CTTĐT - Lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên xuất hiện từ lâu, trở thành một nét đẹp truyền thống trong phong tục tập quán của đồng bào Dao nơi đây. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian lễ hội Cầu mùa đã có quãng thời gian dài bị lãng quên, từ năm 2015 xã Khai Trung đã khôi phục lại lễ hội.
Đình làng- nơi làm lễ Cầu mùa
Xã Khai Trung cách thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên khoảng 18 km, với trên 180 hộ sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào người Dao đỏ với 169 hộ.
Cũng giống như các dân tộc khác, người Dao đỏ có nhiều phong tục tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của dân tộc mình, trong đó có lễ hội Cầu mùa vào dịp đầu năm mới. Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian đã bị mai một nhưng những năm gần đây lễ Cầu mùa đã được khôi phục lại và thường được tổ chức vào mùng 3, mùng 4 tết âm lịch để cầu cho mọi người trong làng luôn khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, người dân phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết.
Để tổ chức lễ hội Cầu mùa mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như gạo, rượu trắng, lợn, gà, tất cả các sản vật phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó tập trung tại ngôi đình trong thôn để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng là những người đã được cấp sắc và thầy cúng sẽ phụ trách việc thờ cúng, phụ nữ thì nấu ăn, thanh niên trai tráng thì giết lợn, mổ gà. Ông Phùng Văn Doanh - Phó Chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: “Trước đó UBND xã đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảm lễ hội được diễn ra an toàn, tiết kiệm.”
Trước khi tiến hành làm lễ ở Đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến Đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh.
Song song với việc các thầy cúng làm lễ cúng tại Đình làng thì phần hội cũng được tổ chức để bà con dân làng trong thôn, bản vui chơi với các trò chơi thể thao như bóng chuyển, các trò chơi dân gian như ném còn, đầy gậy, kéo co. Thu hút không chỉ đồng bào Dao nơi đây mà còn có sự tham gia, đến thăm của nhiều du khách thập phương. Ông Cù Xuân Ngọc - Người dân xã Khai Trung chia sẻ: “Tôi nhớ cách đây gần 40 năm, lúc đó tôi khoảng 9 tuổi cũng được theo ông bà, bố mẹ đi chơi ở lễ hội Cầu mùa, tôi cũng may mắn được các già làng chọn làm 1 trong 6 “tiên đồng ngọc nữ” trong lễ cúng. Tôi thấy lễ hội bây giờ vẫn giữ nguyên được những nét đẹp mà ông cha để lại, chỉ khác là đã được cắt bỏ những thủ tục rườm rà, tốn kém.”
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam./
1004 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên xuất hiện từ lâu, trở thành một nét đẹp truyền thống trong phong tục tập quán của đồng bào Dao nơi đây. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian lễ hội Cầu mùa đã có quãng thời gian dài bị lãng quên, từ năm 2015 xã Khai Trung đã khôi phục lại lễ hội. Xã Khai Trung cách thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên khoảng 18 km, với trên 180 hộ sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào người Dao đỏ với 169 hộ.
Cũng giống như các dân tộc khác, người Dao đỏ có nhiều phong tục tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của dân tộc mình, trong đó có lễ hội Cầu mùa vào dịp đầu năm mới. Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian đã bị mai một nhưng những năm gần đây lễ Cầu mùa đã được khôi phục lại và thường được tổ chức vào mùng 3, mùng 4 tết âm lịch để cầu cho mọi người trong làng luôn khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, người dân phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết.
Để tổ chức lễ hội Cầu mùa mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như gạo, rượu trắng, lợn, gà, tất cả các sản vật phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó tập trung tại ngôi đình trong thôn để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng là những người đã được cấp sắc và thầy cúng sẽ phụ trách việc thờ cúng, phụ nữ thì nấu ăn, thanh niên trai tráng thì giết lợn, mổ gà. Ông Phùng Văn Doanh - Phó Chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: “Trước đó UBND xã đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảm lễ hội được diễn ra an toàn, tiết kiệm.”
Trước khi tiến hành làm lễ ở Đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến Đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh.
Song song với việc các thầy cúng làm lễ cúng tại Đình làng thì phần hội cũng được tổ chức để bà con dân làng trong thôn, bản vui chơi với các trò chơi thể thao như bóng chuyển, các trò chơi dân gian như ném còn, đầy gậy, kéo co. Thu hút không chỉ đồng bào Dao nơi đây mà còn có sự tham gia, đến thăm của nhiều du khách thập phương. Ông Cù Xuân Ngọc - Người dân xã Khai Trung chia sẻ: “Tôi nhớ cách đây gần 40 năm, lúc đó tôi khoảng 9 tuổi cũng được theo ông bà, bố mẹ đi chơi ở lễ hội Cầu mùa, tôi cũng may mắn được các già làng chọn làm 1 trong 6 “tiên đồng ngọc nữ” trong lễ cúng. Tôi thấy lễ hội bây giờ vẫn giữ nguyên được những nét đẹp mà ông cha để lại, chỉ khác là đã được cắt bỏ những thủ tục rườm rà, tốn kém.”
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam./