Yên Bái phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Khai thác và chế biến đá trắng ở Lục Yên.
Theo quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Yên Bái đã lập quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn với 189 khu vực; trong đó, 12 khu vực khai thác tận thu, 53 khu vực mới, 124 khu vực chuyển tiếp (đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản).
Về phân loại theo nhóm: than 7 khu vực; quặng sắt 40 khu vực; quặng chì - kẽm 12 khu vực; quặng vàng 4 khu vực; felspat - granit bán phong hóa 6 khu vực; kaolin 4 khu vực, barit 1 khu vực; graphit 1 khu vực; đá vôi trắng, đá hoa 1 khu vực; đá quý, đá bán quý 7 khu vực; thạch anh 3 khu vực; sét làm gạch 12 khu vực; cát, sỏi 46 khu vực; đá làm vật liệu xây dựng thông thường 44 khu vực và đất san lấp 1 khu vực.
Về định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh Yên Bái tiếp tục thăm dò, thăm dò nâng cấp các khu vực khoáng sản có triển vọng để tiến tới khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: quặng chì - kẽm tại huyện Mù Cang Chải, quặng sắt tại Lục Yên, Văn Yên, đá vôi trắng tại Lục Yên, đá vật liệu xây dựng thông thường tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; tận dụng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước) để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
Cùng với đó, tỉnh xác định các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm khoáng sản. Tập trung đầu tư một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh như đá vôi trắng, đá vật liệu xây dựng…
Việc khai thác cát, sỏi chỉ tính toán nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, không nâng công suất và mở rộng diện tích các khu vực đã cấp. Đối với các mỏ khoáng sản chất lượng cao ưu tiên cung cấp nguyên liệu dành cho sản xuất trong nước. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng trong nước.
Tăng cường chế biến sâu khoáng sản để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các nhà máy luyện gang thép, luyện kim loại màu để triển khai sản xuất giai đoạn 2016 - 2020; ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại, chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong quá trình thăm dò, chế biến và khai thác khoáng sản.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; đến năm 2030 đạt trên 4.880 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Ông Hồ Đức Hợp - Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho biết, để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra 8 nhóm giải pháp: giải pháp về chính sách trong khai thác, chế biến khoáng sản, chính sách về tài chính; giải pháp về quản lý tài nguyên; giải pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, về đất đai, chuyển đổi rừng tự nhiên; giải pháp về khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế; liên kết, hợp tác phát triển ngành, lĩnh vực; giải pháp về cơ sở hạ tầng; giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư; giải pháp về bảo vệ quyền lợi người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
Cùng đó, việc quản lý đảm bảo môi trường đối với các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng được Yên Bái đặc biệt quan tâm.
Tỉnh giao cho các sở, ngành liên quan thẩm định các nội dung về bảo vệ môi trường nhằm chọn lọc, loại bỏ những dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn thẩm định cấp chủ trương đầu tư dự án.
Đặc biệt, chú trọng thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; trong đó, yêu cầu chủ dự án đầu tư công trình bảo vệ môi trường và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường để xử lý chất thải, phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của dự án khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
881 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Yên Bái phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.Theo quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Yên Bái đã lập quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn với 189 khu vực; trong đó, 12 khu vực khai thác tận thu, 53 khu vực mới, 124 khu vực chuyển tiếp (đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản).
Về phân loại theo nhóm: than 7 khu vực; quặng sắt 40 khu vực; quặng chì - kẽm 12 khu vực; quặng vàng 4 khu vực; felspat - granit bán phong hóa 6 khu vực; kaolin 4 khu vực, barit 1 khu vực; graphit 1 khu vực; đá vôi trắng, đá hoa 1 khu vực; đá quý, đá bán quý 7 khu vực; thạch anh 3 khu vực; sét làm gạch 12 khu vực; cát, sỏi 46 khu vực; đá làm vật liệu xây dựng thông thường 44 khu vực và đất san lấp 1 khu vực.
Về định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh Yên Bái tiếp tục thăm dò, thăm dò nâng cấp các khu vực khoáng sản có triển vọng để tiến tới khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: quặng chì - kẽm tại huyện Mù Cang Chải, quặng sắt tại Lục Yên, Văn Yên, đá vôi trắng tại Lục Yên, đá vật liệu xây dựng thông thường tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; tận dụng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước) để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
Cùng với đó, tỉnh xác định các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm khoáng sản. Tập trung đầu tư một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn, nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh như đá vôi trắng, đá vật liệu xây dựng…
Việc khai thác cát, sỏi chỉ tính toán nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, không nâng công suất và mở rộng diện tích các khu vực đã cấp. Đối với các mỏ khoáng sản chất lượng cao ưu tiên cung cấp nguyên liệu dành cho sản xuất trong nước. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng trong nước.
Tăng cường chế biến sâu khoáng sản để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các nhà máy luyện gang thép, luyện kim loại màu để triển khai sản xuất giai đoạn 2016 - 2020; ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại, chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong quá trình thăm dò, chế biến và khai thác khoáng sản.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; đến năm 2030 đạt trên 4.880 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Ông Hồ Đức Hợp - Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho biết, để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh đã đề ra 8 nhóm giải pháp: giải pháp về chính sách trong khai thác, chế biến khoáng sản, chính sách về tài chính; giải pháp về quản lý tài nguyên; giải pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, về đất đai, chuyển đổi rừng tự nhiên; giải pháp về khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế; liên kết, hợp tác phát triển ngành, lĩnh vực; giải pháp về cơ sở hạ tầng; giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư; giải pháp về bảo vệ quyền lợi người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
Cùng đó, việc quản lý đảm bảo môi trường đối với các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng được Yên Bái đặc biệt quan tâm.
Tỉnh giao cho các sở, ngành liên quan thẩm định các nội dung về bảo vệ môi trường nhằm chọn lọc, loại bỏ những dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn thẩm định cấp chủ trương đầu tư dự án.
Đặc biệt, chú trọng thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; trong đó, yêu cầu chủ dự án đầu tư công trình bảo vệ môi trường và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường để xử lý chất thải, phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của dự án khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.