Trong giai đoạn 2012 - 2016, Yên Bái đã triển khai 215 đề tài, dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tham quan các mô hình tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh năm 2017.
Trong số đó, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp 133 đề tài; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: 56 đề tài, lĩnh vực khác 26 đề tài, dự án.
Đối với các mô hình, dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã tập trung nghiên cứu, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp đặc sản có giá trị cao như: mô hình phát triển cây thanh long ruột đỏ tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn; mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tỉnh; mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững tại huyện Yên Bình…; xây dựng và bảo hộ các nhãn hiệu nông sản đặc thù của các địa phương như: Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế; nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Suối Giàng, cam Văn Chấn, Lục Yên; bưởi Đại Minh và sơn tra Mù Cang Chải… nhằm phát huy lợi thế sản phẩm, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cùng với đó, việc phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp đã nâng cao rõ rệt năng suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông tập trung đổi mới thiết bị công nghệ; đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào mộ số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, nhất là đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, lâm sản. Nghiên cứu ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, nghiên cứu công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ xây dựng, giao thông.
Những đề tài nghiên cứu ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực này như: Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao; nghiên cứu chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải. Bên cạnh đó, các đề tài dự án trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lĩnh vực công nghệ thông tin được nghiên cứu, triển khai cũng được đánh giá cao khi áp dụng vào thực tế.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp và công nghệ chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Tỉnh ưu tiên đầu tư thực hiện các nhiệm vụ khoa học-công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng khó khăn.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Cùng với đó, Yên Bái tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng và năng suất cao ứng dụng vào thực tế. Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển văn hóa du lịch; nghiên cứu xây dựng một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
723 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong giai đoạn 2012 - 2016, Yên Bái đã triển khai 215 đề tài, dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.Trong số đó, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp 133 đề tài; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: 56 đề tài, lĩnh vực khác 26 đề tài, dự án.
Đối với các mô hình, dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã tập trung nghiên cứu, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp đặc sản có giá trị cao như: mô hình phát triển cây thanh long ruột đỏ tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn; mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tỉnh; mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững tại huyện Yên Bình…; xây dựng và bảo hộ các nhãn hiệu nông sản đặc thù của các địa phương như: Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế; nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Suối Giàng, cam Văn Chấn, Lục Yên; bưởi Đại Minh và sơn tra Mù Cang Chải… nhằm phát huy lợi thế sản phẩm, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cùng với đó, việc phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp đã nâng cao rõ rệt năng suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông tập trung đổi mới thiết bị công nghệ; đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào mộ số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, nhất là đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, lâm sản. Nghiên cứu ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, nghiên cứu công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ xây dựng, giao thông.
Những đề tài nghiên cứu ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực này như: Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao; nghiên cứu chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải. Bên cạnh đó, các đề tài dự án trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lĩnh vực công nghệ thông tin được nghiên cứu, triển khai cũng được đánh giá cao khi áp dụng vào thực tế.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông, lâm nghiệp và công nghệ chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Tỉnh ưu tiên đầu tư thực hiện các nhiệm vụ khoa học-công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng khó khăn.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Cùng với đó, Yên Bái tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng cường đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng và năng suất cao ứng dụng vào thực tế. Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển văn hóa du lịch; nghiên cứu xây dựng một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.