Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa: vùng cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) đạt trên 3.000 ha/ tổng diện tích theo Đề án là 4.000 ha.
Giống cam Vinh trồng ở huyện Lục Yên mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Hiện, toàn tỉnh có trên 7.800 ha cây ăn quả, sản lượng quả các loại đạt trên 30.000 tấn/năm. Riêng năm 2017, sản lượng ước đạt 32.213 tấn, tăng 5.993 tấn so với năm 2015; trong đó, sản lượng cây ăn quả có múi đạt trên 12.200 tấn, tăng trên 4.380 tấn so với năm 2015.
Chăn nuôi thủy sản đã triển khai các dự án, đề tài khoa học nghiên cứu các đối tượng giống mới như: nuôi thương phẩm cá tầm, cá trắm đen, cá lăng đen, cá trôi trắng Việt Nam, nuôi cá bỗng sinh sản...
Cùng với nuôi cá ao, cá ruộng, nuôi cá lồng đã phát triển trên các sông, suối lớn như: sông Hồng, sông Chảy, hồ Thác Bà, đầm Vân Hội và một số hồ thủy lợi khác. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 2.250 ha; có trên 1.300 lồng cá.
Tỉnh cũng đã xác định được một số cây trồng để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có hiệu quả kinh tế cao: vùng quế trên 66.000 ha; vùng tre măng Bát độ 3.700 ha; vùng trồng sơn tra trên 5.000 ha…
944 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa: vùng cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) đạt trên 3.000 ha/ tổng diện tích theo Đề án là 4.000 ha.Hiện, toàn tỉnh có trên 7.800 ha cây ăn quả, sản lượng quả các loại đạt trên 30.000 tấn/năm. Riêng năm 2017, sản lượng ước đạt 32.213 tấn, tăng 5.993 tấn so với năm 2015; trong đó, sản lượng cây ăn quả có múi đạt trên 12.200 tấn, tăng trên 4.380 tấn so với năm 2015.
Chăn nuôi thủy sản đã triển khai các dự án, đề tài khoa học nghiên cứu các đối tượng giống mới như: nuôi thương phẩm cá tầm, cá trắm đen, cá lăng đen, cá trôi trắng Việt Nam, nuôi cá bỗng sinh sản...
Cùng với nuôi cá ao, cá ruộng, nuôi cá lồng đã phát triển trên các sông, suối lớn như: sông Hồng, sông Chảy, hồ Thác Bà, đầm Vân Hội và một số hồ thủy lợi khác. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 2.250 ha; có trên 1.300 lồng cá.
Tỉnh cũng đã xác định được một số cây trồng để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có hiệu quả kinh tế cao: vùng quế trên 66.000 ha; vùng tre măng Bát độ 3.700 ha; vùng trồng sơn tra trên 5.000 ha…