CTTĐT - Với sự chỉ đạo quyết liệt, thống nhất và thông suốt quan điểm ưu tiên cho việc di dời, tái định cư cho các hộ dân bị sập, trôi nhà hoàn toàn, hộ cần di dời khẩn cấp, đến nay các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung các giải pháp căn cơ, hiệu quả, đề ra phương án chi tiết để đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra phương án tái định cư cho các hộ dân tại xã Phúc Sơn - huyện Văn Chấn
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 53/79 nhà sập, trôi hoàn toàn đã tìm được quỹ đất bố trí tái định cư (Văn Chấn 45; Nghĩa Lộ 7; Trạm Tấu 1), hiện còn 26 nhà ở Trạm Tấu chưa tìm được đất; 73 nhà/108 nhà thuộc diện phải di dời khẩn cấp do sạt lở, lũ quét đã tìm được quỹ đất (Trạm Tấu 35; Văn Chấn 22; Nghĩa Lộ 9; Văn Yên 7), riêng huyện Văn Yên hiện đang dựng nhà cho dân, có 35 nhà chưa tìm được đất (Trạm Tấu 20; Văn Chấn 9; Văn Yên 6); ngoài ra qua rà soát có 290 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất phải di dời trong thời gian tới (Văn Chấn 232 hộ; thị xã Nghĩa Lộ 58 hộ).
Với điều kiện khá thuận lợi do quy hoạch đất tái định cư từ trước nên hiện nay thị xã Nghĩa Lộ đã bố trí quỹ đất tái định cư cho 16 hộ, trong đó có 7 hộ có nhà sập, trôi hoàn toàn, tuy nhiên đối với những hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao hiện việc bố trí quỹ đất còn gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi về công tác tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ, ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Toàn huyện có 309 nhà thuộc diện phải di dời khẩn cấp trong đó có 19 nhà sập, 26 nhà trôi, huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với UBND các xã rà soát quỹ đất 5%, vận động các hộ tự chủ động tìm quỹ đất đề xuất với xã, ưu tiên phương án bố trí tái định cư tại chỗ bằng cách vận động anh em, họ hàng nhường đất, dồn đổi đất trồng rau màu giữa các hộ để bố trí tái định cư tại chỗ, xen kẽ giữa các hộ.
Là địa bàn bị ảnh hưởng khá nặng do mưa lũ, xã Thạch Lương - huyện Văn Chấn có 52 hộ thuộc diện phải di dời ở Bản Đường, trong đó có 2 hộ bị sập nhà, 3 hộ bị trôi nhà. Đến nay, xã đã bố trí từ quỹ đất 5% 1,3 ha, trong đó dự kiến trước mắt bố trí 2.000m2 đất 5% giáp đất nông trường Nghĩa Lộ để bố trí tái định cư cho 8 hộ dân, ưu tiên ngay cho các hộ có nhà bị sập, trôi hoàn toàn trước ngày 19/10 đảm bảo mỗi hộ từ 220 - 250m2, 1,1 ha khu vực bãi màu thôn Co Hả giáp với đất nông trường Nghĩa Lộ bố trí cho 44 hộ còn lại. Đến nay đã có 26 hộ sẵn sàng di chuyển, trong đó 21 hộ đã dỡ xong nhà, tập kết vật liệu đợi cấp đất dựng nhà tại nơi ở mới. Anh Hoàng Văn Yến - cụm dân cư Bản Mòn thuộc Bản Đường - xã Thạch Lương là một trong những hộ đầu tiên chủ động dỡ nhà cho biết: Chứng kiến dòng nước hùng ác tràn qua bản, nhà cửa ngập hết cả, tính mạng cũng bị đe doạ nên gia đình hoàn toàn đồng thuận với chủ trương di dời nhà đến nơi an toàn. Khi được cấp đất gia đình sẽ triển khai dựng nhà ngay.
Cũng chịu hậu quả nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua xã Phúc Sơn - huyện Văn Chấn có 12 hộ bị sập trôi hoàn toàn, xã đã bố trí tái định cư cho 12 hộ trên tại khu vực phía sau Trạm Y tế xã từ quỹ đất 5%, hiện xã đã tiến hành chia lô, xác định ranh giới và lập bản đồ sơ bộ đảm bảo mỗi hộ có diện tích từ 120 - 160m2 cùng với đó quy hoạch đường, có phương án đưa nước sinh hoạt, thiết kế hệ thống thoát nước tại khu tái định cư; 8 hộ bố trí tái định cư tại Bản Ngoa cũng từ quỹ đất 5%, ngoài ra có 6 hộ bố trí tái định cư xen kẽ các nhà tại bản các hộ đang ở (bản Muông, Noong Phai, Bản Thón, Điệp Quang mỗi bản có 1 hộ; bản Lanh 2 hộ).
Kinh nghiệm từ công tác bố trí tái định cư tại huyện Văn Chấn cho thấy cần làm tốt công tác quy hoạch dân cư, có phương án và quỹ đất dự phòng, phối hợp chặt chẽ giữa ngành chuyên môn với các xã và tuyên truyền vận động sự chủ động của nhân dân, cộng đồng dân cư tại các thôn bản; bên cạnh đó các xã cần có phương án phân lô, phân thửa cụ thể đối với quỹ đất tái định cư, có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; việc phân chia phải đảm bảo công bằng, phù hợp với phong tục tập quán và thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân.
Về phương pháp bố trí, căn cứ quỹ đất hiện có cán bộ địa chính phối hợp với các xã lập bản đồ, sơ đồ trên máy tính sau đó thực địa để xác định chính xác vị trí, diện tích, tiến hành cắm chỉ giới cụ thể. Triển khai họp dân và tiến hành các thủ tục cấp đất.
Để đảm bảo công khai, công bằng trong bố trí tái định cư, các xã sau khi hoàn thành việc phân chia, lập bản đồ sẽ tiến hành bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên theo lá thăm của các hộ để bố trí phân lô, thửa.
Mặc dù công tác di dời, tái định cư cho các hộ dân vùng nguy hiểm là công việc rất cấp bách song cũng cần tỉ mỉ, chính xác nên đến thời điểm hiện tại mới chỉ có phương án bố trí cho các hộ mà chưa cụ thể được danh sách hộ nào ở đâu nên việc di dời, dựng nhà vẫn chưa thể triển khai.
Một trong những khó khăn của việc bố trí tái định cư là số hộ gia đình phải di dời khẩn cấp của các huyện bị thiệt hại ra khỏi vùng sạt lở, lũ quét tăng nhiều, nên việc tìm quỹ đất để làm nơi ở mới cho các hộ di dời khẩn cấp và sập đổ, lũ cuốn trôi hoàn toàn rất khó khăn. Riêng đối với huyện Trạm Tấu quỹ đất dân cư vốn đã hạn hẹp, trận mưa lũ vừa qua đã gây sạt lở, cuốn trôi thêm cả đất dân cư lẫn đất sản xuất nên phương án tái định cư cho các hộ càng thêm khó khăn. Hiện huyện mới bố trí đất tái định cư cho 36 hộ dân trong số 82 hộ trong diện nhà sập đổ hoàn toàn, cần di dời khẩn cấp, số còn lại vẫn chưa có quỹ đất và phương án tái định cư.
Trước những khó khăn trên, ông Hà Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết: Sở đã cử nhân lực và 2 tổ máy giúp các địa phương tiến hành đo đạc, phân lô, lập bản đồ các khu tái định cư và hướng dẫn các thủ tục địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm khôi phục sản xuất và đời sống. Đây là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác địa chính và thủ tục cấp đất cho công tác tái định cư. Cùng với đó, ngành tài nguyên môi trường cũng tập trung chỉ đạo các huyện rà soát, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thuộc diện tái định cư; do việc bố trí đất tái định cư cần cấp bách nên sẽ cho triển khai ngay, những thủ tục địa chính sẽ thực hiện ngay sau đó để đảm bảo ngay đầu năm 2018 tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.
Về việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo bố trí quỹ đất tái định cư thật khoa học, quy hoạch theo hướng hiện đại tiến tới xây dựng những khu dân cư kiểu mẫu, đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ngay từ bước đầu. Đây cũng chính là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái và các địa phương đang tập trung thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài cho nhân dân, gây dựng cuộc sống mới ấm no, bền vững.
1014 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với sự chỉ đạo quyết liệt, thống nhất và thông suốt quan điểm ưu tiên cho việc di dời, tái định cư cho các hộ dân bị sập, trôi nhà hoàn toàn, hộ cần di dời khẩn cấp, đến nay các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung các giải pháp căn cơ, hiệu quả, đề ra phương án chi tiết để đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 53/79 nhà sập, trôi hoàn toàn đã tìm được quỹ đất bố trí tái định cư (Văn Chấn 45; Nghĩa Lộ 7; Trạm Tấu 1), hiện còn 26 nhà ở Trạm Tấu chưa tìm được đất; 73 nhà/108 nhà thuộc diện phải di dời khẩn cấp do sạt lở, lũ quét đã tìm được quỹ đất (Trạm Tấu 35; Văn Chấn 22; Nghĩa Lộ 9; Văn Yên 7), riêng huyện Văn Yên hiện đang dựng nhà cho dân, có 35 nhà chưa tìm được đất (Trạm Tấu 20; Văn Chấn 9; Văn Yên 6); ngoài ra qua rà soát có 290 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất phải di dời trong thời gian tới (Văn Chấn 232 hộ; thị xã Nghĩa Lộ 58 hộ).
Với điều kiện khá thuận lợi do quy hoạch đất tái định cư từ trước nên hiện nay thị xã Nghĩa Lộ đã bố trí quỹ đất tái định cư cho 16 hộ, trong đó có 7 hộ có nhà sập, trôi hoàn toàn, tuy nhiên đối với những hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao hiện việc bố trí quỹ đất còn gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với chúng tôi về công tác tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ, ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Toàn huyện có 309 nhà thuộc diện phải di dời khẩn cấp trong đó có 19 nhà sập, 26 nhà trôi, huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với UBND các xã rà soát quỹ đất 5%, vận động các hộ tự chủ động tìm quỹ đất đề xuất với xã, ưu tiên phương án bố trí tái định cư tại chỗ bằng cách vận động anh em, họ hàng nhường đất, dồn đổi đất trồng rau màu giữa các hộ để bố trí tái định cư tại chỗ, xen kẽ giữa các hộ.
Là địa bàn bị ảnh hưởng khá nặng do mưa lũ, xã Thạch Lương - huyện Văn Chấn có 52 hộ thuộc diện phải di dời ở Bản Đường, trong đó có 2 hộ bị sập nhà, 3 hộ bị trôi nhà. Đến nay, xã đã bố trí từ quỹ đất 5% 1,3 ha, trong đó dự kiến trước mắt bố trí 2.000m2 đất 5% giáp đất nông trường Nghĩa Lộ để bố trí tái định cư cho 8 hộ dân, ưu tiên ngay cho các hộ có nhà bị sập, trôi hoàn toàn trước ngày 19/10 đảm bảo mỗi hộ từ 220 - 250m2, 1,1 ha khu vực bãi màu thôn Co Hả giáp với đất nông trường Nghĩa Lộ bố trí cho 44 hộ còn lại. Đến nay đã có 26 hộ sẵn sàng di chuyển, trong đó 21 hộ đã dỡ xong nhà, tập kết vật liệu đợi cấp đất dựng nhà tại nơi ở mới. Anh Hoàng Văn Yến - cụm dân cư Bản Mòn thuộc Bản Đường - xã Thạch Lương là một trong những hộ đầu tiên chủ động dỡ nhà cho biết: Chứng kiến dòng nước hùng ác tràn qua bản, nhà cửa ngập hết cả, tính mạng cũng bị đe doạ nên gia đình hoàn toàn đồng thuận với chủ trương di dời nhà đến nơi an toàn. Khi được cấp đất gia đình sẽ triển khai dựng nhà ngay.
Cũng chịu hậu quả nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua xã Phúc Sơn - huyện Văn Chấn có 12 hộ bị sập trôi hoàn toàn, xã đã bố trí tái định cư cho 12 hộ trên tại khu vực phía sau Trạm Y tế xã từ quỹ đất 5%, hiện xã đã tiến hành chia lô, xác định ranh giới và lập bản đồ sơ bộ đảm bảo mỗi hộ có diện tích từ 120 - 160m2 cùng với đó quy hoạch đường, có phương án đưa nước sinh hoạt, thiết kế hệ thống thoát nước tại khu tái định cư; 8 hộ bố trí tái định cư tại Bản Ngoa cũng từ quỹ đất 5%, ngoài ra có 6 hộ bố trí tái định cư xen kẽ các nhà tại bản các hộ đang ở (bản Muông, Noong Phai, Bản Thón, Điệp Quang mỗi bản có 1 hộ; bản Lanh 2 hộ).
Kinh nghiệm từ công tác bố trí tái định cư tại huyện Văn Chấn cho thấy cần làm tốt công tác quy hoạch dân cư, có phương án và quỹ đất dự phòng, phối hợp chặt chẽ giữa ngành chuyên môn với các xã và tuyên truyền vận động sự chủ động của nhân dân, cộng đồng dân cư tại các thôn bản; bên cạnh đó các xã cần có phương án phân lô, phân thửa cụ thể đối với quỹ đất tái định cư, có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; việc phân chia phải đảm bảo công bằng, phù hợp với phong tục tập quán và thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân.
Về phương pháp bố trí, căn cứ quỹ đất hiện có cán bộ địa chính phối hợp với các xã lập bản đồ, sơ đồ trên máy tính sau đó thực địa để xác định chính xác vị trí, diện tích, tiến hành cắm chỉ giới cụ thể. Triển khai họp dân và tiến hành các thủ tục cấp đất.
Để đảm bảo công khai, công bằng trong bố trí tái định cư, các xã sau khi hoàn thành việc phân chia, lập bản đồ sẽ tiến hành bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên theo lá thăm của các hộ để bố trí phân lô, thửa.
Mặc dù công tác di dời, tái định cư cho các hộ dân vùng nguy hiểm là công việc rất cấp bách song cũng cần tỉ mỉ, chính xác nên đến thời điểm hiện tại mới chỉ có phương án bố trí cho các hộ mà chưa cụ thể được danh sách hộ nào ở đâu nên việc di dời, dựng nhà vẫn chưa thể triển khai.
Một trong những khó khăn của việc bố trí tái định cư là số hộ gia đình phải di dời khẩn cấp của các huyện bị thiệt hại ra khỏi vùng sạt lở, lũ quét tăng nhiều, nên việc tìm quỹ đất để làm nơi ở mới cho các hộ di dời khẩn cấp và sập đổ, lũ cuốn trôi hoàn toàn rất khó khăn. Riêng đối với huyện Trạm Tấu quỹ đất dân cư vốn đã hạn hẹp, trận mưa lũ vừa qua đã gây sạt lở, cuốn trôi thêm cả đất dân cư lẫn đất sản xuất nên phương án tái định cư cho các hộ càng thêm khó khăn. Hiện huyện mới bố trí đất tái định cư cho 36 hộ dân trong số 82 hộ trong diện nhà sập đổ hoàn toàn, cần di dời khẩn cấp, số còn lại vẫn chưa có quỹ đất và phương án tái định cư.
Trước những khó khăn trên, ông Hà Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết: Sở đã cử nhân lực và 2 tổ máy giúp các địa phương tiến hành đo đạc, phân lô, lập bản đồ các khu tái định cư và hướng dẫn các thủ tục địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm khôi phục sản xuất và đời sống. Đây là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác địa chính và thủ tục cấp đất cho công tác tái định cư. Cùng với đó, ngành tài nguyên môi trường cũng tập trung chỉ đạo các huyện rà soát, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thuộc diện tái định cư; do việc bố trí đất tái định cư cần cấp bách nên sẽ cho triển khai ngay, những thủ tục địa chính sẽ thực hiện ngay sau đó để đảm bảo ngay đầu năm 2018 tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.
Về việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo bố trí quỹ đất tái định cư thật khoa học, quy hoạch theo hướng hiện đại tiến tới xây dựng những khu dân cư kiểu mẫu, đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ngay từ bước đầu. Đây cũng chính là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái và các địa phương đang tập trung thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài cho nhân dân, gây dựng cuộc sống mới ấm no, bền vững.