CTTĐT - Kể từ 1/5/2018, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành như: Chính sách Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng của tỉnh; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Tăng mức phạt tiền trong lĩnh lĩnh vực kế toán…
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
1. Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng
Tại kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng.
Theo Nghị quyết này, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp xã; Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Người làm việc trong biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội, các quỹ.
Điều kiện áp dụng là trong quá trình các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng quy định tại khoản 2 điều này có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Mức hỗ trợ đối với các đối tượng thôi việc theo nguyện vọng quy định tại Khoản 2 Điều này, ngoài được hưởng các chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật còn được tỉnh hỗ trợ một lần với mức 500.000 đồng/1 tháng làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc ngoài tỉnh). Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/người.
Thời gian thực hiện chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 1/5/2018 đến hết ngày 31/12/2020.
2. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
Tại Kỳ họp HĐND tỉnh Yên Bái lần thứ 9 (kỳ họp chuyên đề) khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ trong “Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 30a, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chưong trình 135; các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 là: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư, trong đó: ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án.
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện thông qua các dự án do cộng đồng đề xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cộng đồng có thể là nhóm hộ, tổ nhóm họp tác do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện hoặc thôn, bản, được UBND cấp xã chứng thực (trong đó tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ, nhóm họp tác tối đa là 30%). Người đại diện của cộng đồng là tổ trưởng, trưởng nhóm do các thành viên cộng đồng bầu ra. Hộ không nghèo tham gia dự án là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi do cộng đồng đề xuất.
Nghị quyết cũng quy định, đối với dự án trồng trọt, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với mức hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án chăn nuôi sẽ được hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất. Cụ thể, dự án chăn nuôi gia súc được hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng/dự án. Dự án chăn nuôi gia cầm hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án lâm nghiệp hộ nghèo sẽ được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án. Dự án nuôi trồng thủy sản sẽ được hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh bắt tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án kết hợp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án. Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ với mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.
Bên cạnh đó, hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đặc biệt hộ nghèo có ít nhất một thành viên đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Hộ nghèo có ít nhất 2 thành viên trong hộ là người dân tộc rất ít người hoặc là người dân tộc Phù Lá chưa có phương tiện nghe-xem đang sinh sồng tại khu vực có điện sinh hoạt với mức hỗ trợ radio không quá 0,7 triệu đồng/bộ/hộ; Ti vi màu cỡ 32 inch không quá 5 triệu đồng/bộ/hộ.
Việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo Nghị quyết sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.
3. Ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tại kỳ họp thứ 9 (chuyên đề), HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái về ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.
Cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái, sửa đổi, bổ sung khoản 7 về lệ phí đăng ký kinh doanh như sau:
Đối tượng nộp lệ phí là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
Cơ quan thu lệ phí là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
Không áp dụng thu lệ phí đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh thay đổi, bổ sung thông tin về số điện thoại, fax, email, website, địa chỉ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh do thay đổi về địa giới hành chính, địa chỉ của cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh; Bổ sung thông tin khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh mà không thay đổi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Mức thu lệ phí đối với việc cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã là 25.000 đồng/lần; cấp mới, cấp lại thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã là 50.000 đồng/lần; Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã là 100.000 đồng/lần.
Cơ quan thu lệ phí nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
4. Tăng mức phạt tiền trong lĩnh lĩnh vực kế toán lên đến 100 triệu đồng từ ngày 01/5/2018
Đây là nội dung mới được sửa đổi theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, một nội dung nữa đáng lưu ý trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP đó là thay đổi về thời hạn tước quyền sử dụng các giấy chứng nhận trong một số trường hợp. Cụ thể:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng.
5. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN
Theo Thông tư 04/2018/TT-BCT, các mặt hàng muối và trứng đáp ứng được các điều kiện sau đây thì sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
- Có xuất xứ từ các nước ASEAN;
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;
- Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem cụ thể mã số hàng hóa của mặt hàng muối và trứng gia cầm tại Thông tư 04/2018/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 17/5/2018.
6. Hướng dẫn thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới
Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa đã được làm thủ tục xuất cảnh được thực hiện tại Ba-ri-e kiểm soát số 1.
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Tại Ba-ri-e số 1: Kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện vào lãnh thổ Việt Nam;
- Tại Ba-ri-e số 2: Kiểm tra giấy tờ nhập cảnh của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa sau khi làm xong các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Nội dung trên căn cứ vào Thông tư 44/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2016/TT-BQP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
1977 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Kể từ 1/5/2018, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành như: Chính sách Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng của tỉnh; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Tăng mức phạt tiền trong lĩnh lĩnh vực kế toán… 1. Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng
Tại kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng.
Theo Nghị quyết này, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp xã; Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Người làm việc trong biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội, các quỹ.
Điều kiện áp dụng là trong quá trình các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng quy định tại khoản 2 điều này có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Mức hỗ trợ đối với các đối tượng thôi việc theo nguyện vọng quy định tại Khoản 2 Điều này, ngoài được hưởng các chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật còn được tỉnh hỗ trợ một lần với mức 500.000 đồng/1 tháng làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc ngoài tỉnh). Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/người.
Thời gian thực hiện chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 1/5/2018 đến hết ngày 31/12/2020.
2. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
Tại Kỳ họp HĐND tỉnh Yên Bái lần thứ 9 (kỳ họp chuyên đề) khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ trong “Dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 30a, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chưong trình 135; các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 là: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư, trong đó: ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án.
Việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện thông qua các dự án do cộng đồng đề xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cộng đồng có thể là nhóm hộ, tổ nhóm họp tác do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện hoặc thôn, bản, được UBND cấp xã chứng thực (trong đó tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ, nhóm họp tác tối đa là 30%). Người đại diện của cộng đồng là tổ trưởng, trưởng nhóm do các thành viên cộng đồng bầu ra. Hộ không nghèo tham gia dự án là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi do cộng đồng đề xuất.
Nghị quyết cũng quy định, đối với dự án trồng trọt, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với mức hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án chăn nuôi sẽ được hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất. Cụ thể, dự án chăn nuôi gia súc được hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng/dự án. Dự án chăn nuôi gia cầm hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án lâm nghiệp hộ nghèo sẽ được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án. Dự án nuôi trồng thủy sản sẽ được hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh bắt tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án.
Đối với dự án kết hợp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án. Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ với mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.
Bên cạnh đó, hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đặc biệt hộ nghèo có ít nhất một thành viên đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Hộ nghèo có ít nhất 2 thành viên trong hộ là người dân tộc rất ít người hoặc là người dân tộc Phù Lá chưa có phương tiện nghe-xem đang sinh sồng tại khu vực có điện sinh hoạt với mức hỗ trợ radio không quá 0,7 triệu đồng/bộ/hộ; Ti vi màu cỡ 32 inch không quá 5 triệu đồng/bộ/hộ.
Việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo theo Nghị quyết sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.
3. Ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tại kỳ họp thứ 9 (chuyên đề), HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái về ban hành một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.
Cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái, sửa đổi, bổ sung khoản 7 về lệ phí đăng ký kinh doanh như sau:
Đối tượng nộp lệ phí là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
Cơ quan thu lệ phí là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
Không áp dụng thu lệ phí đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh thay đổi, bổ sung thông tin về số điện thoại, fax, email, website, địa chỉ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh do thay đổi về địa giới hành chính, địa chỉ của cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh; Bổ sung thông tin khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh mà không thay đổi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Mức thu lệ phí đối với việc cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã là 25.000 đồng/lần; cấp mới, cấp lại thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã là 50.000 đồng/lần; Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã là 100.000 đồng/lần.
Cơ quan thu lệ phí nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
4. Tăng mức phạt tiền trong lĩnh lĩnh vực kế toán lên đến 100 triệu đồng từ ngày 01/5/2018
Đây là nội dung mới được sửa đổi theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, một nội dung nữa đáng lưu ý trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP đó là thay đổi về thời hạn tước quyền sử dụng các giấy chứng nhận trong một số trường hợp. Cụ thể:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng.
5. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN
Theo Thông tư 04/2018/TT-Bộ Chính trị, các mặt hàng muối và trứng đáp ứng được các điều kiện sau đây thì sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
- Có xuất xứ từ các nước ASEAN;
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;
- Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem cụ thể mã số hàng hóa của mặt hàng muối và trứng gia cầm tại Thông tư 04/2018/TT-Bộ Chính trị, có hiệu lực từ ngày 17/5/2018.
6. Hướng dẫn thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới
Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa đã được làm thủ tục xuất cảnh được thực hiện tại Ba-ri-e kiểm soát số 1.
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Tại Ba-ri-e số 1: Kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện vào lãnh thổ Việt Nam;
- Tại Ba-ri-e số 2: Kiểm tra giấy tờ nhập cảnh của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa sau khi làm xong các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Nội dung trên căn cứ vào Thông tư 44/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2016/TT-BQP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.