"Xác định bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) có ý nghĩa thiết thực với phụ nữ, góp phần ổn định cuộc sống cho chị em. Do vậy, nhiều năm qua, Hội Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với BHXH tỉnh có nhiều hoạt động tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT tới cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong toàn tỉnh để chị em nắm được thông tin về BHXH, BHYT từ đó có ý thức tự giác tham gia” - bà Phạm Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phụ nữ tỉnh cho biết.
Hội viên Hội Phụ nữ phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tham gia đối thoại về chính sách BHXH, BHYT.
Năm 2017, tại 9/9 huyện, thị, thành phố, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với BHXH các cấp tổ chức 17 cuộc tuyên truyền về BHXH, BHYT cho trên 1.130 cán bộ chủ chốt cơ sở để tuyên truyền đến hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 80% hội viên, phụ nữ tham gia BHYT.
Với địa bàn thành phố, Hội đã tổ chức các buổi đối thoại để chị em tìm hiểu thêm thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; nội dung cơ bản của Luật BHXH năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; đặc biệt là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của phụ nữ như: chế độ thai sản, ốm đau, tử tuất, khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, tham gia BHYT theo hộ gia đình, BHXH tự nguyện.
Trong đó, BHXH, BHYT góp phần trợ giúp chị em khi thai sản được nghỉ đi khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động; được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại buổi đối thoại các chị em cũng đưa ra nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến một số vấn đề như: quyền lợi, trách nhiệm, thủ tục tham gia, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; những khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT, chuyển tuyến điều trị; BHYT đối với cán bộ bán chuyên trách… Những vấn đề đó đều đã được giải đáp cụ thể, rõ ràng, đồng thời, các đại biểu cũng được cung cấp thêm thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Chị Nguyễn Thị Hưng ở tổ Nam Thọ, phường Nam Cường chia sẻ: "Tôi tham gia buổi đối thoại để hiểu hơn về Luật BHXH, BHYT. Tôi cũng thấy BHXH, BHYT rất thiết thực với gia đình. Bởi gia đình tôi là một hộ nghèo, chồng đau ốm liên miên, rất may gia đình tôi được cấp BHYT miễn phí, nên việc khám chữa bệnh của chồng tôi cũng bớt khó khăn. Tôi mong tất cả mọi người đều hiểu về lợi ích của BHXH, BHYT để cùng tham gia, góp phần chia sẻ khó khăn với nhau và toàn xã hội”.
Những buổi tuyên truyền, đối thoại trực tiếp của các cấp hội phụ nữ về chính sách BHXH, BHYT đã giúp hội viên hiểu hơn, thống nhất, đồng thuận, tin tưởng vào chính sách đầy tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng của BHXH, BHYT. Từ đó, có ý thức tự giác tham gia, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, hướng tới mục tiêu chung là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở mức cao nhất.
784 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
"Xác định bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) có ý nghĩa thiết thực với phụ nữ, góp phần ổn định cuộc sống cho chị em. Do vậy, nhiều năm qua, Hội Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với BHXH tỉnh có nhiều hoạt động tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT tới cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong toàn tỉnh để chị em nắm được thông tin về BHXH, BHYT từ đó có ý thức tự giác tham gia” - bà Phạm Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phụ nữ tỉnh cho biết.Năm 2017, tại 9/9 huyện, thị, thành phố, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với BHXH các cấp tổ chức 17 cuộc tuyên truyền về BHXH, BHYT cho trên 1.130 cán bộ chủ chốt cơ sở để tuyên truyền đến hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 80% hội viên, phụ nữ tham gia BHYT.
Với địa bàn thành phố, Hội đã tổ chức các buổi đối thoại để chị em tìm hiểu thêm thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; nội dung cơ bản của Luật BHXH năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; đặc biệt là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của phụ nữ như: chế độ thai sản, ốm đau, tử tuất, khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, tham gia BHYT theo hộ gia đình, BHXH tự nguyện.
Trong đó, BHXH, BHYT góp phần trợ giúp chị em khi thai sản được nghỉ đi khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận phần trợ cấp do giảm khả năng lao động; được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại buổi đối thoại các chị em cũng đưa ra nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến một số vấn đề như: quyền lợi, trách nhiệm, thủ tục tham gia, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; những khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT, chuyển tuyến điều trị; BHYT đối với cán bộ bán chuyên trách… Những vấn đề đó đều đã được giải đáp cụ thể, rõ ràng, đồng thời, các đại biểu cũng được cung cấp thêm thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Chị Nguyễn Thị Hưng ở tổ Nam Thọ, phường Nam Cường chia sẻ: "Tôi tham gia buổi đối thoại để hiểu hơn về Luật BHXH, BHYT. Tôi cũng thấy BHXH, BHYT rất thiết thực với gia đình. Bởi gia đình tôi là một hộ nghèo, chồng đau ốm liên miên, rất may gia đình tôi được cấp BHYT miễn phí, nên việc khám chữa bệnh của chồng tôi cũng bớt khó khăn. Tôi mong tất cả mọi người đều hiểu về lợi ích của BHXH, BHYT để cùng tham gia, góp phần chia sẻ khó khăn với nhau và toàn xã hội”.
Những buổi tuyên truyền, đối thoại trực tiếp của các cấp hội phụ nữ về chính sách BHXH, BHYT đã giúp hội viên hiểu hơn, thống nhất, đồng thuận, tin tưởng vào chính sách đầy tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng của BHXH, BHYT. Từ đó, có ý thức tự giác tham gia, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, hướng tới mục tiêu chung là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở mức cao nhất.