Tổng nhu cầu vốn hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện năm 2017 là 21.817 triệu đồng.
Hệ thống tưới tự động cho hành lá của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Phú Đạt, xã Yên Phú, huyện Văn Yên. (Ảnh minh họa - Thanh Miền).
Tiếp tục triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020”, năm 2017, huyện Mù Cang Chải đã và đang tích cực tổ chức thực hiện Đề án của huyện nhằm đạt hiệu quả thực tế.
Kế hoạch thực hiện Đề án của huyện đã cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Đề án của tỉnh và phù hợp với điều kiện huyện, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của từng vùng, từng xã trên địa bàn của huyện gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Mục tiêu hướng tới của huyện là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp; nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn; bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn, từng bước phát triển sản xuất bền vững.
Đồng thời, quá trình tái cơ cấu kinh tế phải huy động, lồng ghép tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương để tập trung hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế; tăng cường hợp tác đầu tư, tạo sự gắn kết bền chặt giữa người sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị hàng hóa, bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững.
Theo kế hoạch Đề án, năm 2017, huyện đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 400 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 66,79% xuống còn 59,79%; sản lượng lương thực có hạt đạt 39.700 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 2.410 tấn; sản lượng thủy sản đạt 150 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67% và tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 88%. Nhiều giải pháp đồng bộ đã được huyện đề ra và tổ chức thực hiện nhằm thực hiện các nội dung cụ thể của Đề án để đạt các mục tiêu này.
Theo đó, Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án được tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, địa phương từ cấp huyện đến cơ sở nhằm thống nhất về quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án. Cùng đó, huyện đẩy mạnh tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và đào tạo nghề; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Huyện cũng tập trung huy động, thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tích cực.
Theo dự kiến, trên cơ sở các nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, Chương trình 30a, Chương trình 135, chương trình XDNTM, Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh..., tổng nhu cầu vốn hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện năm 2017 là 21.817 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải - Lê Trọng Khang cho biết: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một nhiệm vụ, nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể XDNTM. Do vậy, việc huy động, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung tái cơ cấu được thực hiện lồng ghép với các nội dung XDNTM và khai thác các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; vốn XDNTM; vốn tín dụng; vốn doanh nghiệp; từ các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời, tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để huy động cao các nguồn lực xã hội cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện vào sản xuất, từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa là phương châm đặt ra trong tái cơ cấu ngành trồng trọt của Mù Cang Chải. Thực hiện phương châm này, huyện thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa với diện tích lúa cả năm 6.000 ha (1.600 ha lúa xuân và 4.400 ha lúa mùa); thực hiện chuyển đổi giống mới khoảng 500 - 600 ha bằng các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao; xây dựng cánh đồng 1 giống với khoảng 30 ha nếp Tan tại xã Cao Phạ và 30 ha lúa Séng cù tại xã Nậm Có. Huyện đã chỉ đạo nhân dân gieo cấy và chăm sóc tốt 1.600 ha lúa xuân, hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Cùng với cây lúa, Mù Cang Chải hiện có 4.670 ha ngô cả năm. Kế hoạch đặt ra là thực hiện ổn định, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng ngô bằng cách sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện; thực hiện chuyển đổi giống mới khoảng 800 ha bằng giống ngô LVN 885, AG69 ngắn ngày, năng suất cao. Huyện đã triển khai kế hoạch trồng ngô vụ xuân hè với diện tích 4.200 ha. Diện tích đã gieo trồng cũng đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Đặc biệt, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng diện tích 2 vụ trên ruộng bậc thang, Mù Cang Chải tiếp tục đưa vào sản xuất một số giống cây trồng mới. Theo đó, kế hoạch đặt ra là sản xuất 410 ha cải dầu, 15 ha khoai tây, 20 ha lúa mì trong vụ đông xuân 2016 - 2017.
Để tiếp tục tổ chức sản xuất tốt 3 giống cây trồng mới này, huyện đã chủ động mời gọi các doanh nghiệp phối hợp cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực tiếp hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc cây trồng. Đến nay, các loại cây trồng này đã được thu hoạch, tiếp tục cho những kết quả khả quan.
Trong đó, cải dầu cho thu hoạch đạt 20 - 30 tạ/ha, cho giá trị kinh tế từ 30 - 45 triệu đồng/ha; lúa mì cho năng suất 40 - 42 tạ/ha, cho giá trị kinh tế từ 24 - 25 triệu đồng/ha; khoai tây cho thu hoạch từ 20 - 25 tấn/ha, giá trị kinh tế đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ha.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra tình hình phát triển cây lúa mì tại xã Púng Luông.
Đồng chí Lê Trọng Khang nhấn mạnh: “Với 3 giống cây trồng mới này, hiện Mù Cang Chải đã đưa vào sản xuất 2 vụ thêm được 500 ha ruộng một vụ. Không những vậy, các cây trồng này còn mang lại giá trị kép như cải dầu còn phục vụ phát triển du lịch, hỗ trợ nuôi ong lấy mật. Cây lúa mì còn cho thân làm nguồn thức ăn cho gia súc. Tới đây, huyện sẽ lập quy hoạch, chỉ đạo tăng diện tích sản xuất các cây trồng này, trong đó, dự kiến đưa cải dầu lên diện tích 1.000 - 1.200 ha, khoai tây 100 ha, lúa mì từ 300 - 500 ha”.
Cùng với trồng trọt, để tái cơ cấu cấu ngành chăn nuôi, huyện tập trung tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ trung ương, địa phương để đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển chăn nuôi theo hướng các hộ, nhóm hộ vừa và nhỏ, phát huy hình thức kinh tế hộ gia đình, thực hiện chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống; tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò tại các xã Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Mồ Dề, Chế Tạo, Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn.
Mục tiêu năm 2017, tổng đàn gia súc chính tăng 3 - 5%, đạt 60.850 con; tổng đàn gia cầm đạt 181.000 con. Ngoài ra, thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi. Huyện cũng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, hướng dẫn các hộ phát triển nuôi ong theo hướng hàng hóa, tập trung với quy mô 3.000 - 5.000 con; vận động nhân dân phát triển trồng cỏ và chế biến thức ăn để chăn nuôi gia súc...
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, huyện tiếp tục thực hiện bảo vệ tốt trên 80.200 ha rừng hiện có và đầu tư phát triển kinh tế rừng, kinh tế hộ gia đình gắn với bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục thực hiện đề án phát triển cây sơn tra, chăm sóc, bảo vệ 2.242,1 ha rừng sơn tra hiện có, đồng thời tiến hành trồng mới 1.320,9 ha rừng sơn tra, hiện đang chuẩn bị 1,9 triệu cây giống sơn tra trồng 600 ha... Trong phát triển ngành nghề nông thôn, Mù Cang Chải cũng sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Mục tiêu năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 240 người, số lao động được tạo việc làm 900 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 31%; xây dựng và phát triển các nghề phi nông nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống, các hợp tác xã và dịch vụ ngành nghề nông thôn...
Với nội dung cụ thể, rõ ràng, các giải pháp đồng bộ, thiết thực cùng sự chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao của huyện là nền tảng để Mù Cang Chải tiếp tục đạt được những kết quả như đã đặt ra trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2017, góp phần quan trọng vào XDNTM.
837 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tổng nhu cầu vốn hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện năm 2017 là 21.817 triệu đồng.Tiếp tục triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020”, năm 2017, huyện Mù Cang Chải đã và đang tích cực tổ chức thực hiện Đề án của huyện nhằm đạt hiệu quả thực tế.
Kế hoạch thực hiện Đề án của huyện đã cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Đề án của tỉnh và phù hợp với điều kiện huyện, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của từng vùng, từng xã trên địa bàn của huyện gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Mục tiêu hướng tới của huyện là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp; nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn; bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn, từng bước phát triển sản xuất bền vững.
Đồng thời, quá trình tái cơ cấu kinh tế phải huy động, lồng ghép tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương để tập trung hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế; tăng cường hợp tác đầu tư, tạo sự gắn kết bền chặt giữa người sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị hàng hóa, bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững.
Theo kế hoạch Đề án, năm 2017, huyện đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 400 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 66,79% xuống còn 59,79%; sản lượng lương thực có hạt đạt 39.700 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 2.410 tấn; sản lượng thủy sản đạt 150 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67% và tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 88%. Nhiều giải pháp đồng bộ đã được huyện đề ra và tổ chức thực hiện nhằm thực hiện các nội dung cụ thể của Đề án để đạt các mục tiêu này.
Theo đó, Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án được tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, địa phương từ cấp huyện đến cơ sở nhằm thống nhất về quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án. Cùng đó, huyện đẩy mạnh tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và đào tạo nghề; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Huyện cũng tập trung huy động, thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tích cực.
Theo dự kiến, trên cơ sở các nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, Chương trình 30a, Chương trình 135, chương trình XDNTM, Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh..., tổng nhu cầu vốn hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện năm 2017 là 21.817 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải - Lê Trọng Khang cho biết: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một nhiệm vụ, nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể XDNTM. Do vậy, việc huy động, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung tái cơ cấu được thực hiện lồng ghép với các nội dung XDNTM và khai thác các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; vốn XDNTM; vốn tín dụng; vốn doanh nghiệp; từ các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời, tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để huy động cao các nguồn lực xã hội cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện vào sản xuất, từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa là phương châm đặt ra trong tái cơ cấu ngành trồng trọt của Mù Cang Chải. Thực hiện phương châm này, huyện thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa với diện tích lúa cả năm 6.000 ha (1.600 ha lúa xuân và 4.400 ha lúa mùa); thực hiện chuyển đổi giống mới khoảng 500 - 600 ha bằng các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao; xây dựng cánh đồng 1 giống với khoảng 30 ha nếp Tan tại xã Cao Phạ và 30 ha lúa Séng cù tại xã Nậm Có. Huyện đã chỉ đạo nhân dân gieo cấy và chăm sóc tốt 1.600 ha lúa xuân, hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Cùng với cây lúa, Mù Cang Chải hiện có 4.670 ha ngô cả năm. Kế hoạch đặt ra là thực hiện ổn định, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng ngô bằng cách sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện; thực hiện chuyển đổi giống mới khoảng 800 ha bằng giống ngô LVN 885, AG69 ngắn ngày, năng suất cao. Huyện đã triển khai kế hoạch trồng ngô vụ xuân hè với diện tích 4.200 ha. Diện tích đã gieo trồng cũng đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Đặc biệt, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng diện tích 2 vụ trên ruộng bậc thang, Mù Cang Chải tiếp tục đưa vào sản xuất một số giống cây trồng mới. Theo đó, kế hoạch đặt ra là sản xuất 410 ha cải dầu, 15 ha khoai tây, 20 ha lúa mì trong vụ đông xuân 2016 - 2017.
Để tiếp tục tổ chức sản xuất tốt 3 giống cây trồng mới này, huyện đã chủ động mời gọi các doanh nghiệp phối hợp cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực tiếp hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc cây trồng. Đến nay, các loại cây trồng này đã được thu hoạch, tiếp tục cho những kết quả khả quan.
Trong đó, cải dầu cho thu hoạch đạt 20 - 30 tạ/ha, cho giá trị kinh tế từ 30 - 45 triệu đồng/ha; lúa mì cho năng suất 40 - 42 tạ/ha, cho giá trị kinh tế từ 24 - 25 triệu đồng/ha; khoai tây cho thu hoạch từ 20 - 25 tấn/ha, giá trị kinh tế đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ha.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra tình hình phát triển cây lúa mì tại xã Púng Luông.
Đồng chí Lê Trọng Khang nhấn mạnh: “Với 3 giống cây trồng mới này, hiện Mù Cang Chải đã đưa vào sản xuất 2 vụ thêm được 500 ha ruộng một vụ. Không những vậy, các cây trồng này còn mang lại giá trị kép như cải dầu còn phục vụ phát triển du lịch, hỗ trợ nuôi ong lấy mật. Cây lúa mì còn cho thân làm nguồn thức ăn cho gia súc. Tới đây, huyện sẽ lập quy hoạch, chỉ đạo tăng diện tích sản xuất các cây trồng này, trong đó, dự kiến đưa cải dầu lên diện tích 1.000 - 1.200 ha, khoai tây 100 ha, lúa mì từ 300 - 500 ha”.
Cùng với trồng trọt, để tái cơ cấu cấu ngành chăn nuôi, huyện tập trung tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ trung ương, địa phương để đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển chăn nuôi theo hướng các hộ, nhóm hộ vừa và nhỏ, phát huy hình thức kinh tế hộ gia đình, thực hiện chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống; tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò tại các xã Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Mồ Dề, Chế Tạo, Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn.
Mục tiêu năm 2017, tổng đàn gia súc chính tăng 3 - 5%, đạt 60.850 con; tổng đàn gia cầm đạt 181.000 con. Ngoài ra, thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi. Huyện cũng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, hướng dẫn các hộ phát triển nuôi ong theo hướng hàng hóa, tập trung với quy mô 3.000 - 5.000 con; vận động nhân dân phát triển trồng cỏ và chế biến thức ăn để chăn nuôi gia súc...
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, huyện tiếp tục thực hiện bảo vệ tốt trên 80.200 ha rừng hiện có và đầu tư phát triển kinh tế rừng, kinh tế hộ gia đình gắn với bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục thực hiện đề án phát triển cây sơn tra, chăm sóc, bảo vệ 2.242,1 ha rừng sơn tra hiện có, đồng thời tiến hành trồng mới 1.320,9 ha rừng sơn tra, hiện đang chuẩn bị 1,9 triệu cây giống sơn tra trồng 600 ha... Trong phát triển ngành nghề nông thôn, Mù Cang Chải cũng sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Mục tiêu năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 240 người, số lao động được tạo việc làm 900 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 31%; xây dựng và phát triển các nghề phi nông nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống, các hợp tác xã và dịch vụ ngành nghề nông thôn...
Với nội dung cụ thể, rõ ràng, các giải pháp đồng bộ, thiết thực cùng sự chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao của huyện là nền tảng để Mù Cang Chải tiếp tục đạt được những kết quả như đã đặt ra trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2017, góp phần quan trọng vào XDNTM.