CTTĐT – Chiều 24/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm định nội dung trưng bày nội, ngoại thất công trình nhà Bảo tàng tỉnh. Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị còn có các thành viên Hội đồng thẩm định và các thành viên Ban soạn thảo.
Dự thảo đề cương trưng bày nhà Bảo tàng Yên Bái gồm 3 phần: Phần 1 là một vài thông tin chung về dự án nhà Bảo tàng Yên Bái, trong đó, Dự án nhà Bảo tàng tỉnh Yên Bái có tổng diện tích trên 7.000m2, được khởi công từ tháng 9/2009 với tổng mức đầu tư 74 tỷ đồng. Đến thời điểm này đã hoàn thành giai đoạn 1 phần vỏ nhà và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 về nội dung trưng bày.
Phần 2 là các phương án, chủ đề, không gian, nội dung, giải pháp trưng bày. Bảo tàng có 3 phần trưng bày và 2 khu hoạt động phụ trợ gồm trưng bày trong nhà, trưng bày ngoài trời, trưng bày chuyên đề (không thường xuyên tại tầng 1), phòng hoạt động khoa học (tầng 1) và khu hoạt động văn hóa, dịch vụ. Về chủ đề, không gian trưng bày có 5 chủ đề gồm địa lý – tự nhiên; cộng đồng các dân tộc Yên Bái; thời tiền sử - sơ sử; thế kỷ X-XIX; thời kỳ cận – hiện đại. Ngoài ra về chủ đề và không gian trưng bày còn có các chuyên đề khác như trưng bày ngoài trời và trưng bày chuyên đề trong nhà.
Phần 3 của đề cương là nội dung, giải pháp và không gian trưng bày đối với các nội dung trưng bày trong nhà, trưng bày ngoài trời, trưng bày chuyên đề, không gian khám phá sáng tạo và khu hoạt động dịch vụ văn hóa. Theo đó, đề cương đã nêu cụ thể các giải pháp trưng bày trong nhà gồm không gian đón tiếp dự kiến các khu vực bán vé, kiểm soát vé, khu vực lễ tân, cung cấp thông tin, thuyết minh… Khu vực khánh tiết ở trung tâm sẽ phục dựng tòa tháp lớn di tích khảo cổ học chùa tháp Hắc Y thời Trần và đặt trang trọng ở giữa sảnh khánh tiết; phòng hoạt động phục vụ 50-60 người với các trang thiết bị hiện đại. Phần trưng bày thường xuyên với 5 chủ đề chính giới thiệu khái quát về đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, sự biến động về lịch sử địa giới hành chính của tỉnh. Đồng thời giới thiệu khái quát, phản ánh làm nổi bật các tiềm năng du lịch, nguồn lực phát triển và những đặc thù làm nên bản sắc của đất và người Yên Bái; Những điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái; các di tích, di vật nổi bật qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh…
Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp ý kiến vào dự thảo đề cương nhà Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Các đại biểu cho rằng, trong việc xây dựng nhà Bảo tàng cần chú trọng tính hấp dẫn, thẩm mỹ, các tuyến tham quan phải thuận tiện đáp ứng cho các đối tượng đến tham quan; Các bảng biểu, thuyết minh phải thuần Việt. Bên cạnh đó cần sưu tầm thêm một số di vật lịch sử khẳng định tinh thần yêu nước của con người Yên Bái, vấn đề về lịch sử đất nước và của tỉnh Yên Bái… Ngoài ra các đại biểu cũng yêu cầu cần phải chỉnh sửa lại một số nội dung trong dự thảo đề cương cho phù hợp.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh dự thảo đề cương cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thiện nội dung đề cương nhà Bảo tàng tỉnh. Bên cạnh đó, rà soát danh mục các hiện vật trưng bày. Các hiện vật đưa vào phải tiêu biểu, là hiện vật gốc, đảm bảo đặc trưng, đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, Ban soạn thảo cần bổ sung danh mục các ảnh, bổ sung nội dung thuyết minh. Đối với 5 chủ đề trưng bày, đồng chí yêu cầu mỗi chủ đề cần xác định rõ điểm nhấn, điểm cốt lõi trong từng chủ đề; Làm rõ nội dung, hình ảnh, hiện vật, các phong tục đón Tết của các dân tộc đặc biệt là dân tộc Mông; Chỉnh sửa kết cấu để tránh trùng lặp. Đặc biệt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh nghiêm cấm tổ chức tiệc và bán hàng ăn tại khu vực văn hóa dịch vụ của nhà Bảo tàng tỉnh…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban soạn thảo hoàn chỉnh đề cương trình UBND tỉnh vào ngày 26/5.
674 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chiều 24/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm định nội dung trưng bày nội, ngoại thất công trình nhà Bảo tàng tỉnh. Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị còn có các thành viên Hội đồng thẩm định và các thành viên Ban soạn thảo.
Dự thảo đề cương trưng bày nhà Bảo tàng Yên Bái gồm 3 phần: Phần 1 là một vài thông tin chung về dự án nhà Bảo tàng Yên Bái, trong đó, Dự án nhà Bảo tàng tỉnh Yên Bái có tổng diện tích trên 7.000m2, được khởi công từ tháng 9/2009 với tổng mức đầu tư 74 tỷ đồng. Đến thời điểm này đã hoàn thành giai đoạn 1 phần vỏ nhà và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 về nội dung trưng bày.
Phần 2 là các phương án, chủ đề, không gian, nội dung, giải pháp trưng bày. Bảo tàng có 3 phần trưng bày và 2 khu hoạt động phụ trợ gồm trưng bày trong nhà, trưng bày ngoài trời, trưng bày chuyên đề (không thường xuyên tại tầng 1), phòng hoạt động khoa học (tầng 1) và khu hoạt động văn hóa, dịch vụ. Về chủ đề, không gian trưng bày có 5 chủ đề gồm địa lý – tự nhiên; cộng đồng các dân tộc Yên Bái; thời tiền sử - sơ sử; thế kỷ X-XIX; thời kỳ cận – hiện đại. Ngoài ra về chủ đề và không gian trưng bày còn có các chuyên đề khác như trưng bày ngoài trời và trưng bày chuyên đề trong nhà.
Phần 3 của đề cương là nội dung, giải pháp và không gian trưng bày đối với các nội dung trưng bày trong nhà, trưng bày ngoài trời, trưng bày chuyên đề, không gian khám phá sáng tạo và khu hoạt động dịch vụ văn hóa. Theo đó, đề cương đã nêu cụ thể các giải pháp trưng bày trong nhà gồm không gian đón tiếp dự kiến các khu vực bán vé, kiểm soát vé, khu vực lễ tân, cung cấp thông tin, thuyết minh… Khu vực khánh tiết ở trung tâm sẽ phục dựng tòa tháp lớn di tích khảo cổ học chùa tháp Hắc Y thời Trần và đặt trang trọng ở giữa sảnh khánh tiết; phòng hoạt động phục vụ 50-60 người với các trang thiết bị hiện đại. Phần trưng bày thường xuyên với 5 chủ đề chính giới thiệu khái quát về đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, sự biến động về lịch sử địa giới hành chính của tỉnh. Đồng thời giới thiệu khái quát, phản ánh làm nổi bật các tiềm năng du lịch, nguồn lực phát triển và những đặc thù làm nên bản sắc của đất và người Yên Bái; Những điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái; các di tích, di vật nổi bật qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh…
Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp ý kiến vào dự thảo đề cương nhà Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Các đại biểu cho rằng, trong việc xây dựng nhà Bảo tàng cần chú trọng tính hấp dẫn, thẩm mỹ, các tuyến tham quan phải thuận tiện đáp ứng cho các đối tượng đến tham quan; Các bảng biểu, thuyết minh phải thuần Việt. Bên cạnh đó cần sưu tầm thêm một số di vật lịch sử khẳng định tinh thần yêu nước của con người Yên Bái, vấn đề về lịch sử đất nước và của tỉnh Yên Bái… Ngoài ra các đại biểu cũng yêu cầu cần phải chỉnh sửa lại một số nội dung trong dự thảo đề cương cho phù hợp.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh dự thảo đề cương cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thiện nội dung đề cương nhà Bảo tàng tỉnh. Bên cạnh đó, rà soát danh mục các hiện vật trưng bày. Các hiện vật đưa vào phải tiêu biểu, là hiện vật gốc, đảm bảo đặc trưng, đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, Ban soạn thảo cần bổ sung danh mục các ảnh, bổ sung nội dung thuyết minh. Đối với 5 chủ đề trưng bày, đồng chí yêu cầu mỗi chủ đề cần xác định rõ điểm nhấn, điểm cốt lõi trong từng chủ đề; Làm rõ nội dung, hình ảnh, hiện vật, các phong tục đón Tết của các dân tộc đặc biệt là dân tộc Mông; Chỉnh sửa kết cấu để tránh trùng lặp. Đặc biệt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh nghiêm cấm tổ chức tiệc và bán hàng ăn tại khu vực văn hóa dịch vụ của nhà Bảo tàng tỉnh…
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban soạn thảo hoàn chỉnh đề cương trình UBND tỉnh vào ngày 26/5.