CTTĐT – Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ ngành liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi.
Điểm cầu Yên Bái
Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND, phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của 63/63 tỉnh, thành phố, tính đến tháng 5/2017, cả nước có 824 mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác; trên 90 dự án nạo vét, khơi thông luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa tận thu sản phẩm cát được Bộ Giao thông và Vận tải chấp thuận, bên cạnh đó còn nhiều dự án nạo vét, cải tạo luồng đường thủy do UBND tỉnh cấp trên các tuyến luồng đường thủy do Sở Giao thông vận tải tỉnh quản lý; trên 500 giấy phép bến bãi kinh doanh, tập kết, trung chuyển cát do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đều tăng cường các biện pháp đấu tranh cho nên tình hình khai thác cát trái phép đã giảm đi, một số địa bàn trọng điểm đã được kiểm soát. Tuy nhiên các đối tượng vẫn lén lút hoạt động ở một số địa điểm trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thái Bình, sông Lai Vu … ở phía Bắc; tuyến sông Mã, sông Lam, sông Hiếu, sông Trà Khúc, sông Hương … ở miền Trung; tuyến sông Đồng Nai, sông Sài Gòn … ở các tỉnh phía Nam. Nổi lên hiện nay là tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát trước đây, nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 90 khu vực bờ sông, biển bị sạt lở dài 652km, sạt lở nguy hiểm 17 đoạn dài khoảng 34km. Một số địa phương do tình trạng khai thác cát trái phép gây khó khăn cho thị trường xây dựng, thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn, ngoài ra còn gây ra các điểm sạt lở các công trình xây dựng, mất diện tích đất canh tác nông nghiêp, nhân dân sở tại đã tự lập ra các chốt nhằm ngăn chặn, chống lại các hoạt động khai thác cát trái phép như ở Hải Dương, An Giang.
Tại tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong đó đã tổ chức đấu giá thành công đối với 7 khu vực cát sỏi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh 11 giấy phép khai thác cát sỏi còn hiệu lực với tổng công suất là 139.581m3/năm, tổng trữ lượng khai thác là 2.029.324m3; có 6 giấy phép thăm dò cát, sỏi chưa được cấp giấy phép khai thác. Ngoài ra còn có 1 dự án nạo vét, khơi thông luồng trên sông Hồng kết hợp thu hồi sản phẩm cát, có thời hạn đến hết 31/12/2016, 06 dự án thủy điện được chấp thuận khai thác cát, sỏi trong diện tích đất thực hiện dự án xây dựng công trình, trong đó có 2/6 dự án hết thời hạn được khai thác. Mặc dù chưa xảy ra các điểm nóng về các hoạt động thăm dò khai thác vận chuyển kinh cát sỏi, song trong năm 2016 và đầu năm 2017 trên địa bàn tại sông Hồng (huyện Văn Yên, Trấn Yên), trên sông Chảy - hồ Thác Bà (Yên Bình), đã xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông tập trung trên sông Hồng, đoạn chảy qua huyện Trấn Yên và Thành phố Yên Bái. Trong đó tại thành phố Yên Bái phát hiện có 3 điểm sạt lở và huyện Trấn Yên có 16 điểm sạt lở. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng lợi dụng các bến bãi kinh doanh cát sỏi, nhiều trường hợp đã dùng tàu thuyền không số khai thác cát sỏi trái phép. Khắc phục hiện tượng sạt lở bờ sông Hồng, UBND tỉnh đã giao cho các sở, ngành liên quan kiểm tra, xem xét, đề xuất giải pháp cụ thể. Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo và chính quyền các địa phương của tỉnh chủ động xử lý kịp thời, trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về khai thác cát, sỏi trái phép.
Tại hội nghị, các bộ, ban, ngành và các địa phương đã tập trung tham gia ý kiến nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi như rà soát bổ sung quy hoạch các điểm khai thác kinh doanh cát sỏi, nghiên cứu sản xuất vật liệu thay thế cát sỏi trong xây dựng, phê duyệt lập kế hoạch nạo vét bến cảng lòng sông, khai thông luồng lạch dòng chảy, tăng cường công tác quản lý của các bộ ngành và địa phương kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật, chống thất thu ngân sách đối với sản lượng khai thác kinh doanh cát sỏi trên toàn Quốc.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tổ chức thực hiện nghiêm những quy định, pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo nghị định ban hành quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến, luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và luồng đường thủy nội địa. Bộ Tài nguyên Môi trường, bộ Giao thông vận tải làm tốt công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch và quản lý quy hoạch, phân cấp cho địa phương thực hiện; Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các phương tiện giao thông đường thủy, kiên quyết xử lý các phương tiện hoạt động không có đăng ký, đăng kiểm, các phương tiện khai thác, vận chuyển cát quá khổ quá tải, không có nguồn gốc xuất xứ; Tiếp tục không gia hạn và dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu các tuyến, luồn hàng hải kết hợp với thu hồi cát theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với bộ Tài nguyên Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét, đánh giá tình hình biển xâm thực, nghiên cứu, lập phương án sử dụng nguồn cát nhiễm mặn; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, phát triển bền vững khu vực bị ảnh hưởng từ khai thác cát, vấn đề sạt lở ở ven sông, ven biển…
Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát sỏi; Khẩn trương hoàn thiện, ban hành các văn bản quy định đối với hoạt động quản lý cát, sỏi lòng sông, bảo vệ lòng sông, bờ. bãi sông; Hướng dẫn các địa phương trong lập, thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông; Hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố để sớm hoàn thành xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng khoáng sản chưa khai thác, quy chế sử dụng khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động nạo vét…
Bộ Xây dựng tăng cường việc hướng dẫn sử dụng cát nhân tạo, sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên; tiếp tục nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn; Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ đối với hoạt động kinh doanh cát sỏi xây dựng; Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái phép; Bộ Công an mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các địa phương đặc thù, khu vực giáp ranh; Tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu, đôn đốc các đơn vị khai thác cát nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật; kiểm tra toàn bộ các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, kinh doanh cát sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý kịp thời những bến bãi lập sai quy định; Rà soát , điều chỉnh các quy hoạch khai thác, thăm dò cát sỏi lòng sông đã phê duyệt theo quy định; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh trong khai thác khoáng sản; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với người dân...
993 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ ngành liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi. Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND, phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của 63/63 tỉnh, thành phố, tính đến tháng 5/2017, cả nước có 824 mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác; trên 90 dự án nạo vét, khơi thông luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa tận thu sản phẩm cát được Bộ Giao thông và Vận tải chấp thuận, bên cạnh đó còn nhiều dự án nạo vét, cải tạo luồng đường thủy do UBND tỉnh cấp trên các tuyến luồng đường thủy do Sở Giao thông vận tải tỉnh quản lý; trên 500 giấy phép bến bãi kinh doanh, tập kết, trung chuyển cát do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đều tăng cường các biện pháp đấu tranh cho nên tình hình khai thác cát trái phép đã giảm đi, một số địa bàn trọng điểm đã được kiểm soát. Tuy nhiên các đối tượng vẫn lén lút hoạt động ở một số địa điểm trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thái Bình, sông Lai Vu … ở phía Bắc; tuyến sông Mã, sông Lam, sông Hiếu, sông Trà Khúc, sông Hương … ở miền Trung; tuyến sông Đồng Nai, sông Sài Gòn … ở các tỉnh phía Nam. Nổi lên hiện nay là tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát trước đây, nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 90 khu vực bờ sông, biển bị sạt lở dài 652km, sạt lở nguy hiểm 17 đoạn dài khoảng 34km. Một số địa phương do tình trạng khai thác cát trái phép gây khó khăn cho thị trường xây dựng, thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn, ngoài ra còn gây ra các điểm sạt lở các công trình xây dựng, mất diện tích đất canh tác nông nghiêp, nhân dân sở tại đã tự lập ra các chốt nhằm ngăn chặn, chống lại các hoạt động khai thác cát trái phép như ở Hải Dương, An Giang.
Tại tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong đó đã tổ chức đấu giá thành công đối với 7 khu vực cát sỏi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh 11 giấy phép khai thác cát sỏi còn hiệu lực với tổng công suất là 139.581m3/năm, tổng trữ lượng khai thác là 2.029.324m3; có 6 giấy phép thăm dò cát, sỏi chưa được cấp giấy phép khai thác. Ngoài ra còn có 1 dự án nạo vét, khơi thông luồng trên sông Hồng kết hợp thu hồi sản phẩm cát, có thời hạn đến hết 31/12/2016, 06 dự án thủy điện được chấp thuận khai thác cát, sỏi trong diện tích đất thực hiện dự án xây dựng công trình, trong đó có 2/6 dự án hết thời hạn được khai thác. Mặc dù chưa xảy ra các điểm nóng về các hoạt động thăm dò khai thác vận chuyển kinh cát sỏi, song trong năm 2016 và đầu năm 2017 trên địa bàn tại sông Hồng (huyện Văn Yên, Trấn Yên), trên sông Chảy - hồ Thác Bà (Yên Bình), đã xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông tập trung trên sông Hồng, đoạn chảy qua huyện Trấn Yên và Thành phố Yên Bái. Trong đó tại thành phố Yên Bái phát hiện có 3 điểm sạt lở và huyện Trấn Yên có 16 điểm sạt lở. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng lợi dụng các bến bãi kinh doanh cát sỏi, nhiều trường hợp đã dùng tàu thuyền không số khai thác cát sỏi trái phép. Khắc phục hiện tượng sạt lở bờ sông Hồng, UBND tỉnh đã giao cho các sở, ngành liên quan kiểm tra, xem xét, đề xuất giải pháp cụ thể. Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo và chính quyền các địa phương của tỉnh chủ động xử lý kịp thời, trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về khai thác cát, sỏi trái phép.
Tại hội nghị, các bộ, ban, ngành và các địa phương đã tập trung tham gia ý kiến nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi như rà soát bổ sung quy hoạch các điểm khai thác kinh doanh cát sỏi, nghiên cứu sản xuất vật liệu thay thế cát sỏi trong xây dựng, phê duyệt lập kế hoạch nạo vét bến cảng lòng sông, khai thông luồng lạch dòng chảy, tăng cường công tác quản lý của các bộ ngành và địa phương kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật, chống thất thu ngân sách đối với sản lượng khai thác kinh doanh cát sỏi trên toàn Quốc.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tổ chức thực hiện nghiêm những quy định, pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo nghị định ban hành quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến, luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và luồng đường thủy nội địa. Bộ Tài nguyên Môi trường, bộ Giao thông vận tải làm tốt công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch và quản lý quy hoạch, phân cấp cho địa phương thực hiện; Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các phương tiện giao thông đường thủy, kiên quyết xử lý các phương tiện hoạt động không có đăng ký, đăng kiểm, các phương tiện khai thác, vận chuyển cát quá khổ quá tải, không có nguồn gốc xuất xứ; Tiếp tục không gia hạn và dừng cấp mới các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu các tuyến, luồn hàng hải kết hợp với thu hồi cát theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với bộ Tài nguyên Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét, đánh giá tình hình biển xâm thực, nghiên cứu, lập phương án sử dụng nguồn cát nhiễm mặn; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, phát triển bền vững khu vực bị ảnh hưởng từ khai thác cát, vấn đề sạt lở ở ven sông, ven biển…
Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát sỏi; Khẩn trương hoàn thiện, ban hành các văn bản quy định đối với hoạt động quản lý cát, sỏi lòng sông, bảo vệ lòng sông, bờ. bãi sông; Hướng dẫn các địa phương trong lập, thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông; Hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố để sớm hoàn thành xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng khoáng sản chưa khai thác, quy chế sử dụng khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động nạo vét…
Bộ Xây dựng tăng cường việc hướng dẫn sử dụng cát nhân tạo, sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên; tiếp tục nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn; Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ đối với hoạt động kinh doanh cát sỏi xây dựng; Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh cát sỏi trái phép; Bộ Công an mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các địa phương đặc thù, khu vực giáp ranh; Tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu, đôn đốc các đơn vị khai thác cát nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật; kiểm tra toàn bộ các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, kinh doanh cát sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý kịp thời những bến bãi lập sai quy định; Rà soát , điều chỉnh các quy hoạch khai thác, thăm dò cát sỏi lòng sông đã phê duyệt theo quy định; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh trong khai thác khoáng sản; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với người dân...