CTTĐT - Trong tháng 6/2018, có nhiều chính sách quan trọng bắt đầu có hiệu lực thi hành như: chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn; bảo hiểm nông nghiệp; về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân; quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; quy định chi tiết một số Điều về kinh doanh dược của Luật Dược...
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
1. Nhiều chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề.
Nội dung hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên hỗ trợ làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2018.
2. Hỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo
Theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ gồm: Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau; Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm; Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ gồm: Rủi ro thiên tai và rủi ro dịch bệnh được quy định chi tiết tại Nghị định.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/06/2018
3. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông
Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính gồm: 1- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa; 2- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật; 3- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.
4. Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân
Theo Thông tư 01/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân do tòa án nhân dân tối cao ban hành, đối tượng thi đua tại Thông tư này là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau đây: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án; Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Các Tòa án nhân dân cấp huyện; Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị tại quy định nêu trên.
Thông tư này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/6/2018.
5. Quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT của Bộ TT&TT quy định việc xây dựng cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến phải theo nguyên tắc chung là lấy người sử dụng làm trung tâm: Những giấy tờ, thông tin liên quan đến người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thì vẫn chính những giấy tờ, thông tin đó, nếu còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho cơ quan thuộc, trực thuộc khác của bộ, tỉnh đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 và thay thế cho Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
6. Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được xác định theo 04 tiêu chí bao gồm: Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ đạt ít nhất 60% tổng doanh thu thuần hàng năm; Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp; tổng chi cho hoạt động nghiên cứu đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ đại học trở lên trực tiếp nghiên cứu đạt ít nhất 2,5%; Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Cũng theo Quyết định này, Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi Giấy chứng nhận này hết hiệu lực 45 ngày, doanh nghiệp lập hồ sơ đề đề nghị cấp lại.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05/6/2018.
7. Quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Theo Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành. Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan trực thuộc bộ, ngành tổng hợp số liệu thuộc lĩnh vực bộ, ngành được giao quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Đơn vị nhận báo cáo là Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/06/2018
8. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Trong đó, bổ sung quy định thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể, phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cùng một cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 1 lần trong thời hạn 30 ngày. Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất hoặc tái nhập cuối cùng.
Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì thủ tục như sau: Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải; cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu, ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định; ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.
Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
Phương tiện vận tải quá cảnh khi nhập cảnh, xuất cảnh thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Nghị định này; phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, khi tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Nghị định có hiệu lực từ 5/6/2018.
9. Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong dự án PPP
Chính phủ ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghị định này quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Cụ thể, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết.
Ðối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư. Ðối với dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Ðối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu...
Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức PPP, có hiệu lực thi hành từ ngày 19-6-2018.
10. Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản phạt đến 200 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thủy sản, bao gồm: các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn; mua bán thức ăn; nhập khẩu thức ăn; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 22-6-2018.
11. Tên thuốc không được mang tính chất quảng cáo
Theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/6/2018, tên thương mại của thuốc ghi trên nhãn thuốc phải đảm bảo: Không có tính chất quảng cáo; Không gây hiểu lầm về thành phần, xuất xứ thuốc; Không gây hiểu lầm hoặc mang tính chất mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc và một số lưu ý khác.
12. Không hạn chế công chức tham gia giới thiệu thuốc
Đây là quy định mới tại Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành ngày 12/4/2018.
Theo đó, thay đổi quy định về điều kiện của người được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc”, cụ thể: không còn hạn chế công chức, viên chức tham gia giới thiệu thuốc.
Người giới thiệu thuốc phải đáp ứng các yêu cầu có trình độ cao đẳng chuyên ngành y, dược trở lên (theo quy định hiện hành chỉ cần trình độ trung cấp trở lên); được cơ sở kinh doanh dược tuyển dụng và huấn luyện, đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động giới thiệu thuốc và văn bản quy phạm pháp luật về dược.
Thông tư 07/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành ngày 1/6/2018.
2064 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong tháng 6/2018, có nhiều chính sách quan trọng bắt đầu có hiệu lực thi hành như: chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn; bảo hiểm nông nghiệp; về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân; quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; quy định chi tiết một số Điều về kinh doanh dược của Luật Dược...1. Nhiều chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề.
Nội dung hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên hỗ trợ làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2018.
2. Hỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo
Theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ gồm: Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau; Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm; Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ gồm: Rủi ro thiên tai và rủi ro dịch bệnh được quy định chi tiết tại Nghị định.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/06/2018
3. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông
Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính gồm: 1- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa; 2- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật; 3- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.
4. Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân
Theo Thông tư 01/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân do tòa án nhân dân tối cao ban hành, đối tượng thi đua tại Thông tư này là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự, thử việc) làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau đây: Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án; Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Các Tòa án nhân dân cấp huyện; Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị tại quy định nêu trên.
Thông tư này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/6/2018.
5. Quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT của Bộ TT&TT quy định việc xây dựng cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến phải theo nguyên tắc chung là lấy người sử dụng làm trung tâm: Những giấy tờ, thông tin liên quan đến người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thì vẫn chính những giấy tờ, thông tin đó, nếu còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho cơ quan thuộc, trực thuộc khác của bộ, tỉnh đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 và thay thế cho Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
6. Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được xác định theo 04 tiêu chí bao gồm: Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ đạt ít nhất 60% tổng doanh thu thuần hàng năm; Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp; tổng chi cho hoạt động nghiên cứu đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ đại học trở lên trực tiếp nghiên cứu đạt ít nhất 2,5%; Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Cũng theo Quyết định này, Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày cấp. Trước khi Giấy chứng nhận này hết hiệu lực 45 ngày, doanh nghiệp lập hồ sơ đề đề nghị cấp lại.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05/6/2018.
7. Quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Theo Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành. Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan trực thuộc bộ, ngành tổng hợp số liệu thuộc lĩnh vực bộ, ngành được giao quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Đơn vị nhận báo cáo là Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/06/2018
8. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Trong đó, bổ sung quy định thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể, phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cùng một cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 1 lần trong thời hạn 30 ngày. Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất hoặc tái nhập cuối cùng.
Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì thủ tục như sau: Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải; cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu, ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định; ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.
Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
Phương tiện vận tải quá cảnh khi nhập cảnh, xuất cảnh thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Nghị định này; phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, khi tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Nghị định có hiệu lực từ 5/6/2018.
9. Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong dự án PPP
Chính phủ ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghị định này quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Cụ thể, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết.
Ðối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư. Ðối với dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Ðối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu...
Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức PPP, có hiệu lực thi hành từ ngày 19-6-2018.
10. Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản phạt đến 200 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thủy sản, bao gồm: các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn; mua bán thức ăn; nhập khẩu thức ăn; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 22-6-2018.
11. Tên thuốc không được mang tính chất quảng cáo
Theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/6/2018, tên thương mại của thuốc ghi trên nhãn thuốc phải đảm bảo: Không có tính chất quảng cáo; Không gây hiểu lầm về thành phần, xuất xứ thuốc; Không gây hiểu lầm hoặc mang tính chất mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc và một số lưu ý khác.
12. Không hạn chế công chức tham gia giới thiệu thuốc
Đây là quy định mới tại Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành ngày 12/4/2018.
Theo đó, thay đổi quy định về điều kiện của người được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc”, cụ thể: không còn hạn chế công chức, viên chức tham gia giới thiệu thuốc.
Người giới thiệu thuốc phải đáp ứng các yêu cầu có trình độ cao đẳng chuyên ngành y, dược trở lên (theo quy định hiện hành chỉ cần trình độ trung cấp trở lên); được cơ sở kinh doanh dược tuyển dụng và huấn luyện, đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động giới thiệu thuốc và văn bản quy phạm pháp luật về dược.
Thông tư 07/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành ngày 1/6/2018.