Ngày 10/11/2017, vừa tròn 62 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ Khối các cơ quan (ĐBKCCQ) tỉnh Yên Bái (10/11/1955 -10/11/2017).
Đồng chí Hoàng Thị Chanh - Bí thư ĐBKCCQ tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị.
Năm 1954, sau thắng lợi to lớn của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, xã hội, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngày 10/11/1955 Tỉnh ủy Yên Bái ra Nghị quyết số 45 thành lập Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh Yên Bái (nay là ĐBKCCQ tỉnh) trên cơ sở giải thể, hợp nhất 2 liên chi ủy của Tỉnh ủy (gồm các chi bộ khối Đảng, đoàn thể chính trị của tỉnh và các chi bộ khối chính quyền, bao gồm cả Chi bộ Ty Công an và Chi bộ Tỉnh đội).
Ngày đầu thành lập, toàn Đảng bộ chỉ có 19 chi bộ cơ sở và 356 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời được Tỉnh ủy chỉ định gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Nguyên - Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Bí thư Đảng bộ; đồng chí Xuân Trình - Trưởng ty Công an kiêm Phó Bí thư Đảng ủy và đồng chí Lê Đình Huân - Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chính tỉnh kiêm Đảng ủy viên.
Đảng bộ Dân chính Đảng được thành lập có ý nghĩa chính trị sâu sắc, khẳng định bước trưởng thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói chung và công tác xây dựng Đảng của ĐBKCCQ nói riêng.
Từ đây các tổ chức cơ sở Đảng của Đảng ủy Khối Dân chính Đảng đã có cấp ủy riêng, có chức năng, nhiệm vụ được Tỉnh ủy xác định khá cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, đảm bảo cho công tác lãnh đạo, định hướng sâu sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đóng góp to lớn vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của toàn tỉnh.
Trải qua nhiều quá trình sáp nhập và chia tách tỉnh, từ năm 2010 đến nay, thực hiện Quy định số 293 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng bộ Khối cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Yên Bái đổi tên thành ĐBKCCQ tỉnh.
Phát huy truyền thống 62 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ĐBKCCQ tỉnh đã lãnh đạo các chi, đảng bộ cơ sở vừa làm nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, tổng hợp, vừa là nơi tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh và thực hiện công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò lãnh đạo đối với tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc, ĐBKCCQ tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp, tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả, hướng về cơ sở.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII).
Để có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, ĐBKCCQ tỉnh đã định kỳ làm việc với các TCCSĐ, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách các khối, tăng cường phối hợp với các ban, ngành, để nắm chắc thực trạng của từng đơn vị.
Trên cơ sở đó, tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng cấp ủy, đủ sức lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan để thuận lợi trong công tác lãnh đạo.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ĐBKCCQ tỉnh đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, đổi mới việc quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Chấp hành Đảng bộ Khối khóa VIII đã ban hành Nghị quyết 06 về "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ được nâng lên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được chú trọng, nội dung sinh hoạt phong phú.
Đặc biệt, Đảng bộ đã gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào sinh hoạt, chú trọng biện pháp nêu gương, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
Bên cạnh đó, Đảng bộ còn tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt, đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác quy hoạch cấp ủy, quy hoạch cán bộ chủ chốt, phối hợp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.
Công tác phát triển đảng viên mới luôn được Đảng bộ chú trọng. Từ đầu năm đến nay, ĐBCCQ tỉnh đã kết nạp được 132 đảng viên mới, góp phần nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên gần 3.000 đảng viên, sinh hoạt tại 57 TCCSĐ.
Những năm qua, nhờ tăng cường kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thư theo thẩm quyền, tăng số cuộc giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề đã hạn chế, ngăn ngừa được những biểu hiện tiêu cực, góp phần ổn định tình hình cơ quan, đơn vị, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ.
Phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tham mưu giúp tỉnh ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, đề án, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ĐBKCCQ tỉnh đã góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh trên cả 4 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Với những thành tựu, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, ĐBKCCQ tỉnh đã được Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao bằng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng ba (năm 2011); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000, 2002, 2014; Cờ của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2007; bằng khen UBND tỉnh. Trung bình hàng năm, ĐBKCCQ tỉnh luôn có trên 90% TCCSĐ đạt trong sạch, trên 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, Đảng bộ nhiều năm được công nhận đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
Nhằm xây dựng ĐBKCCQ tỉnh trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ĐBKCCQ tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, phong cách, lề lối, làm việc của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xác định khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc thuộc đơn vị phụ trách.
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, trọng tâm là tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và Quy định 101 của Ban Bí thư "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp”, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị ngang tầm cả về năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn cách mạng mới.
Phát huy truyền thống vẻ vang 62 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ĐBKCCQ tỉnh quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác năm 2017, góp phần đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Hoàng Thị Chanh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
962 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 10/11/2017, vừa tròn 62 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ Khối các cơ quan (ĐBKCCQ) tỉnh Yên Bái (10/11/1955 -10/11/2017).Năm 1954, sau thắng lợi to lớn của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, xã hội, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngày 10/11/1955 Tỉnh ủy Yên Bái ra Nghị quyết số 45 thành lập Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh Yên Bái (nay là ĐBKCCQ tỉnh) trên cơ sở giải thể, hợp nhất 2 liên chi ủy của Tỉnh ủy (gồm các chi bộ khối Đảng, đoàn thể chính trị của tỉnh và các chi bộ khối chính quyền, bao gồm cả Chi bộ Ty Công an và Chi bộ Tỉnh đội).
Ngày đầu thành lập, toàn Đảng bộ chỉ có 19 chi bộ cơ sở và 356 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời được Tỉnh ủy chỉ định gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Nguyên - Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Bí thư Đảng bộ; đồng chí Xuân Trình - Trưởng ty Công an kiêm Phó Bí thư Đảng ủy và đồng chí Lê Đình Huân - Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chính tỉnh kiêm Đảng ủy viên.
Đảng bộ Dân chính Đảng được thành lập có ý nghĩa chính trị sâu sắc, khẳng định bước trưởng thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói chung và công tác xây dựng Đảng của ĐBKCCQ nói riêng.
Từ đây các tổ chức cơ sở Đảng của Đảng ủy Khối Dân chính Đảng đã có cấp ủy riêng, có chức năng, nhiệm vụ được Tỉnh ủy xác định khá cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, đảm bảo cho công tác lãnh đạo, định hướng sâu sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đóng góp to lớn vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của toàn tỉnh.
Trải qua nhiều quá trình sáp nhập và chia tách tỉnh, từ năm 2010 đến nay, thực hiện Quy định số 293 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng bộ Khối cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Yên Bái đổi tên thành ĐBKCCQ tỉnh.
Phát huy truyền thống 62 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ĐBKCCQ tỉnh đã lãnh đạo các chi, đảng bộ cơ sở vừa làm nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, tổng hợp, vừa là nơi tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh và thực hiện công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò lãnh đạo đối với tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc, ĐBKCCQ tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp, tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả, hướng về cơ sở.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII).
Để có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, ĐBKCCQ tỉnh đã định kỳ làm việc với các TCCSĐ, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách các khối, tăng cường phối hợp với các ban, ngành, để nắm chắc thực trạng của từng đơn vị.
Trên cơ sở đó, tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng cấp ủy, đủ sức lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan để thuận lợi trong công tác lãnh đạo.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ĐBKCCQ tỉnh đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, đổi mới việc quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Chấp hành Đảng bộ Khối khóa VIII đã ban hành Nghị quyết 06 về "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ được nâng lên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được chú trọng, nội dung sinh hoạt phong phú.
Đặc biệt, Đảng bộ đã gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào sinh hoạt, chú trọng biện pháp nêu gương, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
Bên cạnh đó, Đảng bộ còn tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt, đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác quy hoạch cấp ủy, quy hoạch cán bộ chủ chốt, phối hợp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.
Công tác phát triển đảng viên mới luôn được Đảng bộ chú trọng. Từ đầu năm đến nay, ĐBCCQ tỉnh đã kết nạp được 132 đảng viên mới, góp phần nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên gần 3.000 đảng viên, sinh hoạt tại 57 TCCSĐ.
Những năm qua, nhờ tăng cường kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thư theo thẩm quyền, tăng số cuộc giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề đã hạn chế, ngăn ngừa được những biểu hiện tiêu cực, góp phần ổn định tình hình cơ quan, đơn vị, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ.
Phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tham mưu giúp tỉnh ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, đề án, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ĐBKCCQ tỉnh đã góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh trên cả 4 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Với những thành tựu, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, ĐBKCCQ tỉnh đã được Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao bằng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng ba (năm 2011); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000, 2002, 2014; Cờ của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2007; bằng khen UBND tỉnh. Trung bình hàng năm, ĐBKCCQ tỉnh luôn có trên 90% TCCSĐ đạt trong sạch, trên 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, Đảng bộ nhiều năm được công nhận đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
Nhằm xây dựng ĐBKCCQ tỉnh trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ĐBKCCQ tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, phong cách, lề lối, làm việc của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xác định khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc thuộc đơn vị phụ trách.
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, trọng tâm là tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và Quy định 101 của Ban Bí thư "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp”, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị ngang tầm cả về năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn cách mạng mới.
Phát huy truyền thống vẻ vang 62 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ĐBKCCQ tỉnh quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác năm 2017, góp phần đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Hoàng Thị Chanh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh