việc cung cấp những thông tin về hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, khái khái niệm, vai trò của chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp, người nông dân trong chuỗi giá trị, về tình hình, thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng suất các sản phẩm nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Các giải pháp đưa ra tại buổi tọa đàm tương đối đa dạng, có ý kiến cho rằng, trong chuỗi sản xuất giá trị, sản phẩm phải đạt được chất lượng và độ đồng đều, trong đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu; trong chuỗi liên kết thì doanh nghiệp, hợp tác xã là mắt xích quan trọng và quyết định sự bền vững. Bên cạnh đó để phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, định hướng, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người nông dân tập trung vào sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; Có cơ chế chính sách, tạo điều kiện và hình thành cầu nối liên kết bền vững giữa nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước và người tiêu dùng. Đặc biệt là phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, sử dụng thuốc bảo bệ thực vật, phân bón, giống cây trồng...
Năm 2016, là năm đầu thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cùng với đó các chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất đã được thực hiện góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhà nước về sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì qua đánh giá kết quả sau hơn một năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy, các chính sách hỗ trợ của tỉnh mới tập trung, quan tâm vào thúc đẩy phát triển gia tăng về số lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung mà chưa có chính sách hỗ trợ để quyết định đến việc hình thành nên chuỗi giá trị như: chính sách hỗ trợ sản xuất an toàn, chính sách hỗ trợ chế biến và phân phối tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng.
“Với vai trò là cơ quan tham mưu cho tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu để đề xuất với tỉnh có chỉ đạo định hướng nâng cao giá trị trong chuỗi sản phẩm bằng thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở an toàn dịch bệnh, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.” Ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Xem nội dung chi tiết buổi tọa đàm tại đây