Giai đoạn 2010 - 2015, Yên Bái đã tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ ADB, WB, JICA, KFW, Chính phủ Hàn Quốc... để thực hiện 41 dự án với tổng mức đầu tư trên 3.302 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA 2.481,8 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 820 tỷ đồng.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cắt băng khánh thành công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Là tỉnh nghèo, mức thu ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng được 25% nhiệm vụ chi thường xuyên, nguồn lực chi cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, nên nhiều năm nay Yên Bái luôn xác định thu hút và sử dụng vốn ODA (vốn vay ưu đãi từ nước ngoài) hiệu quả là một phương cách hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Giai đoạn 2010 - 2015, Yên Bái đã tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ ADB, WB, JICA, KFW, Chính phủ Hàn Quốc... để thực hiện 41 dự án với tổng mức đầu tư trên 3.302 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA 2.481,8 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 820 tỷ đồng.
Ngân khoản này tập trung vào các lĩnh vực: nông lâm nghiệp; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; văn hóa, y tế, xã hội. Các dự án trên đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, cải thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, xóa đói giảm nghèo.
Năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, các bộ, ngành, trung ương vận động Dự án "Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái”, vốn vay Quỹ phát triển Ả - Rập Xê Út, tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 41,065 triệu USD, trong đó vốn ODA là 20,338 triệu USD, vốn đối ứng là 20,727 triệu USD.
Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, trung ương chuẩn bị đề xuất vận động 3 dự án ODA tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.205,6 tỷ đồng, trong đó, vốn nước ngoài là 1.849,3 tỷ đồng, vốn đối ứng là 326,3 tỷ đồng.
Cụ thể, Dự án "Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái” vốn vay WB với tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 58,59 triệu USD, tương đương khoảng 1.318,3 tỷ đồng; Dự án "Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai”, vốn vay JICA, tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 407,6 tỷ đồng; Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thành phố Yên Bái, vay vốn của chính phủ Hàn Quốc với mức đầu tư Dự án là 450 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 405 tỷ đồng, vốn đối ứng là 45 tỷ đồng. Việc tiếp nhận các dự án ODA trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đóng góp một nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Các dự án đã góp phần cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mặc dù đạt nhiều kết quả, tuy nhiên việc thu hút và sử dụng vốn vay ODA trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, khó khăn. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến vốn vay ODA còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, vẫn còn một số khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án ODA.
Một số đơn vị chủ đầu tư năng lực còn hạn chế, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong công tác vận động và chuẩn bị, thực hiện dự án theo các yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, do đó một số dự án chậm tiến độ phải tổ chức gia hạn hiệp định tài trợ.
Mặt khác, công tác giao và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA từ năm 2016 trở đi có nhiều thay đổi; dự án chỉ được giải ngân theo kế hoạch được giao; việc điều chỉnh nguồn vốn ODA nội bộ hàng năm đều phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; quá trình thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn qua nhiều khâu ở các cơ quan trung ương mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn các dự án ODA.
Tổng nhu cầu vốn ODA các chương trình, dự án đã được ký hiệp định đang triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 là trên 2.109 tỷ đồng; Kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư giao cho tỉnh Yên Bái là hơn 1.246 triệu đồng; số vốn ODA còn thiếu để hoàn thành các dự án giai đoạn 2016 - 2020 là 863.372 triệu đồng, điều đó cũng ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án trong thời gian tới.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, để giải quyết những khó khăn, tồn tại và đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho phát triển, tỉnh cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai đảm bảo tiến độ theo hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ; tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA còn thiếu để có điều kiện hoàn thành các dự án theo hiệp định đã ký kết.
Để công tác vận động thu hút và quản lý các dự án ODA trong thời gian tới mang lại hiệu quả cao, UBND tỉnh cần thành lập ban vận động và quản lý dự án chuyên ngành sử dụng vốn ODA, trong đó lựa chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài, có kỹ năng làm việc với các bộ, ngành trung ương, có đủ trình độ chuyên môn trong công tác quản lý điều hành dự án...
1003 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Giai đoạn 2010 - 2015, Yên Bái đã tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ ADB, WB, JICA, KFW, Chính phủ Hàn Quốc... để thực hiện 41 dự án với tổng mức đầu tư trên 3.302 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA 2.481,8 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 820 tỷ đồng. Là tỉnh nghèo, mức thu ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng được 25% nhiệm vụ chi thường xuyên, nguồn lực chi cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, nên nhiều năm nay Yên Bái luôn xác định thu hút và sử dụng vốn ODA (vốn vay ưu đãi từ nước ngoài) hiệu quả là một phương cách hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Giai đoạn 2010 - 2015, Yên Bái đã tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ ADB, WB, JICA, KFW, Chính phủ Hàn Quốc... để thực hiện 41 dự án với tổng mức đầu tư trên 3.302 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA 2.481,8 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 820 tỷ đồng.
Ngân khoản này tập trung vào các lĩnh vực: nông lâm nghiệp; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; văn hóa, y tế, xã hội. Các dự án trên đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, cải thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, xóa đói giảm nghèo.
Năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, các bộ, ngành, trung ương vận động Dự án "Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái”, vốn vay Quỹ phát triển Ả - Rập Xê Út, tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 41,065 triệu USD, trong đó vốn ODA là 20,338 triệu USD, vốn đối ứng là 20,727 triệu USD.
Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, trung ương chuẩn bị đề xuất vận động 3 dự án ODA tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.205,6 tỷ đồng, trong đó, vốn nước ngoài là 1.849,3 tỷ đồng, vốn đối ứng là 326,3 tỷ đồng.
Cụ thể, Dự án "Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái” vốn vay WB với tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 58,59 triệu USD, tương đương khoảng 1.318,3 tỷ đồng; Dự án "Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai”, vốn vay JICA, tổng mức đầu tư đề xuất khoảng 407,6 tỷ đồng; Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thành phố Yên Bái, vay vốn của chính phủ Hàn Quốc với mức đầu tư Dự án là 450 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 405 tỷ đồng, vốn đối ứng là 45 tỷ đồng. Việc tiếp nhận các dự án ODA trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đóng góp một nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Các dự án đã góp phần cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mặc dù đạt nhiều kết quả, tuy nhiên việc thu hút và sử dụng vốn vay ODA trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, khó khăn. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến vốn vay ODA còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, vẫn còn một số khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án ODA.
Một số đơn vị chủ đầu tư năng lực còn hạn chế, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong công tác vận động và chuẩn bị, thực hiện dự án theo các yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, do đó một số dự án chậm tiến độ phải tổ chức gia hạn hiệp định tài trợ.
Mặt khác, công tác giao và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA từ năm 2016 trở đi có nhiều thay đổi; dự án chỉ được giải ngân theo kế hoạch được giao; việc điều chỉnh nguồn vốn ODA nội bộ hàng năm đều phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; quá trình thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch vốn qua nhiều khâu ở các cơ quan trung ương mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn các dự án ODA.
Tổng nhu cầu vốn ODA các chương trình, dự án đã được ký hiệp định đang triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 là trên 2.109 tỷ đồng; Kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư giao cho tỉnh Yên Bái là hơn 1.246 triệu đồng; số vốn ODA còn thiếu để hoàn thành các dự án giai đoạn 2016 - 2020 là 863.372 triệu đồng, điều đó cũng ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án trong thời gian tới.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, để giải quyết những khó khăn, tồn tại và đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho phát triển, tỉnh cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai đảm bảo tiến độ theo hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ; tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA còn thiếu để có điều kiện hoàn thành các dự án theo hiệp định đã ký kết.
Để công tác vận động thu hút và quản lý các dự án ODA trong thời gian tới mang lại hiệu quả cao, UBND tỉnh cần thành lập ban vận động và quản lý dự án chuyên ngành sử dụng vốn ODA, trong đó lựa chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài, có kỹ năng làm việc với các bộ, ngành trung ương, có đủ trình độ chuyên môn trong công tác quản lý điều hành dự án...