CTTĐT- Điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế, những quy định mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới, giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tự nguyện... là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 6/2017.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2017.
ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện.
Trong 3 nhóm dịch vụ này, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị dự kiến có mức tăng giá cao gấp 2- 4 lần so với giá hiện tại. Cụ thể, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2.
Thông tư 02/2017/TT-BYT có hiệu lực từ 1/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 02/2017/TT-BYT
QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI
Ngày 15/4/2017, Bộ Giao Thông vận tải ban hành Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Theo đó, việc đổi bằng lái in trên giấy bìa sang bằng lái làm bằng thẻ nhựa (vật liệu PET) được "khuyến khích" thực hiện trước ngày 31-12-2020.
Đồng thời, thông tư mới của Bộ GTVT cũng bỏ lộ trình đổi bằng lái xe không thời hạn A1, A2, A3 trước ngày 31-12-2020 như quy định của thông tư số 58 năm 2015 do Bộ GTVT ban hành.
Như vậy, việc ấn định thời hạn buộc đổi bằng lái xe từ bìa giấy sang thẻ nhựa như thông tư trước đó đã bị bãi bỏ.
Theo đó, người có bằng lái xe có thời hạn chỉ thực hiện việc đổi bằng lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.
Xem chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
GIẢM 0,5% MỨC ĐÓNG VÀO QUỸ BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nghị định 44/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định tỉ lệ đóng 0,5 % của người sử dụng lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, từ 1/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:
0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP, đối tượng tham gia điều chỉnh mức đóng như trên gồm: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác…
Xem chi tiết Nghị định 44/2017/NĐ-CP
DANH MỤC, TỶ LỆ THANH TOÁN VẬT TƯ KHÁM CHỮA BỆNH VỚI ĐỐI TƯỢNG CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Thông tư 04/2017/TT-BYT ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Theo đó, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở.
Thông tư 04/2017/TT-BYT có hiệu lực từ 1/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 04/2017/TT-BYT
12 LOẠI GIẤY TỜ HỢP PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định thì 12 loại văn bản, giấy tờ hợp pháp làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Giấy tờ về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, chửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình lịch sử.
- Hợp đồng thuê đất.
- Văn bản của cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất đanh cho giao thông theo quy định pháp luật.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đề nghị của ơ quan cấp phép xây dựng.
Xem chi tiết Nghị định 53/2017/NĐ-CP
NHÃN HÀNG HÓA PHẢI Ở VỊ TRÍ DỄ QUAN SÁT
Đó là quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ Về nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017.
Theo đó, nhãn hàng hoá phải được thể hiện trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
Xem chi tiết Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
6 LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/6/2017
Theo đó có 6 lĩnh vực cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1- Thiết kế kiến trúc công trình; 2- Thiết kế kết cấu công trình; 3- Thiết kế điện - cơ điện công trình; 4- Thiết kế cấp - thoát nước; 5- Thiết kế thông gió - cấp thoát nhiệt; 6- Thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ công trình.
Quy định chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng quy định chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
Theo đó, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của đồ án quy hoạch và đáp ứng các điều kiện tương ứng
Xem chi tiết Nghị định 42/2017/NĐ-CP
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Ngày 11/4/2017 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019.
Cụ thể, các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ưu đãi về vốn đầu tư và thuế và ưu đãi về đất đai.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện và phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn; Bố trí và công bố công khai quỹ đất sử dụng cho các dự án điện mặt trời vào quy hoạch sử dụng đất; Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện mặt trời tại địa phương theo thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem chi tiết Quyết định 11/2017/QĐ-TTg
XÁC ĐỊNH TIẾN THUÊ MẶT NƯỚC TRONG KHU KINH TẾ
Ngày 03 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
Khung giá thuê mặt nước trong Khu kinh tế đối với mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật đất đai được quy định như sau: Dự án sử dụng mặt nước cố định, từ 20.000.000 đồng/km¬¬2/năm đến 300.000.000 đồng/km2/năm. Dự án sử dụng mặt nước không cố định, từ 100.000.000 đồng/km2/năm đến 750.000.000 đồng/km2/năm. Căn cứ khung giá thuê mặt nước trên, UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá thuê mặt nước của từng dự án làm căn cứ để Ban quản lý Khu kinh tế thông báo số tiền thuê mặt nước phải nộp.
Xem chi tiết Nghị định 35/2017/NĐ-CP
5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VAY LẠI TỪ NGUỒN VÓN VAY ODA VÀ VAY ƯU ĐÃI
Theo quy định tại Nghị định 52/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh được vay lại từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện:
Thứ nhất, có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức hợp tác công tư, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Đầu tư công.
Thứ hai, dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.
Thứ ba, tổng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Thứ tư, không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.
Thứ năm, nghĩa vụ trả nợ hàng năm của UBND cấp tỉnh đối với các khoản vay lại vốn ODA, vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Nghị định 52/2017/NĐ-CP cũng quy định chi tiết tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi.
Xem chi tiết Nghị định 52/2017/NĐ-CP
QUY CHUẨN KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NGHỀ
Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Về trình độ trung cấp:
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.
Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.
Về trình độ cao đẳng:
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 02 đến 03 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.
Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành từ 50% - 70%.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH
ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Thông tư số 96/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng : Định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo trong 1 năm học như sau:Thông tư quy định, giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi để thực hiện một công việc tương đương cho 1 tiết (45 phút) giảng lý thuyết trực tiếp trong giảng đường.
a- Nhà giáo công tác tại các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, trường cao đẳng là 270 giờ chuẩn.
b- Nhà giáo của các trường trung cấp, trường quân sự quân khu, quân đoàn, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, trường quân sự tỉnh, thành phố là 300 giờ chuẩn.
c- Thủ trưởng các nhà trường quy định định mức giờ chuẩn cho phù hợp đối với đào tạo phi công, tàu ngầm, lái xe tăng, thiết giáp, đặc công, tên lửa, trên cơ sở tính chất, đặc điểm và điều kiện lao động sư phạm, nhưng không vượt quá định mức giờ chuẩn của quy định này.
d- Giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
Nhà giáo trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn quy định trên.
Xem chi tiết Thông tư số 96/2017/TT-BQP
BỔ SUNG DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Quyết định 13/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển gồm: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT); Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality); công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality); công nghệ vô tuyến thông minh; công nghệ in 3 chiều (3D).
Bên cạnh đó, bổ sung Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm: Mô-đun, thiết bị, phần mềm, giải pháp tích hợp IoT; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ cho chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, đào tạo điện tử, quảng cáo điện tử; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường; dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin; dịch vụ xử lý, phân tích, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ đánh giá, kiểm định an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin;...
Quyết định có hiệu lực thi hành từ 15/6/2017.
Xem chi tiết Quyết định 13/2017/QĐ-TTg
1628 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế, những quy định mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới, giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tự nguyện... là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 6/2017. ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện.
Trong 3 nhóm dịch vụ này, cả hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị dự kiến có mức tăng giá cao gấp 2- 4 lần so với giá hiện tại. Cụ thể, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2.
Thông tư 02/2017/TT-BYT có hiệu lực từ 1/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 02/2017/TT-BYT
QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI
Ngày 15/4/2017, Bộ Giao Thông vận tải ban hành Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Theo đó, việc đổi bằng lái in trên giấy bìa sang bằng lái làm bằng thẻ nhựa (vật liệu PET) được "khuyến khích" thực hiện trước ngày 31-12-2020.
Đồng thời, thông tư mới của Bộ GTVT cũng bỏ lộ trình đổi bằng lái xe không thời hạn A1, A2, A3 trước ngày 31-12-2020 như quy định của thông tư số 58 năm 2015 do Bộ GTVT ban hành.
Như vậy, việc ấn định thời hạn buộc đổi bằng lái xe từ bìa giấy sang thẻ nhựa như thông tư trước đó đã bị bãi bỏ.
Theo đó, người có bằng lái xe có thời hạn chỉ thực hiện việc đổi bằng lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.
Xem chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
GIẢM 0,5% MỨC ĐÓNG VÀO QUỸ BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nghị định 44/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định tỉ lệ đóng 0,5 % của người sử dụng lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, từ 1/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:
0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP, đối tượng tham gia điều chỉnh mức đóng như trên gồm: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác…
Xem chi tiết Nghị định 44/2017/NĐ-CP
DANH MỤC, TỶ LỆ THANH TOÁN VẬT TƯ KHÁM CHỮA BỆNH VỚI ĐỐI TƯỢNG CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Thông tư 04/2017/TT-BYT ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Theo đó, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở.
Thông tư 04/2017/TT-BYT có hiệu lực từ 1/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 04/2017/TT-BYT
12 LOẠI GIẤY TỜ HỢP PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định thì 12 loại văn bản, giấy tờ hợp pháp làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Giấy tờ về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, chửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình lịch sử.
- Hợp đồng thuê đất.
- Văn bản của cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất đanh cho giao thông theo quy định pháp luật.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đề nghị của ơ quan cấp phép xây dựng.
Xem chi tiết Nghị định 53/2017/NĐ-CP
NHÃN HÀNG HÓA PHẢI Ở VỊ TRÍ DỄ QUAN SÁT
Đó là quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ Về nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017.
Theo đó, nhãn hàng hoá phải được thể hiện trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
Xem chi tiết Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
6 LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/6/2017
Theo đó có 6 lĩnh vực cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
6 lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm: 1- Thiết kế kiến trúc công trình; 2- Thiết kế kết cấu công trình; 3- Thiết kế điện - cơ điện công trình; 4- Thiết kế cấp - thoát nước; 5- Thiết kế thông gió - cấp thoát nhiệt; 6- Thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ công trình.
Quy định chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng quy định chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
Theo đó, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của đồ án quy hoạch và đáp ứng các điều kiện tương ứng
Xem chi tiết Nghị định 42/2017/NĐ-CP
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Ngày 11/4/2017 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019.
Cụ thể, các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ưu đãi về vốn đầu tư và thuế và ưu đãi về đất đai.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện và phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn; Bố trí và công bố công khai quỹ đất sử dụng cho các dự án điện mặt trời vào quy hoạch sử dụng đất; Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện mặt trời tại địa phương theo thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem chi tiết Quyết định 11/2017/QĐ-TTg
XÁC ĐỊNH TIẾN THUÊ MẶT NƯỚC TRONG KHU KINH TẾ
Ngày 03 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
Khung giá thuê mặt nước trong Khu kinh tế đối với mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật đất đai được quy định như sau: Dự án sử dụng mặt nước cố định, từ 20.000.000 đồng/km¬¬2/năm đến 300.000.000 đồng/km2/năm. Dự án sử dụng mặt nước không cố định, từ 100.000.000 đồng/km2/năm đến 750.000.000 đồng/km2/năm. Căn cứ khung giá thuê mặt nước trên, UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá thuê mặt nước của từng dự án làm căn cứ để Ban quản lý Khu kinh tế thông báo số tiền thuê mặt nước phải nộp.
Xem chi tiết Nghị định 35/2017/NĐ-CP
5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VAY LẠI TỪ NGUỒN VÓN VAY ODA VÀ VAY ƯU ĐÃI
Theo quy định tại Nghị định 52/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh được vay lại từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện:
Thứ nhất, có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức hợp tác công tư, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Đầu tư công.
Thứ hai, dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.
Thứ ba, tổng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Thứ tư, không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.
Thứ năm, nghĩa vụ trả nợ hàng năm của UBND cấp tỉnh đối với các khoản vay lại vốn ODA, vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Nghị định 52/2017/NĐ-CP cũng quy định chi tiết tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi.
Xem chi tiết Nghị định 52/2017/NĐ-CP
QUY CHUẨN KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NGHỀ
Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Về trình độ trung cấp:
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.
Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.
Về trình độ cao đẳng:
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 02 đến 03 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.
Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành từ 50% - 70%.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2017.
Xem chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH
ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Thông tư số 96/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng : Định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo trong 1 năm học như sau:Thông tư quy định, giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi để thực hiện một công việc tương đương cho 1 tiết (45 phút) giảng lý thuyết trực tiếp trong giảng đường.
a- Nhà giáo công tác tại các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, trường cao đẳng là 270 giờ chuẩn.
b- Nhà giáo của các trường trung cấp, trường quân sự quân khu, quân đoàn, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, trường quân sự tỉnh, thành phố là 300 giờ chuẩn.
c- Thủ trưởng các nhà trường quy định định mức giờ chuẩn cho phù hợp đối với đào tạo phi công, tàu ngầm, lái xe tăng, thiết giáp, đặc công, tên lửa, trên cơ sở tính chất, đặc điểm và điều kiện lao động sư phạm, nhưng không vượt quá định mức giờ chuẩn của quy định này.
d- Giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
Nhà giáo trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn quy định trên.
Xem chi tiết Thông tư số 96/2017/TT-BQP
BỔ SUNG DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Quyết định 13/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển gồm: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT); Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality); công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality); công nghệ vô tuyến thông minh; công nghệ in 3 chiều (3D).
Bên cạnh đó, bổ sung Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển gồm: Mô-đun, thiết bị, phần mềm, giải pháp tích hợp IoT; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ cho chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, đào tạo điện tử, quảng cáo điện tử; phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo, thực tại tăng cường; dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin; dịch vụ xử lý, phân tích, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ đánh giá, kiểm định an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin;...
Quyết định có hiệu lực thi hành từ 15/6/2017.
Xem chi tiết Quyết định 13/2017/QĐ-TTg