Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách hấp dẫn trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 10 năm 2017, đã có 35 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nâng tổng số toàn tỉnh lên 420 dự án.
Trung tâm Thương mại - Khách sạn Hoa Sen Yên Bái (ảnh phối cảnh)
Đến thăm Nhà máy May (Công ty TNHH Unico Global - Yên Bái) với 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư Hàn Quốc xây dựng tại Khu công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái, chúng tôi ngạc nhiên bởi sau hơn 1 năm đi vào hoạt động chính thức, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt 25 hệ thống dây chuyền sản xuất, tuyển dụng, thu hút giải quyết lao động việc làm được gần 1.600 lao động của thành phố Yên Bái và các huyện khu vực lân cận với mức lương thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Các mặt hàng may mặc của Công ty hiện đang sản xuất phục vụ cho xuất khẩu đi Hàn Quốc và các nước châu Âu.
Ông Ko Myung San - Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết: "Trong quá trình triển khai dự án và đi vào hoạt động, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương. Phát huy kết quả đạt được trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, bổ sung lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất và tuyển dụng khoảng 2.500 đến 3.000 công nhân lao động vào làm việc”.
Còn Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái, đơn vị chuyên cung ứng hạt nhựa phụ gia lớn thứ 2 tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2010 với số vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, đến nay tăng lên 136 tỷ đồng.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi tình hình đời sống công nhân tại Công ty Unico Global-Yên Bái
Ông Vũ Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết: "Trong suốt quá trình triển khai và hoạt động, Công ty luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền của tỉnh Yên Bái. Đáp lại tình cảm đó, Công ty chúng tôi cam kết thực hiện sản xuất đúng quy trình, đảm bảo chất lượng gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, dự kiến năm 2017 này, Công ty sẽ nộp trên 10 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh”.
Là tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều nhóm giải pháp nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, của các tập đoàn kinh tế lớn; xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư, tập trung vào các nhà đầu tư chiến lược, các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho một số dự án trọng điểm.
Nhờ vậy, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả nổi bật, số lượng nhà đầu tư đến với Yên Bái tăng nhanh, có sự góp mặt của một số nhà đầu tư lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nippon Zoki Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Chân - Thiện - Mỹ, Công ty TNHH DaeSeung Global, Công ty TNHH Unico Global YB, Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF...
Tính đến tháng 10 năm 2017, đã có 35 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh lên 420 dự án. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp 321 dự án với 39.508,22 tỷ đồng và 129,23 triệu USD; lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản 44 dự án với 4.732,18 tỷ đồng và 78,6 triệu USD; lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh tế khác 55 dự án với 15.194,8 tỷ đồng và 4,7 triệu USD.
Một số dự án lớn như Dự án khu Liên hợp Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Đô thị IC12 của Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái (vốn đăng ký đầu tư 2.730,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018); Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại xã Tân Thịnh, phường Đồng Tâm và phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Chân - Thiện - Mỹ (vốn đăng ký đầu tư 4.943,84 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2018)....
Ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: "Có được kết quả trên, trước hết, tỉnh Yên Bái đã chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ban hành chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu quyết tâm cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch trong đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tỉnh đã chủ động gặp mặt, trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh, tìm hiểu và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình gặp mặt doanh nghiệp đầu năm, "Cafe doanh nhân" hàng tháng, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì đến nay công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn như: quy mô đầu tư còn nhỏ và thấp hơn nhiều so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư còn thấp, trong một số trường hợp còn lãng phí các nguồn lực đầu tư; một số thế mạnh chưa được khai thác phát huy; nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, hiệu quả thấp và làm lãng phí các nguồn lực xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh và gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp đầu tư; yếu tố phát triển bền vững chưa được coi trọng. Để công tác thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội lên một tầm cao mới, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh còn nhiều việc phải làm.
Trong đó, phải đề ra được nhiều nhóm giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư như: cần thực hiện các cơ chế chính sách để huy động tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kinh tế hạ tầng; tiếp tục cơ cấu lại nguồn lực đầu tư công, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nhất định, kiểm soát chặt chẽ thu - chi ngân sách Nhà nước, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên để dành nguồn lực chi cho đầu tư phát triển; khai thác hiệu quả các nguồn lực từ đất đai, tài nguyên dành cho đầu tư phát triển; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn xã hội hóa, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. Việc thu hút và thực hiện các dự án đầu tư thì cần thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác thu hút đầu tư, nghiên cứu, bổ sung một số chính sách thu hút đầu tư, có cơ chế tạo mặt bằng, tạo quỹ đất và phát triển hạ tầng, xây dựng các danh mục ưu tiên đầu tư.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục công khai, minh bạch thông tin, nhất là các danh mục đầu tư, vấn đề quy hoạch đất, quỹ đất để các nhà đầu tư biết và tiếp cận; rút ngắn thủ tục hành chính; quan tâm giúp đỡ nhà đầu tư sau khi có quyết định đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công. Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các cụm, khu công nghiệp, tỉnh sẽ tính toán, dành nguồn lực đầu tư hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; vận động thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cụm, khu công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với đề án việc làm; chú trọng thông tin tuyên truyền, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...
Với những kết quả đạt được và thực hiện tốt các nhóm giải pháp đồng bộ trên, tin rằng việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh tiếp tục đón nhận những tín hiệu vui từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến với Yên Bái trong thời gian tới.
1232 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách hấp dẫn trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến tháng 10 năm 2017, đã có 35 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nâng tổng số toàn tỉnh lên 420 dự án.Đến thăm Nhà máy May (Công ty TNHH Unico Global - Yên Bái) với 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư Hàn Quốc xây dựng tại Khu công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái, chúng tôi ngạc nhiên bởi sau hơn 1 năm đi vào hoạt động chính thức, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt 25 hệ thống dây chuyền sản xuất, tuyển dụng, thu hút giải quyết lao động việc làm được gần 1.600 lao động của thành phố Yên Bái và các huyện khu vực lân cận với mức lương thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Các mặt hàng may mặc của Công ty hiện đang sản xuất phục vụ cho xuất khẩu đi Hàn Quốc và các nước châu Âu.
Ông Ko Myung San - Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết: "Trong quá trình triển khai dự án và đi vào hoạt động, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương. Phát huy kết quả đạt được trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, bổ sung lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất và tuyển dụng khoảng 2.500 đến 3.000 công nhân lao động vào làm việc”.
Còn Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái, đơn vị chuyên cung ứng hạt nhựa phụ gia lớn thứ 2 tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2010 với số vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, đến nay tăng lên 136 tỷ đồng.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi tình hình đời sống công nhân tại Công ty Unico Global-Yên Bái
Ông Vũ Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết: "Trong suốt quá trình triển khai và hoạt động, Công ty luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền của tỉnh Yên Bái. Đáp lại tình cảm đó, Công ty chúng tôi cam kết thực hiện sản xuất đúng quy trình, đảm bảo chất lượng gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, dự kiến năm 2017 này, Công ty sẽ nộp trên 10 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh”.
Là tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều nhóm giải pháp nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, của các tập đoàn kinh tế lớn; xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư, tập trung vào các nhà đầu tư chiến lược, các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho một số dự án trọng điểm.
Nhờ vậy, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả nổi bật, số lượng nhà đầu tư đến với Yên Bái tăng nhanh, có sự góp mặt của một số nhà đầu tư lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nippon Zoki Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Chân - Thiện - Mỹ, Công ty TNHH DaeSeung Global, Công ty TNHH Unico Global YB, Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF...
Tính đến tháng 10 năm 2017, đã có 35 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư toàn tỉnh lên 420 dự án. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp 321 dự án với 39.508,22 tỷ đồng và 129,23 triệu USD; lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản 44 dự án với 4.732,18 tỷ đồng và 78,6 triệu USD; lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh tế khác 55 dự án với 15.194,8 tỷ đồng và 4,7 triệu USD.
Một số dự án lớn như Dự án khu Liên hợp Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Đô thị IC12 của Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái (vốn đăng ký đầu tư 2.730,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018); Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại xã Tân Thịnh, phường Đồng Tâm và phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Chân - Thiện - Mỹ (vốn đăng ký đầu tư 4.943,84 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2018)....
Ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: "Có được kết quả trên, trước hết, tỉnh Yên Bái đã chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ban hành chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu quyết tâm cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch trong đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tỉnh đã chủ động gặp mặt, trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh, tìm hiểu và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình gặp mặt doanh nghiệp đầu năm, "Cafe doanh nhân" hàng tháng, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu”.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì đến nay công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn như: quy mô đầu tư còn nhỏ và thấp hơn nhiều so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư còn thấp, trong một số trường hợp còn lãng phí các nguồn lực đầu tư; một số thế mạnh chưa được khai thác phát huy; nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, hiệu quả thấp và làm lãng phí các nguồn lực xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh và gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp đầu tư; yếu tố phát triển bền vững chưa được coi trọng. Để công tác thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội lên một tầm cao mới, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh còn nhiều việc phải làm.
Trong đó, phải đề ra được nhiều nhóm giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư như: cần thực hiện các cơ chế chính sách để huy động tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kinh tế hạ tầng; tiếp tục cơ cấu lại nguồn lực đầu tư công, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nhất định, kiểm soát chặt chẽ thu - chi ngân sách Nhà nước, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên để dành nguồn lực chi cho đầu tư phát triển; khai thác hiệu quả các nguồn lực từ đất đai, tài nguyên dành cho đầu tư phát triển; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn xã hội hóa, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. Việc thu hút và thực hiện các dự án đầu tư thì cần thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác thu hút đầu tư, nghiên cứu, bổ sung một số chính sách thu hút đầu tư, có cơ chế tạo mặt bằng, tạo quỹ đất và phát triển hạ tầng, xây dựng các danh mục ưu tiên đầu tư.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục công khai, minh bạch thông tin, nhất là các danh mục đầu tư, vấn đề quy hoạch đất, quỹ đất để các nhà đầu tư biết và tiếp cận; rút ngắn thủ tục hành chính; quan tâm giúp đỡ nhà đầu tư sau khi có quyết định đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công. Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các cụm, khu công nghiệp, tỉnh sẽ tính toán, dành nguồn lực đầu tư hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; vận động thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cụm, khu công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với đề án việc làm; chú trọng thông tin tuyên truyền, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...
Với những kết quả đạt được và thực hiện tốt các nhóm giải pháp đồng bộ trên, tin rằng việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh tiếp tục đón nhận những tín hiệu vui từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến với Yên Bái trong thời gian tới.