CTTĐT – Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nay đã ổn định trở lại, người chăn nuôi yên tâm và phấn khởi khi giá lợn hơi đã tăng trở lại. Đến nay đã xây dựng được 03 chuỗi sản xuất, chăn nuôi lợn khép kín từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ, đến xuất bán tiêu thụ sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời tìm kiếm, vận động được các doanh nghiệp vào thu mua lợn cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ảnh minh họa)
Trước những khó khăn về tình hình chăn nuôi lợn trong những tháng đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh Yên Bái ban hành văn bản về việc triển khai một số giải pháp cấp bách ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp cấp bách cũng như lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, các trang trại/gia trại và hộ chăn nuôi lợn trước mắt ổn định phát triển, không tăng quy mô đàn lợn, hạn chế chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, tự phát trong nông hộ. Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần điều chỉnh giá bán phù hợp để chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn.
Hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống, thức ăn có chất lượng tốt, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất; tiến hành chọn lọc loại thải những con lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn làm giống để có đàn giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian còn lại năm 2017...
Về giải pháp lâu dài, tập trung rà soát quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường. Việc mở rộng quy mô đầu đàn trên địa bàn phải căn cứ vào dự báo thị trường tiêu thụ, nhất là quy mô đàn lợn nái. Đa dạng hóa các hình thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức tập trung. Thay đổi cơ cấu giống theo hướng khuyến khích phát triển giống cao sản, giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Phát triển các đối tượng chăn nuôi khác (trâu, bò, dê...).
Xây dựng các mô hình sản xuất lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại làm động lực để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thưc phẩm và điều tiết cung cầu thị trường; hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sờ giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nay đã ổn định trở lại, người chăn nuôi yên tâm và phấn khởi khi giá lợn hơi đã tăng trở lại mức 35 -40 ngàn đồng/kg lợn hơi. Đến nay đã xây dựng được 03 chuỗi sản xuất chăn nuôi lợn khép kín từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ, đến xuất bán tiêu thụ sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: Công ty cổ phần nông sản sạch B&G Việt Nam tại Thành phố Yên Bái, Công ty TNHH Hùng Đại Sơn tại Huyện Lục Yên, Công ty TNHH Đầm Mỏ tại Thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái. Đã tìm kiếm, vận động được các doanh nghiệp vào thu mua lợn cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như: Công ty cổ phần dinh dưỡng Pháp Quốc (Thủ Dầu 1, Bình Dương); Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Vinh Anh (Thường tín Hà Nội); Công ty cổ phần Thịnh An (Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội); Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đô (Nghệ An), Công ty trách nhiệm hữu hạn DEHEUS (Vĩnh Phúc)...
Để ổn định, phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần rà soát, quy hoạch lại chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng gắn với thị truờng chung và tiềm năng của từng địa phương; cập nhật thông tin về thị trường đầu ra của sản phẩm thịt lợn để chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi trong việc mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, nhất là quy mô của đàn nái; khuyến khích thay đổi cơ cấu giống và phát triển giống cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành, các địa phương chỉ đạo người chăn nuôi đa dạng phương thức chăn nuôi, ngoài việc phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp cần chú ý phát triển chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ. Thực hiện đề án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội với các hộ chăn nuôi. Chuỗi liên kết được các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y an toàn thực phẩm, trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, Hiệp hội và Hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.
724 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nay đã ổn định trở lại, người chăn nuôi yên tâm và phấn khởi khi giá lợn hơi đã tăng trở lại. Đến nay đã xây dựng được 03 chuỗi sản xuất, chăn nuôi lợn khép kín từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ, đến xuất bán tiêu thụ sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời tìm kiếm, vận động được các doanh nghiệp vào thu mua lợn cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Trước những khó khăn về tình hình chăn nuôi lợn trong những tháng đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh Yên Bái ban hành văn bản về việc triển khai một số giải pháp cấp bách ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp cấp bách cũng như lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, các trang trại/gia trại và hộ chăn nuôi lợn trước mắt ổn định phát triển, không tăng quy mô đàn lợn, hạn chế chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, tự phát trong nông hộ. Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần điều chỉnh giá bán phù hợp để chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn.
Hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống, thức ăn có chất lượng tốt, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất; tiến hành chọn lọc loại thải những con lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn làm giống để có đàn giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian còn lại năm 2017...
Về giải pháp lâu dài, tập trung rà soát quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường. Việc mở rộng quy mô đầu đàn trên địa bàn phải căn cứ vào dự báo thị trường tiêu thụ, nhất là quy mô đàn lợn nái. Đa dạng hóa các hình thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức tập trung. Thay đổi cơ cấu giống theo hướng khuyến khích phát triển giống cao sản, giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Phát triển các đối tượng chăn nuôi khác (trâu, bò, dê...).
Xây dựng các mô hình sản xuất lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại làm động lực để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thưc phẩm và điều tiết cung cầu thị trường; hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sờ giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Yên Bái nay đã ổn định trở lại, người chăn nuôi yên tâm và phấn khởi khi giá lợn hơi đã tăng trở lại mức 35 -40 ngàn đồng/kg lợn hơi. Đến nay đã xây dựng được 03 chuỗi sản xuất chăn nuôi lợn khép kín từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ, đến xuất bán tiêu thụ sản phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: Công ty cổ phần nông sản sạch B&G Việt Nam tại Thành phố Yên Bái, Công ty TNHH Hùng Đại Sơn tại Huyện Lục Yên, Công ty TNHH Đầm Mỏ tại Thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái. Đã tìm kiếm, vận động được các doanh nghiệp vào thu mua lợn cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như: Công ty cổ phần dinh dưỡng Pháp Quốc (Thủ Dầu 1, Bình Dương); Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Vinh Anh (Thường tín Hà Nội); Công ty cổ phần Thịnh An (Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội); Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đô (Nghệ An), Công ty trách nhiệm hữu hạn DEHEUS (Vĩnh Phúc)...
Để ổn định, phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần rà soát, quy hoạch lại chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng gắn với thị truờng chung và tiềm năng của từng địa phương; cập nhật thông tin về thị trường đầu ra của sản phẩm thịt lợn để chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi trong việc mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, nhất là quy mô của đàn nái; khuyến khích thay đổi cơ cấu giống và phát triển giống cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành, các địa phương chỉ đạo người chăn nuôi đa dạng phương thức chăn nuôi, ngoài việc phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp cần chú ý phát triển chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ. Thực hiện đề án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội, hiệp hội với các hộ chăn nuôi. Chuỗi liên kết được các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y an toàn thực phẩm, trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, Hiệp hội và Hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.