Với trên 4.685 ha chè, huyện Văn Chấn là vùng chè lớn nhất của Yên Bái. Với mục tiêu đưa sản xuất, kinh doanh chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, Văn Chấn đã chú trọng việc cải tạo thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới. Sản lượng chè chế biến năm 2017 đạt trên 18.000 tấn chè thành phẩm, giá trị trên 550 tỷ đồng.
Nông dân huyện Văn Chấn thu hái chè.
Văn Chấn là huyện có diện tích, sản lượng chè cũng như cơ sở chế biến chè lớn nhất tỉnh. Hiện, toàn huyện có trên 4.685 ha chè, trong đó chè vùng thấp 3.385 ha được trồng bằng các giống chè trung du, chè lai, chè nhập nội có năng suất cao, sản phẩm phục vụ chủ yếu cho chế biến chè đen.
Vùng cao và các xã thượng huyện có 1.300 ha được trồng chủ yếu bằng giống chè Shan phục vụ cho chế biến chè xanh.Cây chè giải quyết việc làm cho gần 5 vạn lao động, tương đương với hơn một nửa số dân của huyện. Để nâng cao năng suất, chất lượng vùng chè, những năm qua, huyện Văn Chấn chú trọng cải tạo thay thế giống chè cũ bằng các giống mới. Trong giai đoạn 2011 - 2017, huyện đã trồng mới, trồng cải tạo trên 2.160 ha.
Trong đó, ở các xã thị trấn vùng thấp đã trồng cải tạo được 1.705 ha bằng giống chè lai LDP2; trồng mới và cải tạo được 455 ha chè ở các xã vùng cao và thượng huyện bằng giống chè Shan. Việc thay thế chè giống mới là cuộc cách mạng đối với cây chè ở đây. Từ đó, đã xuất hiện những nương chè cho năng suất trên 20 tấn/ha.
Gia đình bà Lương Thị Tuyền ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ có 3.000 m2 chè cho biết: "So với chè trung du già cỗi thì chè lai cho giá trị cao hơn. Trước đây, mỗi lứa chè chỉ thu hái được 1,7 tạ, giờ thì 1 lứa hái được 6 - 7 tạ, gia đình tôi thu về hàng chục triệu đồng”.
Nhờ đẩy mạnh trồng và cải tạo chè, đến nay Văn Chấn đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung cho năng suất cao từ 20 - 25 tấn/ha tập trung ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến trên địa bàn với tổng sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện đã hình thành được 143 nhóm hộ VietGAP với tổng diện tích khoảng 2.000 ha.
Thông qua việc định hướng cho người trồng chè tiếp cận với quy trình và các tiêu chí của việc sản xuất chè VietGAP đã giúp các hộ có những thay đổi về nhận thức trong chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm chè búp tươi, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè. Bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu, huyện cũng đẩy mạnh công nghệ chế biến chè.
Hiện nay, huyện có 70 cơ sở chế biến chè có công suất trên 1 tấn chè búp tươi/ngày và có trên 140 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Sản lượng chè chế biến năm 2017 đạt trên 18.000 tấn thành phẩm, giá trị trên 550 tỷ đồng. Cơ cấu sản phẩm chè xanh chiếm khoảng 13,5%, chè đen chiếm 86,5%.
Đối với các cơ sở chế biến chè đen tập trung nâng cao chất lượng bằng thay đổi công nghệ chế biến, thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Rainforest Alliance ở Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ, chứng nhận vùng chè an toàn với biểu tượng con ếch xanh toàn cầu của Công ty TNHH Chè Bình Thuận… Đối với các cơ sở chế biến chè xanh bằng nguồn nguyên liệu chè Shan thì tập trung sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu chè Suối Giàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Để nâng cao chất lượng, giá trị và đảm bảo liên kết trong sản xuất, chế biến chè, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả đề án phát triển chè Shan vùng cao, tiếp tục trồng cải tạo chè ở vùng thấp để hình thành vùng sản xuất tập trung, tăng cường áp dụng và mở rộng diện tích chè VietGAP, chè hữu cơ.
Huyện cũng sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, chế biến chè theo quy hoạch vùng nguyên liệu, lấy đổi mới thiết bị làm khâu đột phá, áp dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị. Chấn chỉnh tình trạng phát triển các cơ sở chế biến chè không đảm bảo yêu cầu về công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát các cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chuẩn Việt Nam trong chế biến chè, kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất ra sản phẩm chè kém chất lượng.
Đẩy mạnh liên kết "4 nhà” trong sản xuất chế biến kinh doanh chè và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với vùng nguyên liệu bằng tăng cường liên kết với người sản xuất như: cung ứng trước phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng hệ thống giao thông, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng chè, gắn sản xuất chè vùng cao với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Với những giải pháp, hướng đi đó, sẽ góp phần nâng cao chất lượng chè góp phần nâng cao thu nhập cho người làm chè.
844 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với trên 4.685 ha chè, huyện Văn Chấn là vùng chè lớn nhất của Yên Bái. Với mục tiêu đưa sản xuất, kinh doanh chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, Văn Chấn đã chú trọng việc cải tạo thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới. Sản lượng chè chế biến năm 2017 đạt trên 18.000 tấn chè thành phẩm, giá trị trên 550 tỷ đồng.Văn Chấn là huyện có diện tích, sản lượng chè cũng như cơ sở chế biến chè lớn nhất tỉnh. Hiện, toàn huyện có trên 4.685 ha chè, trong đó chè vùng thấp 3.385 ha được trồng bằng các giống chè trung du, chè lai, chè nhập nội có năng suất cao, sản phẩm phục vụ chủ yếu cho chế biến chè đen.
Vùng cao và các xã thượng huyện có 1.300 ha được trồng chủ yếu bằng giống chè Shan phục vụ cho chế biến chè xanh.Cây chè giải quyết việc làm cho gần 5 vạn lao động, tương đương với hơn một nửa số dân của huyện. Để nâng cao năng suất, chất lượng vùng chè, những năm qua, huyện Văn Chấn chú trọng cải tạo thay thế giống chè cũ bằng các giống mới. Trong giai đoạn 2011 - 2017, huyện đã trồng mới, trồng cải tạo trên 2.160 ha.
Trong đó, ở các xã thị trấn vùng thấp đã trồng cải tạo được 1.705 ha bằng giống chè lai LDP2; trồng mới và cải tạo được 455 ha chè ở các xã vùng cao và thượng huyện bằng giống chè Shan. Việc thay thế chè giống mới là cuộc cách mạng đối với cây chè ở đây. Từ đó, đã xuất hiện những nương chè cho năng suất trên 20 tấn/ha.
Gia đình bà Lương Thị Tuyền ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ có 3.000 m2 chè cho biết: "So với chè trung du già cỗi thì chè lai cho giá trị cao hơn. Trước đây, mỗi lứa chè chỉ thu hái được 1,7 tạ, giờ thì 1 lứa hái được 6 - 7 tạ, gia đình tôi thu về hàng chục triệu đồng”.
Nhờ đẩy mạnh trồng và cải tạo chè, đến nay Văn Chấn đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung cho năng suất cao từ 20 - 25 tấn/ha tập trung ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến trên địa bàn với tổng sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện đã hình thành được 143 nhóm hộ VietGAP với tổng diện tích khoảng 2.000 ha.
Thông qua việc định hướng cho người trồng chè tiếp cận với quy trình và các tiêu chí của việc sản xuất chè VietGAP đã giúp các hộ có những thay đổi về nhận thức trong chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm chè búp tươi, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè. Bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu, huyện cũng đẩy mạnh công nghệ chế biến chè.
Hiện nay, huyện có 70 cơ sở chế biến chè có công suất trên 1 tấn chè búp tươi/ngày và có trên 140 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Sản lượng chè chế biến năm 2017 đạt trên 18.000 tấn thành phẩm, giá trị trên 550 tỷ đồng. Cơ cấu sản phẩm chè xanh chiếm khoảng 13,5%, chè đen chiếm 86,5%.
Đối với các cơ sở chế biến chè đen tập trung nâng cao chất lượng bằng thay đổi công nghệ chế biến, thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Rainforest Alliance ở Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ, chứng nhận vùng chè an toàn với biểu tượng con ếch xanh toàn cầu của Công ty TNHH Chè Bình Thuận… Đối với các cơ sở chế biến chè xanh bằng nguồn nguyên liệu chè Shan thì tập trung sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu chè Suối Giàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Để nâng cao chất lượng, giá trị và đảm bảo liên kết trong sản xuất, chế biến chè, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả đề án phát triển chè Shan vùng cao, tiếp tục trồng cải tạo chè ở vùng thấp để hình thành vùng sản xuất tập trung, tăng cường áp dụng và mở rộng diện tích chè VietGAP, chè hữu cơ.
Huyện cũng sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, chế biến chè theo quy hoạch vùng nguyên liệu, lấy đổi mới thiết bị làm khâu đột phá, áp dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị. Chấn chỉnh tình trạng phát triển các cơ sở chế biến chè không đảm bảo yêu cầu về công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát các cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chuẩn Việt Nam trong chế biến chè, kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất ra sản phẩm chè kém chất lượng.
Đẩy mạnh liên kết "4 nhà” trong sản xuất chế biến kinh doanh chè và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với vùng nguyên liệu bằng tăng cường liên kết với người sản xuất như: cung ứng trước phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng hệ thống giao thông, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng chè, gắn sản xuất chè vùng cao với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Với những giải pháp, hướng đi đó, sẽ góp phần nâng cao chất lượng chè góp phần nâng cao thu nhập cho người làm chè.