CTTĐT - Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã tạo điều kiện cho việc phát triển mở rộng diện tích một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở Trấn Yên, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng nâng cao giá trị sản xuất.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên tham gia Lễ ra quân trồng dâu tằm ở xã Hòa Cuông
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên đã tổ chức thực hiện Đề án gắn với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng tâm, tập trung đẩy mạnh phát triển bền vững các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; sản xuất theo chuỗi, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông nghiệp, huyện Trấn Yên đã tập trung phát triển kinh tế theo vùng gồm: Vùng phía Bắc các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành tập trung trồng dâu nuôi tằm, sản xuất lúa chất lượng cao, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng tả ngạn sông Hồng phát triển mạnh về nguyên liệu quế tại các xã: Y Can, Quy Mông, Kiên Thành và trồng tre măng Bát Độ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi đại gia súc. Vùng hạ huyện, tập trung trồng chè chất lượng cao, nuôi thủy sản, đặc biệt là chuyển ruộng 1 vụ sang nuôi thủy sản tại các xã: Minh Quân, Vân Hội, Việt Cường... Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Cùng với phân vùng, xác định cây trồng chủ lực, huyện Trấn Yên chỉ đạo tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chủ lực. Đến nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng chuyên canh như: vùng tre măng Bát độ gần 2.500 ha, quế gần 14.000 ha, trồng dâu nuôi tằm trên 250 ha; bước đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi 600 ha tại các xã phía Tây của huyện.
Lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa; phát triển các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn; đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và giá trị các sản phẩm. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 362 cơ sở chăn nuôi hàng hóa chủ yếu là nuôi trâu, bò, lợn, gà. Đặc biệt, chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm được gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đã làm thay đổi nhận thức, tư duy của nhân dân trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16 tổ hợp tác với tổng số gần 250 thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản như: trồng, khác thác và chế biến chè, quế keo, măng Bát Độ, hoa, cây cảnh, nuôi cá. Ngoài ra, đã thành lập được 19 hợp tác xã (HTX), trong đó có 6 HTX trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; 9 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các HTX hoạt động tín dụng, thương mại. Ông Đặng Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: Được giúp sức bởi Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ diện tích 1,5 ha trồng quế hữu cơ ban đầu, tháng 4/2017, Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex đã liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh thành lập HTX Quế hồi Việt Nam với 22 thành viên, 90 ha quế, sản lượng thu mua từ 40 - 50 tấn quế/tháng. HTX đã xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với giá trị kinh tế cao; cung cấp cây quế giống và các dịch vụ có chất lượng cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
Người dân xã Hưng Thịnh trồng cây ăn quả.
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phấn đấu mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ để đến năm 2020 có vùng nguyên liệu trên 3.700 ha; Trồng mới và trồng thay thế diện tích quế khoảng 1.000 ha, để đến năm 2020 duy trì diện tích quế 15.000 ha; xây dựng vùng sản xuất quế hữu cơ tại xã Đào Thịnh, Tân Đồng, Việt Thành; liên kết sản xuất quế theo chuỗi giá trị giữa các hộ trồng quế với HTX Quế Hồi Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm quế và thu nhập cho người trồng quế.
Nâng cao chất lượng vùng dâu và nuôi tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp; tiếp tục phát triển diện tích cây dâu 100 ha tập trung tại các xã Đào Thịnh, Hòa Cuông, Y Can, Nga Quán để đến năm 2020 có vùng trồng dâu nuôi tằm diện tích trên 350 ha; xây dựng được 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành; duy trì việc liên kết sản xuất các tổ sản xuất, nhóm hộ trong trồng dâu nuôi tằm; thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
Cây ăn quả đang ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế tại một số xã trong huyện. Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo huyện Trấn Yên định hướng tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trọng tâm là vùng cây ăn quả có múi; trồng mới 200 ha cam, quýt, bưởi tại các xã Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Y Can, Minh Tiến, Việt Thành, Đào Thịnh, Vân Hội, Việt Cường để đến năm 2020 có vùng cây ăn quả có múi quy mô trên 700 ha. Trong chăn nuôi huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục duy trì mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, tập trung phát triển mô hình mới ở các xã Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Tân Đồng, Việt Hồng, Việt Cường.
Đối với chăn nuôi lợn không phát triển tăng thêm thêm trang trại nuôi lợn thịt và lợn nái hậu bị theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp thông qua hình thức liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung quy mô hộ gia đình chuyển sang hình thức chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất.
Với những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên phấn đấu tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, từng bước hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững/.
1199 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã tạo điều kiện cho việc phát triển mở rộng diện tích một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở Trấn Yên, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng nâng cao giá trị sản xuất. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên đã tổ chức thực hiện Đề án gắn với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng tâm, tập trung đẩy mạnh phát triển bền vững các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; sản xuất theo chuỗi, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông nghiệp, huyện Trấn Yên đã tập trung phát triển kinh tế theo vùng gồm: Vùng phía Bắc các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành tập trung trồng dâu nuôi tằm, sản xuất lúa chất lượng cao, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng tả ngạn sông Hồng phát triển mạnh về nguyên liệu quế tại các xã: Y Can, Quy Mông, Kiên Thành và trồng tre măng Bát Độ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi đại gia súc. Vùng hạ huyện, tập trung trồng chè chất lượng cao, nuôi thủy sản, đặc biệt là chuyển ruộng 1 vụ sang nuôi thủy sản tại các xã: Minh Quân, Vân Hội, Việt Cường... Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Cùng với phân vùng, xác định cây trồng chủ lực, huyện Trấn Yên chỉ đạo tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chủ lực. Đến nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng chuyên canh như: vùng tre măng Bát độ gần 2.500 ha, quế gần 14.000 ha, trồng dâu nuôi tằm trên 250 ha; bước đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi 600 ha tại các xã phía Tây của huyện.
Lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa; phát triển các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn; đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và giá trị các sản phẩm. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 362 cơ sở chăn nuôi hàng hóa chủ yếu là nuôi trâu, bò, lợn, gà. Đặc biệt, chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm được gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đã làm thay đổi nhận thức, tư duy của nhân dân trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16 tổ hợp tác với tổng số gần 250 thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản như: trồng, khác thác và chế biến chè, quế keo, măng Bát Độ, hoa, cây cảnh, nuôi cá. Ngoài ra, đã thành lập được 19 hợp tác xã (HTX), trong đó có 6 HTX trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; 9 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các HTX hoạt động tín dụng, thương mại. Ông Đặng Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: Được giúp sức bởi Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ diện tích 1,5 ha trồng quế hữu cơ ban đầu, tháng 4/2017, Công ty Quế hồi Việt Nam - Vina Samex đã liên kết các hộ dân trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh thành lập HTX Quế hồi Việt Nam với 22 thành viên, 90 ha quế, sản lượng thu mua từ 40 - 50 tấn quế/tháng. HTX đã xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với giá trị kinh tế cao; cung cấp cây quế giống và các dịch vụ có chất lượng cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
Người dân xã Hưng Thịnh trồng cây ăn quả.
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phấn đấu mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ để đến năm 2020 có vùng nguyên liệu trên 3.700 ha; Trồng mới và trồng thay thế diện tích quế khoảng 1.000 ha, để đến năm 2020 duy trì diện tích quế 15.000 ha; xây dựng vùng sản xuất quế hữu cơ tại xã Đào Thịnh, Tân Đồng, Việt Thành; liên kết sản xuất quế theo chuỗi giá trị giữa các hộ trồng quế với HTX Quế Hồi Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm quế và thu nhập cho người trồng quế.
Nâng cao chất lượng vùng dâu và nuôi tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp; tiếp tục phát triển diện tích cây dâu 100 ha tập trung tại các xã Đào Thịnh, Hòa Cuông, Y Can, Nga Quán để đến năm 2020 có vùng trồng dâu nuôi tằm diện tích trên 350 ha; xây dựng được 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành; duy trì việc liên kết sản xuất các tổ sản xuất, nhóm hộ trong trồng dâu nuôi tằm; thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
Cây ăn quả đang ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế tại một số xã trong huyện. Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo huyện Trấn Yên định hướng tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trọng tâm là vùng cây ăn quả có múi; trồng mới 200 ha cam, quýt, bưởi tại các xã Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Y Can, Minh Tiến, Việt Thành, Đào Thịnh, Vân Hội, Việt Cường để đến năm 2020 có vùng cây ăn quả có múi quy mô trên 700 ha. Trong chăn nuôi huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục duy trì mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, tập trung phát triển mô hình mới ở các xã Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Tân Đồng, Việt Hồng, Việt Cường.
Đối với chăn nuôi lợn không phát triển tăng thêm thêm trang trại nuôi lợn thịt và lợn nái hậu bị theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp thông qua hình thức liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung quy mô hộ gia đình chuyển sang hình thức chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất.
Với những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, huyện Trấn Yên phấn đấu tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, từng bước hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững/.