Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Ảnh minh họa - Internet
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo dự thảo, thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau: Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước như sau: Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả, đại diện sở hữu nhà nước đối với tác phẩm đó. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
ự thảo nêu rõ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
|
906 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo dự thảo, thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau: Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước như sau: Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả, đại diện sở hữu nhà nước đối với tác phẩm đó. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
ự thảo nêu rõ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.