CTTĐT – Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 2442/QĐ-UBND công nhận đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là di tích cấp tỉnh.
Đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhận bằng công nhận di tích cấp tỉnh
1. Tên gọi di tích
Di tích lịch sử đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

4. Địa điểm di tích
Di tích đình và miếu Bản Phố hiện nay nằm trên gò đất bằng phẳng xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và đồi thấp, có một suối và một ngòi ở hai bên (suối Khuổi Luông và ngòi Kèng) thuộc thôn Sơn Tây, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã 3km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Lục Yên 11km về phía Tây Bắc, cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 – Km5, thành phố Yên Bái) 96km về hướng Tây Bắc.
5. Đường đi đến di tích
Để đến được di tích đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên du khách có thể di chuyển bằng hai tuyến đường bộ rất thuận lợi.
- Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái - Yên Bình) đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái - Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 10km đến trung tâm xã Tân Lĩnh (chợ Tân Lĩnh) rẽ trái khoảng 12km vào đường liên xã Tân Lĩnh - Lâm Thượng - Mai Sơn tới thôn Sơn Tây là đến di tích. đúng
- Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái - Yên Bình) đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái - Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 20km vào trung tâm thị trấn Yên Thế đến ngã ba (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lục Yên), rẽ trái khoảng 8 km vào đường liên xã Yên Thắng - Mai Sơn vào thôn Sơn Tây là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình và miếu Bản Phố xưa (vị trí đất hiện nay), thuộc xã Lâm Trường Thượng, tổng Lâm Trường Thượng, châu Lục Yên, phủ An Bình (Yên Bình), xứ Tuyên Quang.
Trải qua các thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê vẫn giữ nguyên như các thời kỳ trước. Đến triều Lý, Lý Thái Tổ liền tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính địa phương thì vùng đất Lục Yên thuộc đạo Lâm Tây.
- Thời Trần (1225-1400) thuộc huyện Thu Vật, trấn Tuyên Quang.
- Thời Lê (1428-1788) thuộc châu Lục Yên (được thành lập từ năm Quang Thuận thứ 7 năm 1466), phủ Yên Bình, xứ Tuyên Quang (có thời kỳ gọi là trấn Tuyên Quang).
- Đến triều Nguyễn (thế kỷ XIX), tên gọi các đơn vị hành chính xứ Tuyên Quang cơ bản vẫn giữ như thời Lê.
- Tháng 10 năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, tháng 7 năm 1887 thực dân Pháp đánh chiếm Lục Yên.
- Năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định ấn định ranh giới mới của các đạo quan binh ở Bắc Kỳ. Tỉnh Yên Bái được thành lập. Khi đó, đình và miếu Bản Phố vẫn thuộc thôn Sơn Tây xã Lâm Trường Thượng, huyện Lục Yên, Phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang.
- Năm 1910, Châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái; đến tháng 7 năm 1945 thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 châu Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái, 52 đơn vị hành chính xã.
- Trước cách mạng 8/1945, xã Mai Sơn có tên là Nà Nghè nằm trong xã Lâm Trường Thượng, thuộc tổng Lâm Trường Thượng.
- Sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1949, Nà Nghè được đổi tên thành xã Hoa Thám.
- Từ năm 1949 đến tháng 5/1954, xã Hoa Thám (Mai Sơn), Tây Sơn (Lâm Thượng) và xã Khánh Thiện hợp nhất thành xã Hồng Phong, các xã trở thành các thôn.
- Tháng 6/1945, xã Hồng Phong chia tách, các xã lại rút về hoạt động độc lập, xã Mai Sơn vẫn có tên là xã Hoa Thám và duy trì tên xã Hoa Thám đến năm 1965.
- Ngày 3/4/1965, theo Quyết định số 125-Đ/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đổi tên xã Hoa Thám thành xã Mai Sơn và duy trì tên xã Mai Sơn cho đến ngày nay.
Hiện nay, di tích đình và miếu Bản Phố tọa lạc tại vị trí ban đầu, đồng thời ngày 29/9/2021 được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đưa vào phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 2123/QĐ-UBND. Theo đó, đình và miếu Bản Phố, thôn Sơn Tây, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất với tổng diện tích là 0,5ha.
6.1. Đình Bản Phố
Vùng đất Mai Sơn - Lâm Trường Thượng từ lâu đã được biết đến là một trong những mảnh đất có sự quần cư của tộc người Tày ở Lục Yên. Trong đó, các dòng họ Triệu, Nông, Hoàng là những nhóm người đầu tiên di cư từ Cao Bằng sang, bắt đầu quá trình khai phá, định cư và phát triển vùng đất này.
Trong quan niệm của người Tày, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi vùng đất dù nhỏ bé hay rộng lớn, đều có những vị thần cai quản về vạn vật tự nhiên, về sự sống và mọi sinh hoạt của từng gia đình cùng toàn bộ cộng đồng cư trú trên vùng đất đó. Họ tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị bởi vậy việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ; được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Chính vì thế, cùng với quá trình khai mở vùng đất họ tạo dựng cho mình một thiết chế tín ngưỡng gọi là miếu, thờ Thành Hoàng làng.
Theo lời kể của ông Hoàng Tinh Sỹ được nghe ông cha truyền lại từ nhiều đời trước thì: Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, một nhóm người Kinh thuộc dòng họ Hoàng Tinh từ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An di cư đến sinh sống tại vùng đất này. Suốt thời gian định cư và lao động sản xuất, bộ phận người Kinh này cũng nhanh chóng thích ứng, chủ động tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng với người dân bản địa. Trải qua quá trình sinh sống, giao thoa, tiếp biến văn hóa, họ đã bị đồng hóa bởi văn hóa Tày. Sau đó, họ tự nhận mình là người Tày.
Như vậy, theo nguồn sử liệu truyền miệng và những chứng cứ vật chất khai quật được ở khu vực di tích, có thể nhận định đình Bản Phố có lịch sử hình thành từ cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên. Theo các cụ cao niên dòng họ Hoàng được nghe truyền lại từ nhiều đời nay thì ngôi đình khi mới được hình thành có kiến trúc nhà gỗ, lợp mái cọ, tọa lạc trên một gò đất bằng phẳng, xung quanh là ruộng lúa.
6.2. Miếu Bản Phố
Theo lời kể của cụ cao niên và các ông: Hoàng Tinh Nguyên, Hoàng Tinh Sỹ, Hoàng Tinh Hiệp được nghe ông cha truyền lại từ nhiều đời trước thì: Miếu Bản Phố nằm cách đình Bản Phố khoảng 150m về hướng Nam. Thôn Sơn Tây (Bản Phố) xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái xưa kia chỉ là một vùng đất hoang vu rậm rạp. Cụ tổ Hoàng Tinh Lượng là một vị quan triều Nguyễn cùng bốn anh em di cư lên vùng đất Lục Yên- Tuyên Quang xưa, (cũng có thể do thời loạn chuyển giao giữa triều Lê và Nguyễn) ông đã đến lập cư tại đây. Ông được triều đình giao cho 12.000 quân trấn ải một khu vực rộng lớn từ vùng Lào Cai, Hà Giang xuống đến Lục Yên, Văn Yên (Yên Bái).
Khu vực ông ở tại xã Mai Sơn ngày nay (dân cư và quân lính) tạo nên một khu vực đông đúc dân cư - nên gọi là Bản Phố. Truyền thống lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của xã Mai Sơn gắn với lịch sử chung của đất nước, của tỉnh Yên Bái và của huyện Lục Yên nói chung đã đứng lên chặn đánh quân phương Bắc xâm lược qua nhiều triều đại như: “Triều Đường vào năm 862, quân Nguyên Mông (1279-1293), năm 1410 nhân dân các dân tộc trong xã đã được huy động cùng đứng lên nổi dậy tham gia phong trào nghĩa binh áo đỏ chống lại ách đô hộ của nhà Minh.
Mùa xuân năm 1872, quân Hán “Cờ Vàng” từ Lào Cai đánh chiếm Bảo Hà tiến công dọc vùng sông Chảy. Lực lượng dân binh các vùng châu Lục Yên đã tập trung phục kích đánh địch, trong đó có lực lượng dân binh của xã đã chặn đánh quyết liệt quân Hán cờ vàng, buộc phải rút chạy khỏi Lục Yên Châu.
Thời Tây Sơn nhân dân các dân tộc trong xã cùng các xã dọc vùng sông Chảy đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh dưới sự chỉ huy của người tù trưởng họ Hoàng”. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, trong một lần đánh trận người tù trưởng họ Hoàng và nhiều quân lính đã hi sinh cùng con ngựa quý của ông. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi ông mất nhân dân trong vùng đã tôn ông như một vị thần (Thần Bản Phố). Ông đã được nhân dân và con cháu dòng họ Hoàng xây dựng Miếu để thờ cúng.
Như vậy, Miếu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX trên khuôn viên rộng trên 2000m2, có kiến trúc đơn sơ bằng gỗ, lợp mái ngói qua thời gian miếu xưa đã bị đổ sập.
6.3. Quá trình tu bổ, tôn tạo và những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình và miếu Bản Phố
- Đình Bản Phố hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên và miếu Bản Phố hình thành vào đầu thế kỷ XIX, thuộc vùng đất Bản Phố, xã Lâm Trường Thượng thuộc tổng Lâm Trường Thượng, châu Lục Yên, xứ Tuyên Quang. Lúc này, đình Bản Phố có kiến trúc nhỏ, dựng bằng gỗ, lợp mái cọ, bưng vách nứa, bên trong có một ban thờ bằng gỗ để thờ Thành Hoàng làng và Sơn thần. Miếu Bản Phố xây dựng trên nền đất cao bằng phẳng ban đầu miếu được xây dựng bằng gỗ, lợp mái ngói, bên trong có một bát hương thờ ông Hoàng Tinh Lượng.
- Những năm 1945-1946, di tích được sử dụng làm nơi chính quyền địa phương vận động nhân dân tham gia ủng hộ các phong trào yêu nước, như: “Hũ gạo cứu đói”, “Nhường cơm sẻ áo”, do Chính phủ lâm thời phát động. Bên cạnh đó, tại đây còn diễn ra các lớp “bình dân học vụ” nhằm xóa mù chữ cho người dân. Từ đó, từng bước giải quyết cả “giặc đói” và diệt “giặc dốt” như yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đầu năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng và đánh mạnh ở khu vực Văn Chấn, Sơn La, Than Uyên, Lai Châu với âm mưu thâm độc nham hiểm của giặc Pháp là dựng dân để làm lá chắn, ngăn chặn tấn công của bộ đội giải phóng. Biết được ý định của địch, Đảng nhà nước trực tiếp là bộ đội đã vận động nhân dân di cư đi địa phương khác để sinh sống, thôn Hoa Thám (Mai Sơn) tiếp đón nhân dân Văn Chấn, Sơn La. Ngày 30/6/1948, Ban lãnh đạo Huyện ủy ra Chỉ thị số 01 yêu cầu các chi bộ và các ủy ban hành chính các xã thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách: Thực hiện chủ trương “Vườn không, nhà trống”, xã Mai Sơn đã tuyên truyền vận động bà con đào hầm hào, làm lán trại, vào rừng sâu để cất giấu lương thực, thực phẩm, nếu có chiến sự sẽ sơ tán người già trẻ em vào nơi an toàn, phá cầu, rào lấp đường làng, gây cản trở bộ binh địch, nhà nhà đào công sự gia đình và công sự điểm xung yếu, chủ động tiến công khi giặc vào làng…Giữ bí mật các cuộc hội nghị và thường xuyên thay đổi địa điểm họp trong giai đoạn này đình và miếu Bản Phố cũng là một địa điểm mà chính quyền và nhân dân chọn để tham gia các phong trào cách mạng của địa phương.
- Thời kỳ từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
là giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng văn hóa, trong đó thực hiện loại bỏ mê tín dị đoan. Lúc này, cả đình và miếu bị bỏ hoang.
- Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhân dân trong vùng cùng dòng họ Hoàng Tinh dựng lại hai thiết chế đình và miếu với kết cấu đơn sơ bằng cột tre, vách nứa, mái lợp cọ.
- Năm 2010, nhân dân trong vùng cùng dòng họ Hoàng Tinh tiếp tục tôn tạo lại cả hai hạng mục thuộc di tích với kiến trúc như hiện nay. Trong đó, đình Bản Phố có diện tích khoảng 12m2, miếu Bản Phố có diện tích khoảng 8m2.
7. Các nhân vật được thờ tự
7.1. Đình Bản Phố
- Đình Bản Phố tôn thờ Thành Hoàng Bản Phố - vị thần cai quản, bảo vệ vùng đất, giúp người dân khỏe mạnh, bình an đồng thời bảo vệ mùa màng và gia súc.
- Ngoài ra, đình còn thờ thần Núi, thần Suối, thờ các đời Mo đình và tả hữu quan binh văn võ.
7.2. Miếu Bản Phố
- Miếu Bản Phố thờ người tù trưởng họ Hoàng (Hoàng Tinh Lượng). Ông là người có công trong việc cùng nhân dân đánh đuổi giặc Cờ vàng, Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang bảo vệ quê hương, bờ cõi.
- Ngoài ra, miếu còn 02 con ngựa bằng đá, tương truyền đó là con ngựa của ông Hoàng Tinh Lượng cưỡi trong thời gian đánh đuổi quân xâm lược.
8. Đặc điểm của di tích di tích
- Đình và miếu Bản Phố tọa lạc tại một khu đất bằng phẳng, xung quanh là cánh đồng lúa nằm ở giữa một thung lũng, bao bọc xung quanh bởi các dãy núi đá vôi và đồi núi. Đình và miếu có lịch sử xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
- Đình và miếu Bản Phố thờ thần Hoàng làng, thờ thần núi, thần suối là tín ngưỡng bản địa có từ lâu đời, mang màu sắc văn hóa Tày - Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
- Đình và miếu Bản Phố có quy mô, kiến trúc không lớn, kết cấu kiến trúc đơn giản, phạm vi hoạt động chủ yếu trong làng xã, cụm di tích tọa lạc tại vị trí trung tâm giữa cộng đồng Bản Phố, việc thờ cúng do người trong dòng họ Hoàng Tinh chủ trì thực hiện. Điều này đảm bảo sự tôn nghiêm, tiếp nối giữa các thế hệ, các nghi thức, lễ vật thực hiện theo phương thức truyền thống của dân tộc Tày nơi đây.
- Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, di tích là một trong những địa điểm tham gia hoạt động cách mạng hiệu quả trong việc cất giấu lương thực, thực phẩm, sơ tán người già trẻ em diễn ra các cuộc họp hội nghị để bàn chiến thuật khi giặc vào làng.
- Di tích là nơi thực hành, lưu giữ, truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng một cách tự nguyện và bền vững qua nhiều thế hệ. Là nơi mỗi người dân tưởng nhớ, tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai sơn phá thạch, lập làng, lập xã, ký thác những mong ước, khát vọng có được sức khỏe và tài lộc, đồng thời giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống hào hùng của dân tộc, hun đúc sức mạnh đoàn kết, tình yêu thương của cộng đồng.
9. Phong tục, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của di tích
Hằng năm, các lễ cúng vẫn được diễn ra với 02 lễ chính là: mùng 3, mùng 4 tháng giêng (làm chính ở đình Bản Phố, cùng thời gian này có làm ở miếu Bản Phố) và ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch), (làm chính ở miếu Bản Phố, cùng thời gian này có làm ở đình Bản Phố). Ngoài ra, các ngày mùng 1, ngày rằm hằng tháng, các nghi lễ thờ cúng vẫn được thực hiện đều đặn. Trước năm 1960, lễ hội đình và miếu Bản Phố được tổ chức bao gồm cả phần lễ và phần hội. Sau khi phần lễ trang trọng đã được diễn ra bà con dân bản cùng nhau tổ chức phần hội gồm các trò chơi đánh quay, đẩy gậy, đá cầu,... thu hút đông đảo bà con trong vùng tham gia. Hiện nay phần hội đã không còn duy trì, chỉ còn lại phần lễ cúng có quy mô nhỏ, hẹp hơn.
9.1. Đình Bản Phố:
* Lễ cầu đình
- Tên gọi khác: Lễ đầu năm.
- Thời gian tổ chức: Ngày mùng 3-4 tháng Giêng hằng năm.
- Lễ vật: gồm thịt lợn, gà, vịt, bánh chưng, rượu, hoa quả, bánh kẹo...
- Công tác chuẩn bị: Lễ vật cúng tại đình được tuyển chọn rất kỹ càng, là những sản phẩm ngon và sạch nhất để tế lên các thần. Để có được những lễ vật cúng này, mỗi năm lợn và gà sẽ do các gia đình chọn lựa thay đổi luân phiên nhau nuôi dưỡng. Lợn cúng được nuôi từ nhỏ với chế độ ăn, uống đầy đủ sạch sẽ, không gầy cũng không quá béo. Khi mổ làm lễ trọng lượng khoảng từ 30-40kg. Gà cúng có trọng lượng vừa phải (khoảng 2kg), lông mượt, da mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc, không nhão. Vùng dưới cánh, nách có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không có mỡ. Gà chọn những con gà có mào tươi, không ủ rũ. Chọn những con có chân nhỏ, không bị gãy móng, không bị các nốt đỏ hoặc đốm lạ ở chân.
Ngoài các lễ vật chính trên thì mỗi gia đình cũng có mâm lễ riêng mang lên cúng tại đình.
- Nghi lễ: Khi các lễ vật chuẩn bị xong, đến giờ đẹp người phụ trách trông coi đình lên hương sau đó thầy Mo bắt đầu khấn bài cúng với nội dung sau:
Dạ lạy, dạ lạy, dạ lạy. Thần mời vua, mời chúa, khói hương thần đến thỉnh, khói hoa thần đến mời, hương về lọt hoa đến nơi. Hương bay như én, cuộn như rồng, hương về thoáng qua mặt, hương về thoáng qua tai. Thần về lạy đến nơi, quỳ đến đền. Vua còn ở đền quảng, ngài đứng ở đền cao, ngài còn ở đền to ngài ngự, ngài còn ở lầu hoa với nàng, ngài còn ở lầu dứa với chăng, ngài còn chơi bàn cờ xì xoạc, chơi bàn cờ ngài dừng, dừng bàn cờ ngài đi. Chân trái đi giầy da, chân phải đi giầy hoa, chân trái đi giầy da ngài đi, chân phải đi giầy hoa ngài về. Ngoảnh về nơi mùi hoa, về đến nơi mùi hoa ngoảnh về nơi mùi hoa thần thờ, về đến nơi mùi hương thần mới về hòm hoa ở giữa nhà về đến hòm hoa mới cất áo, ngài lấy ba cái chìa khóa sắt, bảy cái khóa đồng, mới lấy áo đen dài tay, lấy khăn gẫm vẫn đầu. Mời ngài xuống thuyền hoa đậu bến.
Thuyền hoa giữa sông bốn mươi chiếc thuyền hoa, sáu mươi chiếc thuyền rồng hãy vào bến hoa được an, hãy vào bến thuyền hoa được yên. Thần mời vua, mời chúa, mời tạo, mời tan, mời ngài lên thuyền hoa được an, lên thuyền hoa được mát, mỗi lần chèo đi được ba khúc sông, mối xào hoa đưa thuyền đi được ba hải lý, hãy lên đền hoa sáng nhà, hãy lên đền hoa Đại cại, mời ngài xuống thuyền hoa được an, ngài xuống đền hoa nghỉ ngơi.
Thần mời vua, mời chúa, mời tạo, mời tan hãy lên ngựa hoa được an, hãy lên ngựa đỏ được chắc, hãy cầm roi hoa về, cầm roi ngựa quất lên đền thờ, mời lên đền to nơi thờ. Không thỉnh ngài nào trước, không mời ngài nào sau.
Thỉnh đền Bản phố thần mỏ quăng, thần to ở đầu mương, thần to ở cuối suối, thần Bản phố thần mỏ quăng, các quan cộng đồng, quan tả đương niên, quan hữa đương cảnh, thần hoàng bản thổ đại vương, ngũ phương, ngũ thổ, thần linh thổ địa, giám công việc thần gốc phủ đền ngày xưa, gốc tổ khấn bản đền ngày xưa thần thỉnh. Mời ngài về thần thỉnh mời ngài lại về đình hoa giữa đồng ruộng, về đình hoa Bản phố giữa đồng, lên ban thờ lung linh, lên đền hoa sáng chói, ăn trâù thơm miệng, ăn quả cháng khẩu, uống nước chè xanh nghỉ ngơi, uống nước chè xanh lấy sức. Có việc thần tấu mang miệng đến tâu, mang đàn đến bãi yết,
(Địa chỉ............................................ công việc...............................................)
Bán lạ tan canh nay là.........................( hết năm cũ sang năm mới................
Nước không cản mắt chài, lễ không duyệt đời cổ (lễ vật..............( kim bất duyệt cổ).Cầu lấy nước lên đồng ruộng, cầu lấy cá lên đồng, búi mạ bằng cái nơm, cá chép bằng tấm dát, cầu cho dân làng được sung túc, cầu cho con trẻ được an, người già được bình yên, trẻ cho được già, già cho được già thêm, trẻ thì tươi hồng như hoa đào, già cho đầu tóc bạc phơ, xã tắc thôn, bản ấp nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, mưa thuận giáo hòa, mùa màng bội thu, ...
Nghi lễ tại đình diễn ra hết ba tuần nhang (cùng thời gian này, lễ cúng tại miếu Bản Phố cũng được thực hiện trong một tuần nhang). sau khi kết thúc nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm thầy Mo đình thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ, một phần nhỏ các lễ vật sẽ làm quà cho con cháu và dân làng mang về làm lộc, phần còn lại sẽ bày vào các mâm để cùng thụ lộc tại đình.
Kết thúc phần nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm, thầy Mo đình thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ và cùng nhau thụ lộc ngay tại đình.
- Phần hội: Hiện chưa khôi phục lại như trước kia.
* Lễ tháng bảy (âm lịch)
- Thời gian tổ chức: 15 tháng 7 (âm lịch), (cùng thời gian tổ chức tại miếu Bản Phố).
- Lễ vật: gồm có gồm xôi, gà, rượu, nước, vàng hương, hoa quả…
- Nghi lễ: Người phụ trách trông coi đình thay mặt dân làng lên hương, sau đó thầy Mo báo cáo việc dân làng tổ chức lễ rằm tháng bảy tại miếu, thỉnh mời ông thần Thành Hoàng bản thổ về chứng kiến kỳ lễ cùng dân làng.
Nghi thức được diễn ra trong một tuần hương.
9.2. Miếu Bản Phố
* Lễ đầu năm
- Thời gian tổ chức: Ngày mùng 3-4 tháng Giêng hằng năm (cùng với lễ hội tại đình Bản Phố).
- Lễ vật: xôi, gà, rượu, vàng hương, hoa quả…
- Nghi lễ: Người phụ trách trông coi miếu cũng sẽ thay mặt dân làng lên hương, sau đó thầy Mo đọc bài cúng bằng tiếng Tày có nội dung báo cáo thông tin việc dân làng đã tổ chức lễ cầu tại đình, đồng thời mời ông Hoàng Tinh Lượng về dự lễ cùng dân làng. Nghi thức được diễn ra trong một tuần hương. Nội dung bài cúng tại miếu như sau:
Dạ lạy, dạ lạy, dạ lạy mùi hương cháu đi thỉnh mùi hoa cháu đi mời. Hương về lọt hoa về đến, hương bay như én, cuộn như rồng, hương thoảng qua mặt, hương ghẽ đến tai, cháu về lạy đến nơi, quỳ đến đền. Thỉnh đại tạ văn hữa võ đại Tướng quân Hoàng Chinh Lượng (Hoàng Tinh Lượng), các quan long thần thổ địa, ngài còn ở lầu cao với nàng, ngài còn ở công việc hội nghị.
Chân trái đi giầy da, chân phải đi giầy hoa, ngoảnh về nơi mùi hương cháu thỉnh, ngoảnh về nơi mùi hoa cháu mời lên bàn hoa sáng nhà, lên bàn hương sáng chói, lên nơi tạ được an, lên nơi lành phẳng rậy mùi còn có nước chè xanh mời ngài uống nước chè nghỉ ngơi. Không thỉnh một ai chước, không thỉnh một ai sau.
Thỉnh về đại thần, Đại Tướng quân Hoàng Chinh Lượng (Hoàng Tinh Lượng), cùng các đẳng quan văn võ, cháu cẩn tấu về Việt Nam quốc Yên Bái tỉnh, Lục Yên huyện..........
Cúng gốc chủ khấn bản đền hoặc (bách gia trăm họ.......)
Lễ vật nghiêm chang thành tâm lễ mang kính dâng bản đền về cầu đến cửa, quỳ đến nơi. Cầu cho toàn tộc bản Họ Hoàng Tinh bình yên phú quý cát tường, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
* Lễ xá tội vong nhân
- Thời gian tổ chức: 15 tháng 7 (âm lịch)
- Lễ vật: gồm 1 mâm cơm có thịn lợn, gà, vịt, rượu, hoa quả, bánh kẹo, vàng hương …
- Công tác chuẩn bị:
Trước ngày diễn ra lễ chính, người phụ trách việc trông coi miếu sẽ thực hiện vệ sinh sạch sẽ ban thờ, không gian trong miếu và cử thêm một số con cháu và nhân dân đến phát dọn xung quanh miếu; chuẩn bị vật phẩm, lương thực, thực phẩm cho ngày lễ.
Các lễ vật cúng trong ngày rằm tháng 7 cũng được tuyển chọn như lễ đầu năm. Bao gồm lợn, gà, vịt ...để dâng lên các thần.
Lễ vật cúng gồm 1 mâm lễ chính với đầy đủ các loại thức ăn đã sắp sẵn lên đĩa và 1 mâm bày bánh kẹo, hoa quả... Mâm chính sẽ đặt ở giữa và đặt ở bên dưới, 1 mâm hoa quả bánh kẹo sẽ được đặt ở bên trên
- Nghi lễ: Thầy Mo thay mặt cho dòng họ và dân làng làm lễ cầu cúng, nghi lễ được diễn ra trong 03 tuần nhang. Nội dung bài cúng như sau:
Cung thỉnh, đại thần đại tướng quân Bản phố cùng đẳng quan văn võ, thư thỉnh chư binh tọa vị trước thỉnh các quan, thứ thỉnh chưa binh tọa vị an bài, có linh thì tọa giáng bản miếu, theo mùi hương khói tọa xin mau về hoặc còn phẳng phất nơi đâu vui trên chiến trận bạn bè xa xôi, hoặc còn cách trở hiểm nguy, đi mây về gió về đây chứng giám.
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 âm lịch, hằng năm con cháu làm lễ chi ân, lễ mọn lòng thành kính dâng bản miếu, phù hộ cho toàn tộc, bản họ qia quyến bình yên nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.
Cát nhật đương thời, nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu mang miệng đến tâu mang đầu đến bái yết…Độ cho xuân, hạ, thu, đông đầu năm chi giữa, cuối năm chi cuối tháng thuận ngày ngâu, phong thuận vũ đều tai qua nạn khỏi, trên tướng độ, dưới quan thương, vuốt ve che trở cho…
Xin tướng độ ban lộc âm tiếp lộc dương, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho tươi như lá đẹp như hoa, phúc lộc tề gia, tiền tài mang tới, vạn sự mán đắc việc gia chung thuận bề tốt đẹp, cho chốn cửa quan rộng đường đi tới, đa lội đường về công thành danh toại, điều lành mang đến điều dữ mang đi, xin các quan cứu âm độ dương cửu đường lộ chợ, vuốt ve che chở cải huy vu cát, cải họa vi tường, nẩy mực cầm cân thượng phê chữ đỏ, hạ bỏ chữ đen cho chăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới kính, xin quan ban danh ban diện, bàn quyền, ban quý, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự như ý.
Kết thúc phần nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm, thầy Mo thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ và cùng nhau thụ lộc ngay tại miếu.
- Phần hội: Hiện chưa khôi phục lại như trước kia.
Di tích đình miếu Bản Phố được khởi dựng trong khoảng từ khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất châu Thu xưa và huyện Lục Yên ngày nay, đặc biệt gắn với quá trình chiêu dân “khai sơn, phá thạch” và đã trở thành những dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển tín ngưỡng dân gian của cộng đồng dân tộc Tày. Đình và miếu Bản Phố còn là sản phẩm văn hóa vật chất ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng như đời sống tâm linh của người dân Mai Sơn và vùng châu Lục Yên từ xưa đến nay; chứa đựng giá trị văn hóa, tín ngưỡng bản địa trên cơ sơ kế thừa giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
84 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 2442/QĐ-UBND công nhận đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là di tích cấp tỉnh.1. Tên gọi di tích
Di tích lịch sử đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2. Loại hình di tích
Di tích lịch sử
3. Quyết định công nhận di tích cấp tỉnh
Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
4. Địa điểm di tích
Di tích đình và miếu Bản Phố hiện nay nằm trên gò đất bằng phẳng xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và đồi thấp, có một suối và một ngòi ở hai bên (suối Khuổi Luông và ngòi Kèng) thuộc thôn Sơn Tây, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã 3km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Lục Yên 11km về phía Tây Bắc, cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 – Km5, thành phố Yên Bái) 96km về hướng Tây Bắc.
5. Đường đi đến di tích
Để đến được di tích đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên du khách có thể di chuyển bằng hai tuyến đường bộ rất thuận lợi.
- Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái - Yên Bình) đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái - Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 10km đến trung tâm xã Tân Lĩnh (chợ Tân Lĩnh) rẽ trái khoảng 12km vào đường liên xã Tân Lĩnh - Lâm Thượng - Mai Sơn tới thôn Sơn Tây là đến di tích. đúng
- Từ trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái (Quảng trường 19/8 - Km5, thành phố Yên Bái), đi theo Quốc lộ 37 (Yên Bái - Yên Bình) đến ngã ba Km 9 (thị trấn Yên Bình) rẽ trái đi theo Quốc lộ 70 (Yên Bái - Lào Cai) khoảng 65km đến ngã ba Khánh Hòa (địa phận xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên) rẽ phải 20km vào trung tâm thị trấn Yên Thế đến ngã ba (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lục Yên), rẽ trái khoảng 8 km vào đường liên xã Yên Thắng - Mai Sơn vào thôn Sơn Tây là đến di tích.
6. Sơ lược lịch sử di tích
Đình và miếu Bản Phố xưa (vị trí đất hiện nay), thuộc xã Lâm Trường Thượng, tổng Lâm Trường Thượng, châu Lục Yên, phủ An Bình (Yên Bình), xứ Tuyên Quang.
Trải qua các thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê vẫn giữ nguyên như các thời kỳ trước. Đến triều Lý, Lý Thái Tổ liền tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính địa phương thì vùng đất Lục Yên thuộc đạo Lâm Tây.
- Thời Trần (1225-1400) thuộc huyện Thu Vật, trấn Tuyên Quang.
- Thời Lê (1428-1788) thuộc châu Lục Yên (được thành lập từ năm Quang Thuận thứ 7 năm 1466), phủ Yên Bình, xứ Tuyên Quang (có thời kỳ gọi là trấn Tuyên Quang).
- Đến triều Nguyễn (thế kỷ XIX), tên gọi các đơn vị hành chính xứ Tuyên Quang cơ bản vẫn giữ như thời Lê.
- Tháng 10 năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, tháng 7 năm 1887 thực dân Pháp đánh chiếm Lục Yên.
- Năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định ấn định ranh giới mới của các đạo quan binh ở Bắc Kỳ. Tỉnh Yên Bái được thành lập. Khi đó, đình và miếu Bản Phố vẫn thuộc thôn Sơn Tây xã Lâm Trường Thượng, huyện Lục Yên, Phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang.
- Năm 1910, Châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái; đến tháng 7 năm 1945 thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 châu Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái, 52 đơn vị hành chính xã.
- Trước cách mạng 8/1945, xã Mai Sơn có tên là Nà Nghè nằm trong xã Lâm Trường Thượng, thuộc tổng Lâm Trường Thượng.
- Sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1949, Nà Nghè được đổi tên thành xã Hoa Thám.
- Từ năm 1949 đến tháng 5/1954, xã Hoa Thám (Mai Sơn), Tây Sơn (Lâm Thượng) và xã Khánh Thiện hợp nhất thành xã Hồng Phong, các xã trở thành các thôn.
- Tháng 6/1945, xã Hồng Phong chia tách, các xã lại rút về hoạt động độc lập, xã Mai Sơn vẫn có tên là xã Hoa Thám và duy trì tên xã Hoa Thám đến năm 1965.
- Ngày 3/4/1965, theo Quyết định số 125-Đ/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đổi tên xã Hoa Thám thành xã Mai Sơn và duy trì tên xã Mai Sơn cho đến ngày nay.
Hiện nay, di tích đình và miếu Bản Phố tọa lạc tại vị trí ban đầu, đồng thời ngày 29/9/2021 được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đưa vào phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 2123/QĐ-UBND. Theo đó, đình và miếu Bản Phố, thôn Sơn Tây, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất với tổng diện tích là 0,5ha.
6.1. Đình Bản Phố
Vùng đất Mai Sơn - Lâm Trường Thượng từ lâu đã được biết đến là một trong những mảnh đất có sự quần cư của tộc người Tày ở Lục Yên. Trong đó, các dòng họ Triệu, Nông, Hoàng là những nhóm người đầu tiên di cư từ Cao Bằng sang, bắt đầu quá trình khai phá, định cư và phát triển vùng đất này.
Trong quan niệm của người Tày, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi vùng đất dù nhỏ bé hay rộng lớn, đều có những vị thần cai quản về vạn vật tự nhiên, về sự sống và mọi sinh hoạt của từng gia đình cùng toàn bộ cộng đồng cư trú trên vùng đất đó. Họ tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị bởi vậy việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ; được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Chính vì thế, cùng với quá trình khai mở vùng đất họ tạo dựng cho mình một thiết chế tín ngưỡng gọi là miếu, thờ Thành Hoàng làng.
Theo lời kể của ông Hoàng Tinh Sỹ được nghe ông cha truyền lại từ nhiều đời trước thì: Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, một nhóm người Kinh thuộc dòng họ Hoàng Tinh từ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An di cư đến sinh sống tại vùng đất này. Suốt thời gian định cư và lao động sản xuất, bộ phận người Kinh này cũng nhanh chóng thích ứng, chủ động tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng với người dân bản địa. Trải qua quá trình sinh sống, giao thoa, tiếp biến văn hóa, họ đã bị đồng hóa bởi văn hóa Tày. Sau đó, họ tự nhận mình là người Tày.
Như vậy, theo nguồn sử liệu truyền miệng và những chứng cứ vật chất khai quật được ở khu vực di tích, có thể nhận định đình Bản Phố có lịch sử hình thành từ cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên. Theo các cụ cao niên dòng họ Hoàng được nghe truyền lại từ nhiều đời nay thì ngôi đình khi mới được hình thành có kiến trúc nhà gỗ, lợp mái cọ, tọa lạc trên một gò đất bằng phẳng, xung quanh là ruộng lúa.
6.2. Miếu Bản Phố
Theo lời kể của cụ cao niên và các ông: Hoàng Tinh Nguyên, Hoàng Tinh Sỹ, Hoàng Tinh Hiệp được nghe ông cha truyền lại từ nhiều đời trước thì: Miếu Bản Phố nằm cách đình Bản Phố khoảng 150m về hướng Nam. Thôn Sơn Tây (Bản Phố) xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái xưa kia chỉ là một vùng đất hoang vu rậm rạp. Cụ tổ Hoàng Tinh Lượng là một vị quan triều Nguyễn cùng bốn anh em di cư lên vùng đất Lục Yên- Tuyên Quang xưa, (cũng có thể do thời loạn chuyển giao giữa triều Lê và Nguyễn) ông đã đến lập cư tại đây. Ông được triều đình giao cho 12.000 quân trấn ải một khu vực rộng lớn từ vùng Lào Cai, Hà Giang xuống đến Lục Yên, Văn Yên (Yên Bái).
Khu vực ông ở tại xã Mai Sơn ngày nay (dân cư và quân lính) tạo nên một khu vực đông đúc dân cư - nên gọi là Bản Phố. Truyền thống lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của xã Mai Sơn gắn với lịch sử chung của đất nước, của tỉnh Yên Bái và của huyện Lục Yên nói chung đã đứng lên chặn đánh quân phương Bắc xâm lược qua nhiều triều đại như: “Triều Đường vào năm 862, quân Nguyên Mông (1279-1293), năm 1410 nhân dân các dân tộc trong xã đã được huy động cùng đứng lên nổi dậy tham gia phong trào nghĩa binh áo đỏ chống lại ách đô hộ của nhà Minh.
Mùa xuân năm 1872, quân Hán “Cờ Vàng” từ Lào Cai đánh chiếm Bảo Hà tiến công dọc vùng sông Chảy. Lực lượng dân binh các vùng châu Lục Yên đã tập trung phục kích đánh địch, trong đó có lực lượng dân binh của xã đã chặn đánh quyết liệt quân Hán cờ vàng, buộc phải rút chạy khỏi Lục Yên Châu.
Thời Tây Sơn nhân dân các dân tộc trong xã cùng các xã dọc vùng sông Chảy đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh dưới sự chỉ huy của người tù trưởng họ Hoàng”. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, trong một lần đánh trận người tù trưởng họ Hoàng và nhiều quân lính đã hi sinh cùng con ngựa quý của ông. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi ông mất nhân dân trong vùng đã tôn ông như một vị thần (Thần Bản Phố). Ông đã được nhân dân và con cháu dòng họ Hoàng xây dựng Miếu để thờ cúng.
Như vậy, Miếu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX trên khuôn viên rộng trên 2000m2, có kiến trúc đơn sơ bằng gỗ, lợp mái ngói qua thời gian miếu xưa đã bị đổ sập.
6.3. Quá trình tu bổ, tôn tạo và những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích đình và miếu Bản Phố
- Đình Bản Phố hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên và miếu Bản Phố hình thành vào đầu thế kỷ XIX, thuộc vùng đất Bản Phố, xã Lâm Trường Thượng thuộc tổng Lâm Trường Thượng, châu Lục Yên, xứ Tuyên Quang. Lúc này, đình Bản Phố có kiến trúc nhỏ, dựng bằng gỗ, lợp mái cọ, bưng vách nứa, bên trong có một ban thờ bằng gỗ để thờ Thành Hoàng làng và Sơn thần. Miếu Bản Phố xây dựng trên nền đất cao bằng phẳng ban đầu miếu được xây dựng bằng gỗ, lợp mái ngói, bên trong có một bát hương thờ ông Hoàng Tinh Lượng.
- Những năm 1945-1946, di tích được sử dụng làm nơi chính quyền địa phương vận động nhân dân tham gia ủng hộ các phong trào yêu nước, như: “Hũ gạo cứu đói”, “Nhường cơm sẻ áo”, do Chính phủ lâm thời phát động. Bên cạnh đó, tại đây còn diễn ra các lớp “bình dân học vụ” nhằm xóa mù chữ cho người dân. Từ đó, từng bước giải quyết cả “giặc đói” và diệt “giặc dốt” như yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đầu năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng và đánh mạnh ở khu vực Văn Chấn, Sơn La, Than Uyên, Lai Châu với âm mưu thâm độc nham hiểm của giặc Pháp là dựng dân để làm lá chắn, ngăn chặn tấn công của bộ đội giải phóng. Biết được ý định của địch, Đảng nhà nước trực tiếp là bộ đội đã vận động nhân dân di cư đi địa phương khác để sinh sống, thôn Hoa Thám (Mai Sơn) tiếp đón nhân dân Văn Chấn, Sơn La. Ngày 30/6/1948, Ban lãnh đạo Huyện ủy ra Chỉ thị số 01 yêu cầu các chi bộ và các ủy ban hành chính các xã thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách: Thực hiện chủ trương “Vườn không, nhà trống”, xã Mai Sơn đã tuyên truyền vận động bà con đào hầm hào, làm lán trại, vào rừng sâu để cất giấu lương thực, thực phẩm, nếu có chiến sự sẽ sơ tán người già trẻ em vào nơi an toàn, phá cầu, rào lấp đường làng, gây cản trở bộ binh địch, nhà nhà đào công sự gia đình và công sự điểm xung yếu, chủ động tiến công khi giặc vào làng…Giữ bí mật các cuộc hội nghị và thường xuyên thay đổi địa điểm họp trong giai đoạn này đình và miếu Bản Phố cũng là một địa điểm mà chính quyền và nhân dân chọn để tham gia các phong trào cách mạng của địa phương.
- Thời kỳ từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
là giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng văn hóa, trong đó thực hiện loại bỏ mê tín dị đoan. Lúc này, cả đình và miếu bị bỏ hoang.
- Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhân dân trong vùng cùng dòng họ Hoàng Tinh dựng lại hai thiết chế đình và miếu với kết cấu đơn sơ bằng cột tre, vách nứa, mái lợp cọ.
- Năm 2010, nhân dân trong vùng cùng dòng họ Hoàng Tinh tiếp tục tôn tạo lại cả hai hạng mục thuộc di tích với kiến trúc như hiện nay. Trong đó, đình Bản Phố có diện tích khoảng 12m2, miếu Bản Phố có diện tích khoảng 8m2.
7. Các nhân vật được thờ tự
7.1. Đình Bản Phố
- Đình Bản Phố tôn thờ Thành Hoàng Bản Phố - vị thần cai quản, bảo vệ vùng đất, giúp người dân khỏe mạnh, bình an đồng thời bảo vệ mùa màng và gia súc.
- Ngoài ra, đình còn thờ thần Núi, thần Suối, thờ các đời Mo đình và tả hữu quan binh văn võ.
7.2. Miếu Bản Phố
- Miếu Bản Phố thờ người tù trưởng họ Hoàng (Hoàng Tinh Lượng). Ông là người có công trong việc cùng nhân dân đánh đuổi giặc Cờ vàng, Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang bảo vệ quê hương, bờ cõi.
- Ngoài ra, miếu còn 02 con ngựa bằng đá, tương truyền đó là con ngựa của ông Hoàng Tinh Lượng cưỡi trong thời gian đánh đuổi quân xâm lược.
8. Đặc điểm của di tích di tích
- Đình và miếu Bản Phố tọa lạc tại một khu đất bằng phẳng, xung quanh là cánh đồng lúa nằm ở giữa một thung lũng, bao bọc xung quanh bởi các dãy núi đá vôi và đồi núi. Đình và miếu có lịch sử xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
- Đình và miếu Bản Phố thờ thần Hoàng làng, thờ thần núi, thần suối là tín ngưỡng bản địa có từ lâu đời, mang màu sắc văn hóa Tày - Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
- Đình và miếu Bản Phố có quy mô, kiến trúc không lớn, kết cấu kiến trúc đơn giản, phạm vi hoạt động chủ yếu trong làng xã, cụm di tích tọa lạc tại vị trí trung tâm giữa cộng đồng Bản Phố, việc thờ cúng do người trong dòng họ Hoàng Tinh chủ trì thực hiện. Điều này đảm bảo sự tôn nghiêm, tiếp nối giữa các thế hệ, các nghi thức, lễ vật thực hiện theo phương thức truyền thống của dân tộc Tày nơi đây.
- Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, di tích là một trong những địa điểm tham gia hoạt động cách mạng hiệu quả trong việc cất giấu lương thực, thực phẩm, sơ tán người già trẻ em diễn ra các cuộc họp hội nghị để bàn chiến thuật khi giặc vào làng.
- Di tích là nơi thực hành, lưu giữ, truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng một cách tự nguyện và bền vững qua nhiều thế hệ. Là nơi mỗi người dân tưởng nhớ, tri ân đối với các bậc tiền nhân có công khai sơn phá thạch, lập làng, lập xã, ký thác những mong ước, khát vọng có được sức khỏe và tài lộc, đồng thời giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống hào hùng của dân tộc, hun đúc sức mạnh đoàn kết, tình yêu thương của cộng đồng.
9. Phong tục, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của di tích
Hằng năm, các lễ cúng vẫn được diễn ra với 02 lễ chính là: mùng 3, mùng 4 tháng giêng (làm chính ở đình Bản Phố, cùng thời gian này có làm ở miếu Bản Phố) và ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch), (làm chính ở miếu Bản Phố, cùng thời gian này có làm ở đình Bản Phố). Ngoài ra, các ngày mùng 1, ngày rằm hằng tháng, các nghi lễ thờ cúng vẫn được thực hiện đều đặn. Trước năm 1960, lễ hội đình và miếu Bản Phố được tổ chức bao gồm cả phần lễ và phần hội. Sau khi phần lễ trang trọng đã được diễn ra bà con dân bản cùng nhau tổ chức phần hội gồm các trò chơi đánh quay, đẩy gậy, đá cầu,... thu hút đông đảo bà con trong vùng tham gia. Hiện nay phần hội đã không còn duy trì, chỉ còn lại phần lễ cúng có quy mô nhỏ, hẹp hơn.
9.1. Đình Bản Phố:
* Lễ cầu đình
- Tên gọi khác: Lễ đầu năm.
- Thời gian tổ chức: Ngày mùng 3-4 tháng Giêng hằng năm.
- Lễ vật: gồm thịt lợn, gà, vịt, bánh chưng, rượu, hoa quả, bánh kẹo...
- Công tác chuẩn bị: Lễ vật cúng tại đình được tuyển chọn rất kỹ càng, là những sản phẩm ngon và sạch nhất để tế lên các thần. Để có được những lễ vật cúng này, mỗi năm lợn và gà sẽ do các gia đình chọn lựa thay đổi luân phiên nhau nuôi dưỡng. Lợn cúng được nuôi từ nhỏ với chế độ ăn, uống đầy đủ sạch sẽ, không gầy cũng không quá béo. Khi mổ làm lễ trọng lượng khoảng từ 30-40kg. Gà cúng có trọng lượng vừa phải (khoảng 2kg), lông mượt, da mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc, không nhão. Vùng dưới cánh, nách có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không có mỡ. Gà chọn những con gà có mào tươi, không ủ rũ. Chọn những con có chân nhỏ, không bị gãy móng, không bị các nốt đỏ hoặc đốm lạ ở chân.
Ngoài các lễ vật chính trên thì mỗi gia đình cũng có mâm lễ riêng mang lên cúng tại đình.
- Nghi lễ: Khi các lễ vật chuẩn bị xong, đến giờ đẹp người phụ trách trông coi đình lên hương sau đó thầy Mo bắt đầu khấn bài cúng với nội dung sau:
Dạ lạy, dạ lạy, dạ lạy. Thần mời vua, mời chúa, khói hương thần đến thỉnh, khói hoa thần đến mời, hương về lọt hoa đến nơi. Hương bay như én, cuộn như rồng, hương về thoáng qua mặt, hương về thoáng qua tai. Thần về lạy đến nơi, quỳ đến đền. Vua còn ở đền quảng, ngài đứng ở đền cao, ngài còn ở đền to ngài ngự, ngài còn ở lầu hoa với nàng, ngài còn ở lầu dứa với chăng, ngài còn chơi bàn cờ xì xoạc, chơi bàn cờ ngài dừng, dừng bàn cờ ngài đi. Chân trái đi giầy da, chân phải đi giầy hoa, chân trái đi giầy da ngài đi, chân phải đi giầy hoa ngài về. Ngoảnh về nơi mùi hoa, về đến nơi mùi hoa ngoảnh về nơi mùi hoa thần thờ, về đến nơi mùi hương thần mới về hòm hoa ở giữa nhà về đến hòm hoa mới cất áo, ngài lấy ba cái chìa khóa sắt, bảy cái khóa đồng, mới lấy áo đen dài tay, lấy khăn gẫm vẫn đầu. Mời ngài xuống thuyền hoa đậu bến.
Thuyền hoa giữa sông bốn mươi chiếc thuyền hoa, sáu mươi chiếc thuyền rồng hãy vào bến hoa được an, hãy vào bến thuyền hoa được yên. Thần mời vua, mời chúa, mời tạo, mời tan, mời ngài lên thuyền hoa được an, lên thuyền hoa được mát, mỗi lần chèo đi được ba khúc sông, mối xào hoa đưa thuyền đi được ba hải lý, hãy lên đền hoa sáng nhà, hãy lên đền hoa Đại cại, mời ngài xuống thuyền hoa được an, ngài xuống đền hoa nghỉ ngơi.
Thần mời vua, mời chúa, mời tạo, mời tan hãy lên ngựa hoa được an, hãy lên ngựa đỏ được chắc, hãy cầm roi hoa về, cầm roi ngựa quất lên đền thờ, mời lên đền to nơi thờ. Không thỉnh ngài nào trước, không mời ngài nào sau.
Thỉnh đền Bản phố thần mỏ quăng, thần to ở đầu mương, thần to ở cuối suối, thần Bản phố thần mỏ quăng, các quan cộng đồng, quan tả đương niên, quan hữa đương cảnh, thần hoàng bản thổ đại vương, ngũ phương, ngũ thổ, thần linh thổ địa, giám công việc thần gốc phủ đền ngày xưa, gốc tổ khấn bản đền ngày xưa thần thỉnh. Mời ngài về thần thỉnh mời ngài lại về đình hoa giữa đồng ruộng, về đình hoa Bản phố giữa đồng, lên ban thờ lung linh, lên đền hoa sáng chói, ăn trâù thơm miệng, ăn quả cháng khẩu, uống nước chè xanh nghỉ ngơi, uống nước chè xanh lấy sức. Có việc thần tấu mang miệng đến tâu, mang đàn đến bãi yết,
(Địa chỉ............................................ công việc...............................................)
Bán lạ tan canh nay là.........................( hết năm cũ sang năm mới................
Nước không cản mắt chài, lễ không duyệt đời cổ (lễ vật..............( kim bất duyệt cổ).Cầu lấy nước lên đồng ruộng, cầu lấy cá lên đồng, búi mạ bằng cái nơm, cá chép bằng tấm dát, cầu cho dân làng được sung túc, cầu cho con trẻ được an, người già được bình yên, trẻ cho được già, già cho được già thêm, trẻ thì tươi hồng như hoa đào, già cho đầu tóc bạc phơ, xã tắc thôn, bản ấp nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, mưa thuận giáo hòa, mùa màng bội thu, ...
Nghi lễ tại đình diễn ra hết ba tuần nhang (cùng thời gian này, lễ cúng tại miếu Bản Phố cũng được thực hiện trong một tuần nhang). sau khi kết thúc nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm thầy Mo đình thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ, một phần nhỏ các lễ vật sẽ làm quà cho con cháu và dân làng mang về làm lộc, phần còn lại sẽ bày vào các mâm để cùng thụ lộc tại đình.
Kết thúc phần nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm, thầy Mo đình thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ và cùng nhau thụ lộc ngay tại đình.
- Phần hội: Hiện chưa khôi phục lại như trước kia.
* Lễ tháng bảy (âm lịch)
- Thời gian tổ chức: 15 tháng 7 (âm lịch), (cùng thời gian tổ chức tại miếu Bản Phố).
- Lễ vật: gồm có gồm xôi, gà, rượu, nước, vàng hương, hoa quả…
- Nghi lễ: Người phụ trách trông coi đình thay mặt dân làng lên hương, sau đó thầy Mo báo cáo việc dân làng tổ chức lễ rằm tháng bảy tại miếu, thỉnh mời ông thần Thành Hoàng bản thổ về chứng kiến kỳ lễ cùng dân làng.
Nghi thức được diễn ra trong một tuần hương.
9.2. Miếu Bản Phố
* Lễ đầu năm
- Thời gian tổ chức: Ngày mùng 3-4 tháng Giêng hằng năm (cùng với lễ hội tại đình Bản Phố).
- Lễ vật: xôi, gà, rượu, vàng hương, hoa quả…
- Nghi lễ: Người phụ trách trông coi miếu cũng sẽ thay mặt dân làng lên hương, sau đó thầy Mo đọc bài cúng bằng tiếng Tày có nội dung báo cáo thông tin việc dân làng đã tổ chức lễ cầu tại đình, đồng thời mời ông Hoàng Tinh Lượng về dự lễ cùng dân làng. Nghi thức được diễn ra trong một tuần hương. Nội dung bài cúng tại miếu như sau:
Dạ lạy, dạ lạy, dạ lạy mùi hương cháu đi thỉnh mùi hoa cháu đi mời. Hương về lọt hoa về đến, hương bay như én, cuộn như rồng, hương thoảng qua mặt, hương ghẽ đến tai, cháu về lạy đến nơi, quỳ đến đền. Thỉnh đại tạ văn hữa võ đại Tướng quân Hoàng Chinh Lượng (Hoàng Tinh Lượng), các quan long thần thổ địa, ngài còn ở lầu cao với nàng, ngài còn ở công việc hội nghị.
Chân trái đi giầy da, chân phải đi giầy hoa, ngoảnh về nơi mùi hương cháu thỉnh, ngoảnh về nơi mùi hoa cháu mời lên bàn hoa sáng nhà, lên bàn hương sáng chói, lên nơi tạ được an, lên nơi lành phẳng rậy mùi còn có nước chè xanh mời ngài uống nước chè nghỉ ngơi. Không thỉnh một ai chước, không thỉnh một ai sau.
Thỉnh về đại thần, Đại Tướng quân Hoàng Chinh Lượng (Hoàng Tinh Lượng), cùng các đẳng quan văn võ, cháu cẩn tấu về Việt Nam quốc Yên Bái tỉnh, Lục Yên huyện..........
Cúng gốc chủ khấn bản đền hoặc (bách gia trăm họ.......)
Lễ vật nghiêm chang thành tâm lễ mang kính dâng bản đền về cầu đến cửa, quỳ đến nơi. Cầu cho toàn tộc bản Họ Hoàng Tinh bình yên phú quý cát tường, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
* Lễ xá tội vong nhân
- Thời gian tổ chức: 15 tháng 7 (âm lịch)
- Lễ vật: gồm 1 mâm cơm có thịn lợn, gà, vịt, rượu, hoa quả, bánh kẹo, vàng hương …
- Công tác chuẩn bị:
Trước ngày diễn ra lễ chính, người phụ trách việc trông coi miếu sẽ thực hiện vệ sinh sạch sẽ ban thờ, không gian trong miếu và cử thêm một số con cháu và nhân dân đến phát dọn xung quanh miếu; chuẩn bị vật phẩm, lương thực, thực phẩm cho ngày lễ.
Các lễ vật cúng trong ngày rằm tháng 7 cũng được tuyển chọn như lễ đầu năm. Bao gồm lợn, gà, vịt ...để dâng lên các thần.
Lễ vật cúng gồm 1 mâm lễ chính với đầy đủ các loại thức ăn đã sắp sẵn lên đĩa và 1 mâm bày bánh kẹo, hoa quả... Mâm chính sẽ đặt ở giữa và đặt ở bên dưới, 1 mâm hoa quả bánh kẹo sẽ được đặt ở bên trên
- Nghi lễ: Thầy Mo thay mặt cho dòng họ và dân làng làm lễ cầu cúng, nghi lễ được diễn ra trong 03 tuần nhang. Nội dung bài cúng như sau:
Cung thỉnh, đại thần đại tướng quân Bản phố cùng đẳng quan văn võ, thư thỉnh chư binh tọa vị trước thỉnh các quan, thứ thỉnh chưa binh tọa vị an bài, có linh thì tọa giáng bản miếu, theo mùi hương khói tọa xin mau về hoặc còn phẳng phất nơi đâu vui trên chiến trận bạn bè xa xôi, hoặc còn cách trở hiểm nguy, đi mây về gió về đây chứng giám.
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 âm lịch, hằng năm con cháu làm lễ chi ân, lễ mọn lòng thành kính dâng bản miếu, phù hộ cho toàn tộc, bản họ qia quyến bình yên nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.
Cát nhật đương thời, nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu mang miệng đến tâu mang đầu đến bái yết…Độ cho xuân, hạ, thu, đông đầu năm chi giữa, cuối năm chi cuối tháng thuận ngày ngâu, phong thuận vũ đều tai qua nạn khỏi, trên tướng độ, dưới quan thương, vuốt ve che trở cho…
Xin tướng độ ban lộc âm tiếp lộc dương, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho tươi như lá đẹp như hoa, phúc lộc tề gia, tiền tài mang tới, vạn sự mán đắc việc gia chung thuận bề tốt đẹp, cho chốn cửa quan rộng đường đi tới, đa lội đường về công thành danh toại, điều lành mang đến điều dữ mang đi, xin các quan cứu âm độ dương cửu đường lộ chợ, vuốt ve che chở cải huy vu cát, cải họa vi tường, nẩy mực cầm cân thượng phê chữ đỏ, hạ bỏ chữ đen cho chăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới kính, xin quan ban danh ban diện, bàn quyền, ban quý, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự như ý.
Kết thúc phần nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm, thầy Mo thay mặt nhân dân xin tạ, hạ lễ và cùng nhau thụ lộc ngay tại miếu.
- Phần hội: Hiện chưa khôi phục lại như trước kia.
Di tích đình miếu Bản Phố được khởi dựng trong khoảng từ khoảng cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất châu Thu xưa và huyện Lục Yên ngày nay, đặc biệt gắn với quá trình chiêu dân “khai sơn, phá thạch” và đã trở thành những dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển tín ngưỡng dân gian của cộng đồng dân tộc Tày. Đình và miếu Bản Phố còn là sản phẩm văn hóa vật chất ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng như đời sống tâm linh của người dân Mai Sơn và vùng châu Lục Yên từ xưa đến nay; chứa đựng giá trị văn hóa, tín ngưỡng bản địa trên cơ sơ kế thừa giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đình Cầu A, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (21/02/2025)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đình Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (11/12/2024)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
(05/11/2024)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Lương Nham, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (15/10/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình Đôn Giáo, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (30/08/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Làng Vải, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (17/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa đền Đôi Cô, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/06/2024)
- Di tích lịch sử văn hóa Đình và Đền Tân Hợp, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (05/04/2024)
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trái Đó, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (03/04/2024)
Xem thêm »