CTTĐT - Do đặc điểm địa hình địa bàn của tỉnh Yên Bái có độ dốc cao, có nhiều vị trí đứt gãy địa chất do vậy khi có mưa lớn nguy cơ sạt lở rất cao. Đặc biệt là tại huyện Mù Cang Chải có 6 xã của huyện có nguy cơ cao về sạt lở đất và lũ quét, lũ ống.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy chỉ đạo bố trí tái định cư cho các hộ dân sau mưa lũ
Trận lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, qua khảo sát đến thời điểm này 73 nhà dân nằm trong diện nguy hiểm phải di dời khẩn cấp và công tác di dời cũng đang được tiến hành. Tuy nhiên với thực tế về địa hình, phong tục tập quán thì số hộ dân nằm trong diện nguy hiểm vẫn còn.
May mắn hơn nhiều hộ gia đình bị thiệt hại trong trận lũ quét vừa qua trên địa bàn huyện vùng cao MCC, mặc dù sinh sống gần suối Mý Háng những gia đình anh Mùa A Câu ở bản Tà Ghênh xã Lao Chải chỉ bị mất tài sản còn ngôi nhà bị nghiêng và bị đất bùn vùi lấp hết nền nhà. Để quyết định làm nhà gần con suối này anh Câu cũng đã tìm hiểu và thấy con suối Mý Háng là suối đầu nguồn ít xảy ra lũ to và gần suối cũng hơn 10 hộ dân sinh sống.
Anh Mùa A Câu - Bản Tà Ghênh xã Lao Chải chia sẻ: Người dân trong bản mình sống gần suối cũng nhiều và thấy nhiều năm nay suối không có lũ to nên mình đã quyết định làm nhà, nhưng trận lũ quét vừa qua hai vợ chồng mình may mắn thoát nạn nhưng bị mất hết tài sản. Bây giờ mình biết ở bờ suối rất nguy hiểm nên cũng tìm đất ở khu vực an toàn làm nhà để yên tâm tâm sinh sống.
Do địa hình đồi núi dốc và tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc Mông nên bản Tà Ghênh có 73 hộ dân thì hầu hết các hộ dân này đều sống trên các triền núi và có đến 12 hộ dân sống dọc theo con suối Mý Háng, trận lũ quét sáng 3/8 đã khiến 7 hộ dân bị cuốn trôi hoàn toàn nhà của và tài sản, 1 hộ nhà bị hư hỏng. Biết là nhà nằm trong khu vực có thể xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nhưng do điều kiện địa hình nên nhiều hộ vẫn phải sinh sống.
Anh Mùa A Vàng - Bản Tà Ghênh xã Lao Chải chia sẻ: Gia đình mình ở đây nhiều năm rồi, biết là nhà ở cửa khe suối rất nguy hiểm có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào, tuy nhiên để tìm được đất ở rất khó do vậy mình cũng mong muốn được nhà nước hỗ trợ tìm nơi ở mới an toàn để yên tâm sinh sống.
Trận lũ quét ngày 3/8 vừa qua, những hộ dân bị thiệt hại tính mạng, về nhà cửa, tài sản chủ yếu là những hộ dân nằm khu vực khe suối, các khu vực đỉnh núi có nguy cơ sạt lở cao. Điều đó cho thấy con số 73 hộ dân phải di dời khẩn cấp qua rà soát đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải chưa phải là con số cuối cùng. Là huyện vùng cao kinh tế cò nhiều khó khăn với điều kiện địa hình đồi núi dốc thì việc qui hoạch, bố trí dân cư ở những nơi an toàn cần có sự đầu tư của nhà nước.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Về lâu dài cũng cần phải có nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để tiến hành quy hoạch dân cư đảm bảo an toàn về tính mạng con người, tài sản, hoa màu cũng như đảm bảo an toàn cho sản xuất của nhân dân. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi nguồn lực lớn và phải có sự chỉ đạo quyết liệt Chính phủ và với sự vào cuộc hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái. Đối với địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện nay không có nhiều vị trí để đảm bảo có thể xây dựng được khu tái định cư đủ lớn gắn với vùng đất sản xuất của nhân dân. Tỉnh đã đề nghị kiến nghị với Chính phủ, với Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương, thời gian tới tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ với tỉnh Yên Bái để tiến hành rà soát, đánh giá để thực hiện công tác quy hoạch dân cư trong dài hạn để đảm bảo vừa có khu vực dân cư định cư sinh sống an toàn vừa gắn được với vùng đất sản xuất để duy trì được sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Di dời những hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm là ưu tiên trước mắt, song đối với những hộ dân còn nằm tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, và nguy cơ ảnh hưởng bị bão lũ thì việc quy hoạch bố trí các khu vực dân cư sẽ góp phần giúp cho huyện Mù Cang Chải sẽ không còn có những hộ dân bị thiệt hại khi mưa lũ xảy ra.
681 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do đặc điểm địa hình địa bàn của tỉnh Yên Bái có độ dốc cao, có nhiều vị trí đứt gãy địa chất do vậy khi có mưa lớn nguy cơ sạt lở rất cao. Đặc biệt là tại huyện Mù Cang Chải có 6 xã của huyện có nguy cơ cao về sạt lở đất và lũ quét, lũ ống. Trận lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, qua khảo sát đến thời điểm này 73 nhà dân nằm trong diện nguy hiểm phải di dời khẩn cấp và công tác di dời cũng đang được tiến hành. Tuy nhiên với thực tế về địa hình, phong tục tập quán thì số hộ dân nằm trong diện nguy hiểm vẫn còn.
May mắn hơn nhiều hộ gia đình bị thiệt hại trong trận lũ quét vừa qua trên địa bàn huyện vùng cao MCC, mặc dù sinh sống gần suối Mý Háng những gia đình anh Mùa A Câu ở bản Tà Ghênh xã Lao Chải chỉ bị mất tài sản còn ngôi nhà bị nghiêng và bị đất bùn vùi lấp hết nền nhà. Để quyết định làm nhà gần con suối này anh Câu cũng đã tìm hiểu và thấy con suối Mý Háng là suối đầu nguồn ít xảy ra lũ to và gần suối cũng hơn 10 hộ dân sinh sống.
Anh Mùa A Câu - Bản Tà Ghênh xã Lao Chải chia sẻ: Người dân trong bản mình sống gần suối cũng nhiều và thấy nhiều năm nay suối không có lũ to nên mình đã quyết định làm nhà, nhưng trận lũ quét vừa qua hai vợ chồng mình may mắn thoát nạn nhưng bị mất hết tài sản. Bây giờ mình biết ở bờ suối rất nguy hiểm nên cũng tìm đất ở khu vực an toàn làm nhà để yên tâm tâm sinh sống.
Do địa hình đồi núi dốc và tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc Mông nên bản Tà Ghênh có 73 hộ dân thì hầu hết các hộ dân này đều sống trên các triền núi và có đến 12 hộ dân sống dọc theo con suối Mý Háng, trận lũ quét sáng 3/8 đã khiến 7 hộ dân bị cuốn trôi hoàn toàn nhà của và tài sản, 1 hộ nhà bị hư hỏng. Biết là nhà nằm trong khu vực có thể xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nhưng do điều kiện địa hình nên nhiều hộ vẫn phải sinh sống.
Anh Mùa A Vàng - Bản Tà Ghênh xã Lao Chải chia sẻ: Gia đình mình ở đây nhiều năm rồi, biết là nhà ở cửa khe suối rất nguy hiểm có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào, tuy nhiên để tìm được đất ở rất khó do vậy mình cũng mong muốn được nhà nước hỗ trợ tìm nơi ở mới an toàn để yên tâm sinh sống.
Trận lũ quét ngày 3/8 vừa qua, những hộ dân bị thiệt hại tính mạng, về nhà cửa, tài sản chủ yếu là những hộ dân nằm khu vực khe suối, các khu vực đỉnh núi có nguy cơ sạt lở cao. Điều đó cho thấy con số 73 hộ dân phải di dời khẩn cấp qua rà soát đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải chưa phải là con số cuối cùng. Là huyện vùng cao kinh tế cò nhiều khó khăn với điều kiện địa hình đồi núi dốc thì việc qui hoạch, bố trí dân cư ở những nơi an toàn cần có sự đầu tư của nhà nước.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Về lâu dài cũng cần phải có nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để tiến hành quy hoạch dân cư đảm bảo an toàn về tính mạng con người, tài sản, hoa màu cũng như đảm bảo an toàn cho sản xuất của nhân dân. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi nguồn lực lớn và phải có sự chỉ đạo quyết liệt Chính phủ và với sự vào cuộc hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái. Đối với địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện nay không có nhiều vị trí để đảm bảo có thể xây dựng được khu tái định cư đủ lớn gắn với vùng đất sản xuất của nhân dân. Tỉnh đã đề nghị kiến nghị với Chính phủ, với Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương, thời gian tới tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ với tỉnh Yên Bái để tiến hành rà soát, đánh giá để thực hiện công tác quy hoạch dân cư trong dài hạn để đảm bảo vừa có khu vực dân cư định cư sinh sống an toàn vừa gắn được với vùng đất sản xuất để duy trì được sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Di dời những hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm là ưu tiên trước mắt, song đối với những hộ dân còn nằm tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, và nguy cơ ảnh hưởng bị bão lũ thì việc quy hoạch bố trí các khu vực dân cư sẽ góp phần giúp cho huyện Mù Cang Chải sẽ không còn có những hộ dân bị thiệt hại khi mưa lũ xảy ra.