CTTĐT- Tính đến 18h00 ngày 11/10/2017, mưa lũ tại Yên Bái đã gây thiệt hại rất lớn: 21 người chết và mất tích và nhiều thiệt hại về tài sản.
Đồng chí Đỗ Đức Duy kiểm tra tình hình mưa lũ tại xã Sơn A và hồ thủy điện Văn Chấn.
Trong đó có 3 người chết do lũ cuốn trôi tại huyện Trạm Tấu, 11 người mất tích tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ; 3 người mất nghi mất tích do sập Cầu Suối Thia tại Nghĩa Lộ.
Ngoài ra, mưa lũ cũng đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản.
Hiện nay, mặc dù trời vẫn đang mưa lớn, nhưng các địa phương vẫn đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm người mất tích và kiểm tra thống kê thiệt hại, hỗ trợ gia đình có người bị thiệt hại, người dân về nơi ở mới, để đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân. Các huyện, thị xã đã huy động các lực lượng của địa phương phối hợp với lực lượng tăng cường của quân sự tỉnh, công an tỉnh với tổng số 2.200 người huy động xe, máy phương tiện các loại tập trung tìm kiếm khu vực mưa, lũ.
Kiểm tra tình hình mưa lũ tại thôn Ao Luông, xã Sơn A và hồ thủy điện Văn Chấn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, đặc biệt là lực lượng công an, quân sự ứng trực 24/24 giờ nhất là khu vực sông suối, hồ thủy điện Văn Chấn.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy chỉ đạo các lực lượng tham gia trực tiếp công tác tìm kiếm cứu nạn.
|
Đồng chí yêu cầu, công tác cứu hộ phải chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 10 người túc trực ở bên các sông, suối, nhất là đầu nguồn suối Thia nơi mưa lũ từ Văn Yên đổ về; huy động tối đa nguồn lực để tìm kiếm những nạn nhân bị mất tích đồng thời lên phương án bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, trong thời gian tới trên địa bàn các huyện, thị xã tiếp tục có mưa lớn, trên diện rộng, nguy cơ sở lở đất, lũ quét rất lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các địa phương, các ngành tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; Thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; Nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Tuyên truyền, vận động nhân dân không đi xúc cá, vớt củi trong những ngày mưa lũ; Hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng mưa, lũ và sạt lở đất gây ra….
636 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Tính đến 18h00 ngày 11/10/2017, mưa lũ tại Yên Bái đã gây thiệt hại rất lớn: 21 người chết và mất tích và nhiều thiệt hại về tài sản. Trong đó có 3 người chết do lũ cuốn trôi tại huyện Trạm Tấu, 11 người mất tích tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ; 3 người mất nghi mất tích do sập Cầu Suối Thia tại Nghĩa Lộ.
Ngoài ra, mưa lũ cũng đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản.
Hiện nay, mặc dù trời vẫn đang mưa lớn, nhưng các địa phương vẫn đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm người mất tích và kiểm tra thống kê thiệt hại, hỗ trợ gia đình có người bị thiệt hại, người dân về nơi ở mới, để đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân. Các huyện, thị xã đã huy động các lực lượng của địa phương phối hợp với lực lượng tăng cường của quân sự tỉnh, công an tỉnh với tổng số 2.200 người huy động xe, máy phương tiện các loại tập trung tìm kiếm khu vực mưa, lũ.
Kiểm tra tình hình mưa lũ tại thôn Ao Luông, xã Sơn A và hồ thủy điện Văn Chấn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, đặc biệt là lực lượng công an, quân sự ứng trực 24/24 giờ nhất là khu vực sông suối, hồ thủy điện Văn Chấn.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy chỉ đạo các lực lượng tham gia trực tiếp công tác tìm kiếm cứu nạn.
Đồng chí yêu cầu, công tác cứu hộ phải chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 10 người túc trực ở bên các sông, suối, nhất là đầu nguồn suối Thia nơi mưa lũ từ Văn Yên đổ về; huy động tối đa nguồn lực để tìm kiếm những nạn nhân bị mất tích đồng thời lên phương án bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, trong thời gian tới trên địa bàn các huyện, thị xã tiếp tục có mưa lớn, trên diện rộng, nguy cơ sở lở đất, lũ quét rất lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các địa phương, các ngành tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; Thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; Nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Tuyên truyền, vận động nhân dân không đi xúc cá, vớt củi trong những ngày mưa lũ; Hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng mưa, lũ và sạt lở đất gây ra….