Huyện Trấn Yên hiện có trên 900 ha chè, trong đó gần 400 ha chè chất lượng cao. Việc thành lập những nhóm hộ sản xuất chè xanh an toàn tiếp tục là hướng đi mà huyện Trấn Yên đang khuyến khích.
Diện tích chè ở thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh được trồng cải tạo bằng giống chè Bát tiên
Thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên có 213 hộ thì trên 100 hộ trồng chè. Sau những thăng trầm, diện tích chè toàn thôn hiện còn 86 ha, chiếm đa số diện tích chè của xã.
Cùng với tập trung thâm canh, người dân Khe Năm đã trồng cải tạo, thay thế chè già cỗi bằng các giống chè mới, chè cành chất lượng cao như Bát tiên, Phúc vân tiên, Kim tuyên, LDP1, LDP2.
Được tuyên truyền, được hướng dẫn kỹ thuật, được đi tham quan học tập ở đất chè Thái Nguyên, cách làm chè của người dân Khe Năm có nhiều chuyển biến. Thay vì cắt liềm, hái máy để bán nguyên liệu, việc thu hái đã đảm bảo đúng cách, đúng lứa, hái theo giờ; việc sao chè cũng được thực hiện ngay trong ngày để giữ được chất lượng thành phẩm.
Sản phẩm chè xanh của người dân Khe Năm nhờ đó được đưa đến các chợ đầu mối và khách hàng các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và các tỉnh phía Nam đặt mua.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ của Nhà nước, trong thôn có 5 hộ đứng ra đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến, thành lập nhóm sản xuất chè an toàn, các máy móc thiết bị được đặt mua từ Thái Nguyên đạt các tiêu chuẩn chế biến chè an toàn. Đây là mô hình để người dân Khe Năm làm theo, đồng thời là nơi có những sản phẩm làm cơ sở để Hưng Khánh thực hiện mục tiêu đối với cây chè.
Công đoạn chế biến đã có nhiều cải tiến nhằm sản xuất ra sản phẩm chè xanh đạt chất lượng cao. Ảnh: Hoài Văn
Huyện Trấn Yên hiện có trên 900 ha chè, trong đó gần 400 ha chè chất lượng cao. Việc thành lập những nhóm hộ sản xuất chè xanh an toàn tiếp tục là hướng đi mà huyện Trấn Yên đang khuyến khích.
Những gì mà người làm chè ở xã Bảo Hưng, xã Hưng Khánh và một số hộ, nhóm hộ ở xã Báo Đáp, Nga Quán mang lại được coi là kết quả bước đầu, là hướng đi để các địa phương trồng và chế biến chè xanh của huyện Trấn Yên thực hiện đến khâu cuối trong chuỗi sản xuất chè an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong thời gian tới.
899 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Trấn Yên hiện có trên 900 ha chè, trong đó gần 400 ha chè chất lượng cao. Việc thành lập những nhóm hộ sản xuất chè xanh an toàn tiếp tục là hướng đi mà huyện Trấn Yên đang khuyến khích. Thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên có 213 hộ thì trên 100 hộ trồng chè. Sau những thăng trầm, diện tích chè toàn thôn hiện còn 86 ha, chiếm đa số diện tích chè của xã.
Cùng với tập trung thâm canh, người dân Khe Năm đã trồng cải tạo, thay thế chè già cỗi bằng các giống chè mới, chè cành chất lượng cao như Bát tiên, Phúc vân tiên, Kim tuyên, LDP1, LDP2.
Được tuyên truyền, được hướng dẫn kỹ thuật, được đi tham quan học tập ở đất chè Thái Nguyên, cách làm chè của người dân Khe Năm có nhiều chuyển biến. Thay vì cắt liềm, hái máy để bán nguyên liệu, việc thu hái đã đảm bảo đúng cách, đúng lứa, hái theo giờ; việc sao chè cũng được thực hiện ngay trong ngày để giữ được chất lượng thành phẩm.
Sản phẩm chè xanh của người dân Khe Năm nhờ đó được đưa đến các chợ đầu mối và khách hàng các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và các tỉnh phía Nam đặt mua.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ của Nhà nước, trong thôn có 5 hộ đứng ra đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến, thành lập nhóm sản xuất chè an toàn, các máy móc thiết bị được đặt mua từ Thái Nguyên đạt các tiêu chuẩn chế biến chè an toàn. Đây là mô hình để người dân Khe Năm làm theo, đồng thời là nơi có những sản phẩm làm cơ sở để Hưng Khánh thực hiện mục tiêu đối với cây chè.
Công đoạn chế biến đã có nhiều cải tiến nhằm sản xuất ra sản phẩm chè xanh đạt chất lượng cao. Ảnh: Hoài Văn
Huyện Trấn Yên hiện có trên 900 ha chè, trong đó gần 400 ha chè chất lượng cao. Việc thành lập những nhóm hộ sản xuất chè xanh an toàn tiếp tục là hướng đi mà huyện Trấn Yên đang khuyến khích.
Những gì mà người làm chè ở xã Bảo Hưng, xã Hưng Khánh và một số hộ, nhóm hộ ở xã Báo Đáp, Nga Quán mang lại được coi là kết quả bước đầu, là hướng đi để các địa phương trồng và chế biến chè xanh của huyện Trấn Yên thực hiện đến khâu cuối trong chuỗi sản xuất chè an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong thời gian tới.