Còn hơn tháng nữa mới bước vào mùa đông 2017, nhưng ngay từ lúc này, các địa phương, nhất là các xã vùng cao cần tuyên truyền, vận động nhân dân chuẩn bị dự trữ thức ăn, làm chuồng trại bảo vệ gia súc qua ngày đông giá lạnh.
Làm chuồng, dự trữ rơm, cỏ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông góp phần chăn nuôi bền vững.
Theo nhận định của các chuyên gia thời tiết, mùa đông năm nay có thể sẽ là mùa đông rét nhất, lạnh nhất trong lịch sử 100 năm qua. Đó là nhận định, dự báo, nhưng dù không lạnh nhất trong 100 năm qua thì để sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gia súc phát triển bền vững, hiệu quả thì nông dân từ vùng thấp đến vùng cao cũng cần chủ động phòng chống rét và dự trữ đủ nguồn thức ăn cho gia súc.
Bởi thực tế, liên tục vài năm trở lại đây, cứ mỗi mùa đông đi qua lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và chăn nuôi. Do không chủ động được nguồn thức ăn dự trữ, chăn nuôi không đúng kỹ thuật, bình quân mỗi năm có trên 1.000 con gia súc bị chết rét, chết đói.
Chỉ tính riêng đợt rét đậm, rét hại và băng tuyết trong những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2/2016 đã gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Trên 17 ha mạ, 643,11 ha lúa của các địa phương và trên 1.421 ha thảo quả tại Mù Cang Chải bị cháy lá và gãy đổ.
Trong chăn nuôi, làm chết 1.388 con gia súc (320 con trâu, 440 con nghé, 208 con bò, 148 con bê, 187 con dê, 7 con ngựa, 78 con lợn) ở 7 huyện và thị xã, thiệt hại kinh tế trên 236 tỷ đồng. Ngay sau đó, tỉnh đã hỗ trợ phục hồi sản xuất hàng chục tỷ đồng, nhà nông cũng đã có nhiều giải pháp, tích cực đầu tư tái sản xuất nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Qua đó cho thấy, mức thiệt hại quá lớn không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả một quá trình sản xuất. Vẫn biết thiên tai, giá rét là bất thường và ngày càng cực đoan nhưng nếu chúng ta biết chủ động phòng chống một cách hài hòa chắc chắn sẽ giảm tối thiểu thiệt hại.
Từ thực tế đó cho thấy, ngay từ những ngày cuối thu này, các ngành, các cấp cần tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật tới mọi người dân về công tác phòng chống rét trong sản xuất nông nghiệp và phòng chống đói rét cho gia súc. Người chăn nuôi cần làm chuồng trại; đồng thời, che chắn gió lùa cho gia súc.
Đặc biệt, tuyên truyền, vận động nhà nông không thả rông trâu, bò, ngựa trên đồi, trên núi, nhất là những ngày đông giá rét. Đối với những con trâu, bò già yếu, người dân cần đẩy mạnh nuôi vỗ béo để bán giết thịt, hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe.
Một vấn đề có tính quyết định là bà con nên chủ động chuẩn bị đủ lượng thức ăn dự trữ cho gia súc.
Ngoài việc trồng cỏ, lúc này đang là ngày mùa, nên tận dụng rơm, rạ phơi khô, làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho gia súc.
Trong vụ đông, bà con nên tận dụng cây ngô để làm thức ăn chứ không nên hoang phí. Kinh nghiệm cho thấy, địa phương nào biết dự trữ rơm, rạ thì nơi đó số gia súc bị chết giảm đáng kể.
Phát huy kết quả đó, bà con nên chủ động chuẩn bị đủ lượng thức ăn dự trữ cho gia súc vào những ngày rét đậm. Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung thức ăn tinh, muối khoáng và vitamin, cho uống nước ấm để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Song song với chủ động phòng chống rét cho gia súc, các địa phương và người chăn nuôi cần chú trọng đến phòng chống, giám sát dịch bệnh khi thời tiết giao mùa.
Chăn nuôi sẽ hiệu quả, bền vững khi chúng ta làm tốt công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc. Chủ động và ứng phó với thiên tai giảm tổn thất, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.
1020 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Còn hơn tháng nữa mới bước vào mùa đông 2017, nhưng ngay từ lúc này, các địa phương, nhất là các xã vùng cao cần tuyên truyền, vận động nhân dân chuẩn bị dự trữ thức ăn, làm chuồng trại bảo vệ gia súc qua ngày đông giá lạnh.Theo nhận định của các chuyên gia thời tiết, mùa đông năm nay có thể sẽ là mùa đông rét nhất, lạnh nhất trong lịch sử 100 năm qua. Đó là nhận định, dự báo, nhưng dù không lạnh nhất trong 100 năm qua thì để sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gia súc phát triển bền vững, hiệu quả thì nông dân từ vùng thấp đến vùng cao cũng cần chủ động phòng chống rét và dự trữ đủ nguồn thức ăn cho gia súc.
Bởi thực tế, liên tục vài năm trở lại đây, cứ mỗi mùa đông đi qua lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và chăn nuôi. Do không chủ động được nguồn thức ăn dự trữ, chăn nuôi không đúng kỹ thuật, bình quân mỗi năm có trên 1.000 con gia súc bị chết rét, chết đói.
Chỉ tính riêng đợt rét đậm, rét hại và băng tuyết trong những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2/2016 đã gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Trên 17 ha mạ, 643,11 ha lúa của các địa phương và trên 1.421 ha thảo quả tại Mù Cang Chải bị cháy lá và gãy đổ.
Trong chăn nuôi, làm chết 1.388 con gia súc (320 con trâu, 440 con nghé, 208 con bò, 148 con bê, 187 con dê, 7 con ngựa, 78 con lợn) ở 7 huyện và thị xã, thiệt hại kinh tế trên 236 tỷ đồng. Ngay sau đó, tỉnh đã hỗ trợ phục hồi sản xuất hàng chục tỷ đồng, nhà nông cũng đã có nhiều giải pháp, tích cực đầu tư tái sản xuất nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Qua đó cho thấy, mức thiệt hại quá lớn không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả một quá trình sản xuất. Vẫn biết thiên tai, giá rét là bất thường và ngày càng cực đoan nhưng nếu chúng ta biết chủ động phòng chống một cách hài hòa chắc chắn sẽ giảm tối thiểu thiệt hại.
Từ thực tế đó cho thấy, ngay từ những ngày cuối thu này, các ngành, các cấp cần tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật tới mọi người dân về công tác phòng chống rét trong sản xuất nông nghiệp và phòng chống đói rét cho gia súc. Người chăn nuôi cần làm chuồng trại; đồng thời, che chắn gió lùa cho gia súc.
Đặc biệt, tuyên truyền, vận động nhà nông không thả rông trâu, bò, ngựa trên đồi, trên núi, nhất là những ngày đông giá rét. Đối với những con trâu, bò già yếu, người dân cần đẩy mạnh nuôi vỗ béo để bán giết thịt, hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe.
Một vấn đề có tính quyết định là bà con nên chủ động chuẩn bị đủ lượng thức ăn dự trữ cho gia súc.
Ngoài việc trồng cỏ, lúc này đang là ngày mùa, nên tận dụng rơm, rạ phơi khô, làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho gia súc.
Trong vụ đông, bà con nên tận dụng cây ngô để làm thức ăn chứ không nên hoang phí. Kinh nghiệm cho thấy, địa phương nào biết dự trữ rơm, rạ thì nơi đó số gia súc bị chết giảm đáng kể.
Phát huy kết quả đó, bà con nên chủ động chuẩn bị đủ lượng thức ăn dự trữ cho gia súc vào những ngày rét đậm. Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung thức ăn tinh, muối khoáng và vitamin, cho uống nước ấm để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Song song với chủ động phòng chống rét cho gia súc, các địa phương và người chăn nuôi cần chú trọng đến phòng chống, giám sát dịch bệnh khi thời tiết giao mùa.
Chăn nuôi sẽ hiệu quả, bền vững khi chúng ta làm tốt công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc. Chủ động và ứng phó với thiên tai giảm tổn thất, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.